GĐXH – Nhiều người thường có quan điểm sai lầm khi cho rằng, lợn do gia đình nuôi, lợn chăn nuôi dân dã, thả rông là lợn sạch và có thể ăn tiết canh. Tuy nhiên, bất kể giống lợn được chăn nuôi trong điều kiện nào thì vẫn có nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn lợn.
Hạt dẻ tốt nhưng khi ăn cần tránh điều này, đây là 5 tác hại đáng sợ khi ăn hạt dẻ không đúng cách
GĐXH – Hạt dẻ là thực phẩm bổ dưỡng cao cấp giúp kéo dài tuổi thọ, chống lão hóa, cung cấp nhiệt năng cho cơ thể… Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách có thể biến siêu thực phẩm này trở thành một thứ gây hại cho cơ thể.
Theo thông tin từ BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư, tại bệnh viện vừa tiếp nhận và điều trị 2 ca nhiễm liên cầu khuẩn lợn.
Bệnh nhân Đ.T.D (nam, 51 tuổi, ở Vụ Bản, Nam Định) nhập viện tại BVĐK tỉnh Nam Định trong tình trạng khó thở, thở nhanh, tụt huyết áp, với chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn – xơ gan, truyền dịch, duy trì thuốc vận mạch, kháng sinh liều cao, tình trạng ít cải thiện. Khi được chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư, bệnh nhân ở trong tình trạng mệt mỏi nhiều, da niêm mạc tái nhợt, môi khô lưỡi bẩn, sốt cao, khó thở, nghe phổi có giảm thông khí.
Được biết, bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, xơ gan, uống rượu nhiều năm (~300-500ml/ngày). Trước đó 1 ngày, ông có ăn tiết canh, sau đó tham gia thái thịt lợn hộ đám cưới. Chỉ sau một đêm ăn tiết canh bệnh nhân sốt cao 40 độ và được nhập viện ngay.
Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng huyết có sốc – viêm phổi, cấy máu S.suis, được điều trị kháng sinh tĩnh mạch liều cao, giảm đau, chống viêm, hạ sốt. Những ngày đầu điều trị, bệnh nhân còn sốt cao, rét run liên tục, nhiệt độ thường xuyên ở mức 39-40 độ. Hiện tại, sau 11 ngày điều trị, bệnh nhân đã cắt sốt, hết khó thở, tình trạng nhiễm trùng giảm.
Tuyệt đối không ăn thịt lợn khi chưa nấu chín. Ảnh minh họa
Bệnh nhân thứ 2 là Đ.T.C (nữ, 44 tuổi, ở Giao Thuỷ, Nam Định) làm nghề giết mổ lợn. Bệnh nhân nhập viện vì giảm ý thức.
Theo lời người nhà, bệnh nhân mệt mỏi, sốt không rõ nhiệt độ. Sau đó, bệnh nhân rơi vào tình trạng kích thích, vật vã gọi hỏi không trả lời sau đó nhanh chóng rơi vào hôn mê, suy hô hấp.
Bệnh nhân được đưa vào BVĐK tỉnh Nam Định và được đặt ống nội khí quản, được chẩn đoán viêm màng não và chuyển tới Bệnh viện bệnh Bệnh Nhiệt đới T.Ư trong tình trạng hôn mê sâu, ban xuất huyết dạng đám, dải vùng cẳng bàn tay, bàn chân 2 bên, phổi có tình trạng viêm. Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết – viêm màng não mủ – viêm phổi.
Ngay sau đó bệnh nhân đã được chọc dịch não tủy để đánh giá, dịch não tủy chảy ra đục mủ như nước vo gạo. Bệnh nhân hôn mê điều trị thở máy.
Sau 17 ngày điều trị, bệnh nhân Đ.T.C đã qua cơn nguy kịch,được rút ống nội khí quản, thở khí phòng bình thường, huyết động ổn định.
Các bác sĩ cho biết, cả 2 ca bệnh trên đều được cấy máu và phát hiện vi khuẩn STreptococcus (Liên cầu khuẩn lợn) – là bệnh lây truyền từ động vật sang người và có thể gây tử vong. Người bệnh thường có triệu chứng lâm sàng nặng, phải điều trị trong thời gian dài, chi phí điều trị lớn và thường để lại biến chứng không phục hồi sau khi khỏi bệnh.
Vi khuẩn S.suis gây bệnh liên cầu lợn. Ảnh minh họa
Phòng tránh như thế nào?
Theo khuyến cáo, để phòng tránh nhiễm liên cầu khuẩn lợn, người dân cần tuyệt đối không ăn tiết canh và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín; không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không bảo đảm vệ sinh; không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.
Đặc biệt, không nên sơ chế thịt lợn sống bằng tay trần, nhất là khi có vết thương ở tay. Người dân cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn, thường xuyên rửa tay với xà phòng; tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy định.
Khi có biểu hiện mắc bệnh, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Trập trùng khó khăn đến với U23 Việt Nam trước thềm Doha Cup