TP.HCM: 82 học sinh nghỉ học không phải do ngộ độc thực phẩm

Sở Y tế TP.HCM khẳng định, thông tin ‘Học sinh ở quận 4 và TP Thủ Đức nghi bị ngộ độc, có trường cùng lúc 82 học sinh nghỉ học’ chỉ là sự trùng hợp, không liên quan tới ngộ độc thực phẩm.

Ngày 7/5, Sở Y tế TP.HCM đã thông tin về vụ việc liên quan đến 2 học sinh phải nhập viện nghi bị ngộ độc thực phẩm, có trường cùng lúc 82 học sinh nghỉ học.

Theo Sở Y tế, sau khi nắm thông tin học sinh trường Tiểu học Linh Chiểu, TP Thủ Đức và Đặng Trần Côn, quận 4 nghi bị ngộ độc đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2, có trường cùng lúc 82 học sinh nghỉ học.

Sở đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) phối hợp với các trung tâm y tế địa phương tiến hành làm rõ thông tin, điều tra dịch tễ và đ.ánh giá nguy cơ tại cộng đồng.

Tổ công tác ghi nhận, cả 2 trẻ nhập viện đều là học sinh tiểu học. Điều tra tại cả 2 trường học không ghi nhận dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm tập thể, bữa trưa bán trú của 2 trường được cung cấp bởi 2 công ty khác nhau.

Về việc ngày 4/5, trường tiểu học Linh Chiểu (TP Thủ Đức) ghi nhận có 82 trẻ nghỉ học, qua báo cáo của nhà trường, nguyên nhân nghỉ học của hơn 50 trẻ là với lý do không liên quan đến sức khỏe (như đi thi tiếng Anh, đi du lịch cùng gia đình, do việc nhà…), số còn lại nghỉ học vì các lý do thông thường như ho, cảm, mệt (không có triệu chứng rối loạn tiêu hóa)…

tphcm 82 hoc sinh nghi hoc khong phai do ngo doc thuc pham ab0 7158014

B.é t.rai sinh năm 2015 (quận 4) đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 nghi do ngộ độc sau ăn mỳ Ý. Ảnh: BVCC.

Theo nhà trường, 82 học sinh nghỉ học trong ngày 4/5 cũng tương đương số trường hợp nghỉ học trung bình hàng ngày của trường.

Ngoài 2 học sinh nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng 2, nhà trường khẳng định không ghi nhận thêm học sinh nào đi khám bệnh hoặc nhập viện vì n.hiễm t.rùng tiêu hóa.

Trước đó, ngày 4/5, Bệnh viện Nhi đồng 2 đã tiếp nhận 2 trường hợp có triệu chứng đường tiêu hóa. Trường hợp thứ nhất là một b.é t.rai 9 t.uổi, học trường tiểu học Đặng Trần Côn (quận 4), nhập viện với chẩn đoán n.hiễm t.rùng đường ruột do vi khuẩn, viêm họng cấp.

Trường hợp thứ hai là một b.é g.ái 11 t.uổi, học sinh trường tiểu học Linh Chiểu (TP Thủ Đức), nhập viện với chẩn đoán ói cấp, theo dõi viêm dạ dày ruột, theo dõi ngộ độc thực phẩm.

Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo, tình hình thời tiết nắng nóng hiện nay là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, nguy cơ n.hiễm t.rùng đường tiêu hóa do ngộ độc thực phẩm tăng cao, không chỉ từ các bữa ăn tập thể mà còn ở từng gia đình.

Do đó, người dân cần thực hiện nghiêm các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt trong kỳ nghỉ hè sắp tới, các bậc phụ h uynh cần quan tâm hướng dẫn cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh, không tự ý mua và sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì: Đồng Nai họp khẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm

Sau vụ 500 người ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì ở TP.Long Khánh, chiều 7.5, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai tổ chức cuộc họp khẩn với các địa phương bàn công tác quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ trên địa bàn.

Cuộc họp được diễn ra sau khi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai xảy ra vụ hơn 500 người bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì của tiệm bánh mì Cô Băng tại P.Xuân Bình, TP.Long Khánh.

Khoảng 20% cơ sở kinh doanh bánh mì có giấy phép

Bác sĩ Trịnh Bửu Lễ, Giám đốc Trung tâm y tế TP.Long Khánh cho biết, toàn thành phố hiện có 132 cơ sở kinh doanh bánh mì thì chỉ khoảng 20% cơ sở có giấy phép kinh doanh, còn lại không có giấy phép kinh doanh. Vào tháng 6.2021, trên địa bàn xảy ra 1 vụ ngộ độc bánh mì với khoảng 250 người phải nhập viện. Tuy nhiên, các bệnh nhân bị ngộ độc nhẹ, không nguy hiểm. Sau khi xảy ra sự cố, chủ cơ sở đã chi khoảng 2 tỉ đồng để khắc phục hậu quả.

“Còn vụ ngộ độc bánh mì mới đây, chủ tiệm bánh mì Cô Băng đã liên hệ với các bệnh viện để thanh toán t.iền viện phí cho các bệnh nhân”, bác sĩ Trịnh Bửu Lễ thông tin.

vu ngo doc sau khi an banh mi dong nai hop khan ve an toan ve sinh thuc pham fbb 7157828

Cơ quan chức năng kiểm tra tiệm bánh mì Cô Băng vào chiều ngày 3.5. Ảnh GIA KHÁNH

Cũng theo bác sĩ Lễ, vàonăm 2023, P.Xuân Bình có tổ chức tập huấn kiến thức cho các hộ kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, chủ tiệm bánh mì Cô Băng cũng tham dự nhưng không hiểu sao không được cấp giấy tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm.

Sau sự cố xảy ra vụ ngộ độc, trong 4 – 5 ngày qua, các phường, xã trên địa bàn TP.Long Khánh đang tăng cường thanh, kiểm tra các cơ sở thức ăn đường phố trên địa bàn.

Khó xử phạt hành chính

Tại cuộc họp, đại diện các huyện, thành phố nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong việc quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố. Trong đó, qua kiểm tra, lực lượng chức năng, nhất là ở cấp xã chủ yếu là nhắc nhở chứ không phạt vi phạm hành chính.

Trong khi đó, theo báo cáo của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Đồng Nai, trong 4 tháng đầu năm 2024, ngành y tế thực hiện thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất hơn 4.100 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống trên địa bàn.

vu ngo doc sau khi an banh mi dong nai hop khan ve an toan ve sinh thuc pham 0a4 7157828

Bà Võ Thị Ngọc Lắm, Phó giám đốc Sở Y tế Đồng Nai chủ trì cuộc họp. Ảnh C.T.V

Kết quả, có gần 4.000 cơ sở đạt, đủ điều kiện về an toàn thực phẩm, 18 cơ sở vi phạm bị xử phạt số t.iền hơn 196 triệu đồng. Các lỗi vi phạm chủ yếu là: không thực hiện quy định của pháp luật về chế độ kiểm thực 3 bước, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết hiệu lực…

Theo nội dung tại cuộc họp, UBND TP.Long Khánh cũng đã chuyển vụ việc liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn cho Cơ quan CSĐT Công an TP.Long Khánh để tiếp tục điều tra làm rõ.

Chủ trì cuộc họp, bà Võ Thị Ngọc Lắm, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, đã đề nghị cần tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị trong công tác quản lý; cán bộ cấp xã phụ trách địa bàn cần tham mưu cấp huyện khi phát hiện cơ sở vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm để xử lý kịp thời, nhằm ngăn chặn những sự cố đáng tiếc xảy ra đối với công tác quản lý vệ sinh.

Ngộ độc do nhiễm vi khuẩn Salmonella và E.coli

Chiều tối 7.5, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai phát đi thông cáo báo chí về vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì trên địa bàn TP.Long Khánh

Theo thông cáo, tính đến 16 giờ 30 ngày 7.5 (ngày thứ 7 sau khi ghi nhận trường hợp đầu tiên ngộ độc thực phẩm đầu tiên – PV) có 547 trường hợp nhập viện. Trong đó, 466 trường hợp xuất viện, 81 trường hợp được theo dõi, điều trị tại bệnh viện. Ca bệnh tiên lượng rất nặng đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp tục có tiến triển tốt, sinh hiệu ổn định, hết sốt, dự kiến cai máy thở trong 1 – 2 ngày tới; các trường hợp nặng khác sức khỏe đã ổn định.

vu ngo doc sau khi an banh mi dong nai hop khan ve an toan ve sinh thuc pham 1e4 7157828

Vụ ngộ độc bánh mì ở TP.Long Khánh được xác định có liên quan đến vi khuẩn Salmonella. Ảnh GIA KHÁNH

Kết quả xét nghiệm bằng phương pháp PCR và cấy phân tìm tác nhân gây ngộ độc trên 29 mẫu bệnh phẩm do các bệnh viện và Viện Y tế công cộng TP.HCM thực hiện ghi nhận: 16/29 mẫu dương tính đồng thời với 2 chủng vi khuẩn Salmonella và E.coli; 9/29 mẫu dương tính với vi khuẩn E.coli. Kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm lấy tại cơ sở bánh mì Cô Băng khi vụ ngộ độc xảy ra do Viện Y tế công cộng TP.HCM thực hiện, ghi nhận: 4/8 mẫu thực phẩm như: patê, thịt heo đã qua chế biến, chả lụa, dưa muối chua, có kết quả phát hiện vi khuẩn Salmonella.

Qua phân tích các kết quả xét nghiệm trên có thể kết luận nguyên nhân ra vụ gây ngộ độc thực phẩm có liên quan đến vi khuẩn Salmonella.

Salmonella là loại vi khuẩn gây ra bệnh tiêu chảy, thường xuất hiện qua đường ăn uống. Khi xâm nhập vào cơ thể, Salmonella sinh ra độc tố làm tổn thương niêm mạc ruột, dẫn đến các triệu chứng như: đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy…

Theo Tổ chức Y tế thế giới, ngộ độc Salmonella có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: mất nước nặng, suy đa cơ quan, thậm chí t.ử v.ong. Đặc biệt, t.rẻ e.m và người già là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng nặng nề bởi ngộ độc Salmonella do hệ miễn dịch của họ còn yếu.

Vi khuẩn Salmonella thường có trong thịt gia súc, gia cầm sống hoặc chưa được nấu chín. Ngoài ra, vi khuẩn này cũng có thể lây nhiễm qua rau củ quả chưa được rửa sạch hoặc sữa chưa được tiệt trùng.

Để phòng ngừa ngộ độc Salmonella, người dân cần lưu ý ăn chín, uống chín, đặc biệt là thịt gia súc, gia cầm, trứng và hải sản; rửa sạch tay trước khi chế biến và ăn uống; rửa sạch rau củ quả trước khi ăn; bảo quản thực phẩm đúng cách.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *