Xạ đen giúp giải nhiệt ngày nắng nóng, hỗ trợ phòng ung thư

Thành phần của xạ đen có nhiều dược tính tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường sức đề kháng, giải nhiệt.

Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hội Đông Y Hà Nội, tư vấn:

Theo quan niệm Đông y, cây xạ đen có tính hàn, vị chát, giúp thanh nhiệt, giải độc, trị viêm gan, an thần, hỗ trợ ngủ ngon, hạ huyết áp. Dược liệu này rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng.

Trong y học hiện đại, xạ đen chứa các polyphenol, sesquiterpene, triterpene, hợp chất khác như flavonoid, quinon, tanin, axit amin… Các hợp chất có trong cây xạ đen như flavonoid, polyphenol, quinone… có tác dụng chống hình thành khối u, ức chế sự phát triển, hạn chế di căn, hỗ trợ phòng ngừa ung thư.

xa den giup giai nhiet ngay nang nong ho tro phong ung thu ea9 7158903
Cây xạ đen có nhiều chất giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ phòng ngừa ung thư. Ảnh: Thuocdantoc

Với những tác dụng trên, bạn hoàn toàn có thể dùng lá xạ đen làm nước trà hằng ngày. Khi uống xạ đen, bạn lưu ý chỉ dùng khoảng 70g khô/ngày. Lá cành tươi dùng dưới 200g/ngày. Người có bệnh mãn tính đi kèm, bệnh về tiêu hóa nên xin tư vấn của thầy thuốc chuyên môn, tránh tác dụng phụ từ loại đồ uống này.

Những ai không nên dùng xạ đen:

– Người huyết áp thấp: Xạ đen có tác dụng hạ huyết áp, vì vậy người huyết áp thấp không nên sử dụng xạ đen. Nếu bạn muốn dùng, khi nấu xạ đen có thể thêm vài lát gừng.

– Người có bệnh thận: Xạ đen tốt cho gan nhưng thận phải lọc thải nhiều. Người có bệnh thận mãn tính như suy thận, viêm cầu thận… không dùng dược liệu này.

– Phụ nữ mang thai, t.rẻ e.m dưới 1 t.uổi: Hiện nay chưa có khuyến cáo về cây xạ đen ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi hay không. Tuy nhiên, bạn không nên uống loại dược liệu này vì nhóm đối tượng nhạy cảm.

– Người bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa: Xạ đen tính hàn có thể làm nặng hơn tình trạng này.

Những thực phẩm không dùng với xạ đen như bia rượu, cà và măng muối chua. Nếu bạn đang sử dụng thuốc tây thời gian uống thuốc và xạ đen cách nhau 30 phút.

Cách dùng măng tre làm thuốc

Măng tre không chỉ là thực phẩm mà còn được sử dụng làm thuốc từ lâu đời, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, đau đầu, mất ngủ…

Đặc điểm và công dụng của măng tre

Măng tre là chồi non của một số cây thuộc họ tre (Bambusaceae). Chỉ dùng măng cây tre già hay tre mỡ. Măng tre hình nón, phủ bởi những vòng nang cứng, đầu xẻ thành tua ngắn. Người ta thu hoạch măng tre vào mùa Xuân khi chồi nhú khỏi mặt đất cao 15-20cm. Để làm thuốc, lột mo nang, rửa sạch, thường dùng tươi.

Theo Đông y, măng tre có vị ngọt, đắng nhẹ, tính mát bình; có tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, hoạt huyết, khu phong; chủ trị các chứng ho nhiệt nhiều đờm, cảm mạo phong hàn, cửu lỵ (đi lỵ lâu ngày), thoát giang (lòi rom, sa trực tràng), sởi không mọc, giải rượu.

cach dung mang tre lam thuoc 45c 7140132

Măng tre có tác dụng thanh nhiệt, giảm ho

Một số bài thuốc từ măng tre

– Giúp hạ huyết áp, an thần, giảm đau đầu, mặt đỏ, phiền khát: Măng tre 300g, luộc ăn hàng ngày. Hoặc có thể dùng búp tre 60g, hạ khô thảo 24g, hoa hòe 12g, sắc uống.

– Chữa ho do phế nhiệt (phổi nóng): Măng tre 300g, phổi lợn 500g; cho vào nấu chín, chia ăn trong ngày.

– Trị mất ngủ, bồn chồn, ngủ không ngon: Măng tre 300g sắc kỹ lấy nước uống trước khi đi ngủ. Hoặc có thể dùng búp tre non, cỏ bấc đèn, mỗi vị 36g, sắc uống.

– Trẻ mới bị lên sởi, nốt sởi không mọc ra được hoặc mới bị thủy đậu, phát sốt, họng khô, miệng khát d ùng bài: Măng tre 200g, gừng tươi 5 lát, sắc nước uống. Hoặc nấu canh măng tươi với cá diếc cho trẻ ăn.

– Trị kiết lỵ lâu ngày, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, sa trực tràng: Măng tre tươi nấu với gạo tẻ thành cháo ăn.

– Phụ nữ sau sinh lòng bàn chân bàn tay nóng, bồn chồn dùng bài : Búp tre tươi, trúc nhự tươi, mỗi vị 36g; sắc nước uống.

cach dung mang tre lam thuoc 3ff 7140132

Măng tre hỗ trợ điều trị đau đầu, mất ngủ, tăng huyết áp.

Lưu ý khi sử dụng măng tre

Người tỳ vị hư hàn hoặc đang dưỡng bệnh không nên dùng măng tre.

Trong măng có nhiều calcium oxalate khó tan, nên những người bị viêm thận, sỏi tiết niệu khi sử dụng phải hết sức thận trọng.

Trong măng tươi có một một hoạt chất cyanogenic glycoside có thể gây ngộ độc, Chất cyanogenic glycoside cũng có trong củ sắn tươi. Nếu không luộc chín, cyanogenic glycoside sẽ chuyển hóa thành hydrogen cyanide và có thể dẫn tới ngộ độc.

Cách phòng ngộ độc măng tươi, tương tự như phòng ngừa ngộ độc sắn tươi: Cần ngâm nước kỹ và luộc chín.

Nếu bị ngộ độc, sau khi ăn măng với một số biểu hiện như nhức đầu, lợm giọng, buồn nôn, đau đầu… Trường hợp ngộ độc măng tre nhẹ, có thể dùng rau muống hoặc rau má rửa sạch, giã nát lọc lấy nước uống. Ngoài ra còn có thể dùng rễ cỏ tranh hoặc râu ngô sắc nước uống.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *