Nhận biết cách phòng, chữa bệnh mùa hè theo đông y

Ông Phạm Ngọc Thuần, Chủ tịch Hội Đông y tỉnh cho biết: Mùa xuân vừa qua mưa nhiều, ẩm thấp kéo dài, phong ôn kèm thấp lưu trú trong người; do mùa hè năm nay khả năng nắng nóng kéo dài hơn các năm trước, phong thấp nhiệt nung nấu có thời cơ phát tác, con người dễ phát sinh các bệnh, như: sởi, tiết tả, say nắng, say nóng (trúng thử).

Cụ thể, sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua đường hô hấp. Sởi thường hay xảy ra vào mùa đông xuân, lây lan ở những khu vực đông người, như: Nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư… dễ gây thành dịch. Các triệu chứng thường gặp: sốt, phát ban và kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu, như: ho, chảy mũi, đau mắt đỏ, nổi hạch, sưng đau khớp.

Nếu thấy trẻ mới phát ban nhẹ thì dùng các bài thuốc, vị thuốc thanh nhiệt, tiêu độc cho uống; tùy theo các thể bệnh để có bài thuốc phù hợp theo hướng dẫn của thầy thuốc và dùng sài đất, chè xanh, kim ngân, bồ công anh… đun nước tắm. Đồng thời, cách ly để không lây lan sang trẻ khác; không cho trẻ ra gió, nghịch nước. Nếu bệnh nặng toàn thân có nhiều ban chẩn, sốt cao, tinh thần không tỉnh táo thì phải đưa đến các bệnh viện để khám và điều trị, tuyệt đối không để trẻ điều trị tại nhà. Để phòng ngừa, cần: tiêm vắc-xin phòng sởi; giữ vệ sinh cho trẻ và môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát; tránh cho trẻ tiếp xúc với người đang nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh sởi.

nhan biet cach phong chua benh mua he theo dong y 451 7160915

Bác sỹ y học cổ truyền Trần Đức Việt (Hội Đông y tỉnh) bắt mạch khám bệnh, tư vấn cách phòng bệnh mùa hè cho người dân.

Đối với bệnh say nắng, say nóng (trúng thử), nguyên nhân là do ảnh hưởng của khí hậu nắng nóng mùa hè hoặc hoạt động lâu trong vùng nóng kết hợp với độ ẩm cao, đặc biệt là sự thay đổi thời tiết của bốn mùa gây ra ôn độ trái thường.

Bệnh phát chủ yếu về mùa hè. Khi nhiệt độ và độ ẩm bên ngoài đều cao liên tục, cơ thể khó thải nhiệt mà mồ hôi lại bị ra nhiều, tấu lý không đóng kín làm cho tân dịch của tạng phủ cơ thể bị hao kiệt, tổn thương nghiêm trọng đến âm dịch mà gây ra bệnh. Biểu hiện lâm sàng: Nếu nhẹ gọi là thương thử; nặng gọi là trúng thử.

Triệu chứng đối với trường hợp nhẹ, bệnh nhân thấy đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tức ngực, lợm giọng, buồn nôn, khát nước, da nóng, không có mồ hôi, toàn thân mệt mỏi rã rời hoặc có biểu hiện bồn chồn, vật vã; nặng thì ngoài các triệu chứng trên còn có thêm sắc mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi, chân lạnh, thậm chí xuất hiện hôn mê bất tỉnh, co giật tứ chi. Cách xử trí, trường hợp nhẹ, di chuyển người bệnh vào chỗ râm mát, thoáng gió, hạn chế tập trung đông người, cởi bỏ bớt quần áo và nới rộng thắt lưng, áo ngực, chườm nước mát ở trán, hõm nách… Trường hợp nặng, người bệnh bất tỉnh thì lập tức dùng ngón tay cái bấm mạnh vào huyệt nhân trung (vị trí huyệt nằm ở vùng môi trên, chính giữa của vùng rãnh lõm nối liền sống mũi và môi), bấm thêm huyệt thập tuyên (ở đỉnh cao nhất giữa 10 đầu ngón tay.

Bài thuốc chữa chứng say nắng, say nóng, gồm bột sắn dây hòa vào nước đun sôi để nguội, thêm một ít đường uống 2 lần/ngày; hoặc nước mía tươi uống 2 lần/ngày; hoặc rau má, trúc diệp (lá tre), hương nhu tía mỗi thứ một nắm, cát căn (củ sắn dây) 15g, cúc hoa 12g sắc uống ngày một thang, uống ba thang. Chú ý dù người bệnh đã tỉnh hẳn vẫn không nên cho trở lại làm việc trong điều kiện nắng nóng, mà phải được nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục sức khỏe.

Cách phòng bệnh cần tập thể dục, thể thao để rèn luyện thân thể nâng cao sức khỏe; hạn chế đi ra ngoài trời hoặc làm việc dưới trời nắng nóng. Sử dụng một số loại nước uống thanh nhiệt, như: Trà xanh, nhân trần, cúc hoa, đậu đen sao, mướp đắng, rau diếp cá, lá sen, dưa hấu… ; đồ ăn mát, như chè bột sắn dây, chè đậu xanh hạt sen, chè đậu đen, cháo đậu xanh, cháo đậu đen, gạo lứt, bí đao, rau má, rau sam, ngó sen, canh mướp đắng nấu với thịt lợn…

Đối với bệnh tiết tả (gọi tắt là tiết hoặc tả), triệu chứng: đại tiện đi lỏng, thậm chí đi như nước, đi nhiều lần trong ngày. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là các tà phong, hàn, thấp, thử, nhiệt xâm phạm tràng vị hoặc ăn no, uống quá nhiều (bạo thực, bạo ẩm), ăn nhiều mỡ béo, ăn nhiều đồ sống lạnh, ăn nhầm phải những đồ ăn không vệ sinh sạch sẽ làm tổn thương tỳ vị… Bệnh chia làm hai thể chính, gồm: Tiết tả cấp tính, bệnh phát sinh rất gấp, rất nhanh, thời gian gây bệnh tương đối ngắn. Tiết tả mạn tính, thời gian mắc bệnh kéo dài.

Chứng tiết tả cấp tính do ngoại nhân thường gặp nhiều và ở đối tượng trẻ nhỏ; thời điểm thường xuất hiện vào xuân, hè khí hậu ẩm ướt thất thường. Để phòng bệnh, mỗi người cần thường xuyên giữ gìn sức khỏe, ăn chín uống sôi; vệ sinh cá nhân, nhất là vệ sinh cho t.rẻ e.m; vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh. Duy trì chế độ dinh dưỡng cho t.rẻ e.m có đủ sức để chống đỡ với thời tiết, khí hậu. Nếu bị bệnh cần được điều trị theo hướng dẫn, bài thuốc của các thầy thuốc, hoặc đến cơ sở y tế để được thăm khám, chữa trị kịp thời. Với các thầy thuốc, cần nắm bắt kịp thời, dự báo diễn biến bệnh tật phát sinh theo mùa để hướng dẫn cho nhân dân cách phòng, chống bệnh và chủ động chuẩn bị cơ số thuốc đầy đủ để chữa trị kịp thời, không để chuyển thành dịch ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của nhân dân.

Mẹo chống say nắng khi nhiệt độ tăng cao

Say nắng, say nóng thường xảy ra vào những ngày nắng nóng cao điểm, nhiệt độ tăng cao đột ngột.

meo chong say nang khi nhiet do tang cao 14e 7157209

Mùa hè thường xuyên mang đến cảm giác nóng bức và khó chịu. (Ảnh: ITN)

Mùa hè là khoảng thời gian lý tưởng cho các hoạt động ngoài trời: đi bộ đường dài, câu cá, chèo thuyền và các bộ môn thể thao giải trí thú vị nhằm thúc đẩy tình yêu của con người với thiên nhiên, rất tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần.

Nhưng mùa hè cũng thường xuyên mang đến cảm giác nóng bức và khó chịu, làm việc hoặc vui chơi dưới trời nắng nóng khiến chúng ta có nguy cơ bị sốc nhiệt, thậm chí đe dọa tính mạng.

Dấu hiệu phổ biến khi bị say nắng

Theo giới chuyên gia, khi bạn chuẩn bị cho những hoạt động ngoài trời, hãy nhớ thực hiện các biện pháp phòng tránh để ngăn ngừa thương tích do nhiệt.

Đôi khi mọi người bị cuốn vào những trò vui ở ngoài trời mà không nhận ra những dấu hiệu bất thường bên trong cơ thể. Nếu tình trạng đạt đến mức say nắng thì cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Kiệt sức do nhiệt thường xảy ra trước say nắng. Các dấu hiệu kiệt sức do nhiệt bao gồm da mát, ẩm, nổi da gà khi trời nóng, đổ mồ hôi nhiều, ngất xỉu, chóng mặt, mệt mỏi, mạch nhanh, nhức đầu và buồn nôn.

Nếu không được điều trị kịp thời, kiệt sức vì nóng có thể dẫn đến say nắng, một tình trạng đe dọa tính mạng.

Biện pháp phòng ngừa say nắng

meo chong say nang khi nhiet do tang cao 31e 7157209

Kiệt sức do nhiệt thường xảy ra trước say nắng. (Ảnh: ITN)

Say nắng xảy ra khi cơ thể đạt nhiệt độ từ 104 độ trở lên và các triệu chứng có thể bao gồm nhầm lẫn, thay đổi giọng nói, buồn nôn hoặc nôn, thở nhanh, nhịp tim đ.ập nhanh cùng các triệu chứng khác.

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh hiện tượng kiệt sức vì nóng và say nắng bằng những giải pháp dưới đây:

– Mặc quần áo rộng rãi, nhẹ nhàng.

– Mặc quá nhiều quần áo hoặc quần áo bó sát sẽ không giúp cơ thể bạn hạ nhiệt đúng cách.

– Bảo vệ da khỏi bị cháy nắng.

Cháy nắng ảnh hưởng đến khả năng tự làm mát của cơ thể, vì vậy hãy bảo vệ bản thân khi ở ngoài trời bằng mũ rộng vành và kính râm, đồng thời sử dụng kem chống nắng phổ rộng có hệ số chống nắng hoặc SPF ít nhất là 30.

Thoa kem chống nắng nhiều và bôi lại sau mỗi hai giờ hoặc thường xuyên hơn nếu bạn đang bơi hoặc đổ mồ hôi.

– Uống nhiều nước.

– Giữ nước sẽ giúp cơ thể đổ mồ hôi và duy trì nhiệt độ cơ thể trung bình.

– Thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung với một số loại thuốc.

Hãy tham khảo nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn xem thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng giữ nước và tản nhiệt của cơ thể hay không.

– Không bao giờ để bất cứ ai ở quá lâu trong một chiếc xe đang đỗ. Đây là nguyên nhân phổ biến gây t.ử v.ong liên quan đến nhiệt ở t.rẻ e.m.

Khi đỗ xe dưới ánh nắng, nhiệt độ trong xe có thể tăng 20 độ F trong 10 phút. Sẽ không an toàn khi để người hoặc thú cưng trong ô tô đang đỗ trong thời tiết ấm hoặc nóng, ngay cả khi cửa sổ bị nứt hoặc ô tô ở dưới bóng râm. Tốt nhất bạn nên khóa xe để tránh t.rẻ e.m vào bên trong khi xe đang đỗ.

Hãy thoải mái trong những thời điểm nóng nhất trong ngày. Nếu bạn không thể tránh hoạt động gắng sức trong thời tiết nóng bức, hãy uống nhiều nước và nghỉ ngơi thường xuyên ở nơi mát mẻ.

Cố gắng lên lịch tập thể dục hoặc lao động thể chất vào những thời điểm mát mẻ hơn trong ngày, chẳng hạn như sáng sớm hoặc buổi tối.

Có thể mất vài tuần để cơ thể bạn thích nghi với thời tiết nóng bức. Hạn chế thời gian làm việc hoặc tập thể dục dưới trời nóng cho đến khi bạn quen với điều đó. Những người không quen với thời tiết nắng nóng đặc biệt dễ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt.

Nếu bạn đang dùng thuốc hoặc mắc một tình trạng làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến nhiệt, hãy tránh xa nguồn nhiệt và hành động nhanh chóng nếu bạn nhận thấy các triệu chứng quá nóng.

Nếu bạn tham gia một sự kiện hoặc hoạt động thể thao vất vả trong thời tiết nóng bức, hãy đảm bảo cung cấp dịch vụ y tế trong trường hợp khẩn cấp về nhiệt.

Say nắng cần điều trị khẩn cấp. Nếu không được điều trị, nó có thể nhanh chóng làm hỏng não, tim, thận và cơ bắp của bạn.

Thiệt hại trở nên trầm trọng hơn khi việc điều trị bị trì hoãn lâu hơn, làm tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng hoặc t.ử v.ong.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *