Sốt siêu vi thường do nhiễm virus, đặc biệt là trong những mùa hoặc đợt dịch bùng phát nhất định.
Vậy khi bị sốt siêu vi có thể dùng thuốc gì điều trị?
Nhiệt độ cơ thể bình thường có thể dao động trong khoảng 36,5C – 37,8C. Sự gia tăng nhiệt độ cơ thể được gọi là sốt. Sốt do nhiễm virus được xếp vào loại sốt virus hay sốt siêu vi.
Để giảm các triệu chứng sốt do virus, có thể dùng thuốc hạ sốt và các thuốc điều trị triệu chứng khác. Bệnh nhân được khuyến cáo không nên tự dùng bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào để điều trị sốt do virus, vì ngoài việc không mang lại kết quả khả quan, thuốc kháng sinh còn có thể gây ra tác dụng phụ. Ngoài ra, dùng thuốc kháng sinh khi sốt virus không cần thiết có thể làm tăng tình trạng kháng kháng sinh.
Điều trị sốt siêu vi thường tập trung vào việc kiểm soát và phục hồi triệu chứng.
1. Các thuốc có thể dùng điều trị sốt siêu vi
1.1 Thuốc hạ sốt
– Tác dụng: Trong trường hợp sốt nhẹ, không nên vội dùng thuốc hạ sốt. Nếu sốt kéo dài hoặc nhiệt độ tăng cao, kèm theo cảm giác mệt mỏi thì nên dùng thuốc để hạ sốt. Có thể sử dụng các thuốc hạ sốt, giảm đau và chống viêm như ibuprofen, paracetamol… với liều lượng thích hợp.
– Tác dụng phụ: Nếu dùng đúng liều lượng chỉ định, paracetamol được xem là loại thuốc tương đối an toàn. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ngộ độc gan khi dùng liều cao, kéo dài. Ngoài ra thuốc cũng có thể gây dị ứng ở những người có cơ địa mẫn cảm, bao gồm các triệu chứng khó thở, nổi mề đay, sưng môi, lưỡi, mặt hoặc sưng cổ họng…
– Chống chỉ định: Thuốc có chống chỉ định trong những trường hợp quá mẫn với thành phần của thuốc; người suy gan, suy thận nặng…
1.2 Thuốc giảm nghẹt mũi
– Tác dụng: Đối với những người có triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, có thể sử dụng thuốc thông mũi có tác dụng co mạch, chống sung huyết như pseudoephedrine, oxymetazoline, phenylephrine, naphazoline… Chỉ nên dùng thuốc từ 3-5 ngày, không dùng kéo dài, khiến mũi có thể bị tắc nghẽn nhiều hơn.
– Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây tác dụng phụ như lo lắng, bồn chồn, tăng huyết áp, mất ngủ, đ.ánh trống ngực, tim đ.ập nhanh, rối loạn nhịp tim, rối loạn chức năng tiết niệu, ảo giác…
– Chống chỉ định: Không nên dùng thuốc cho người bệnh tăng huyết áp, bệnh về tim mạch, đái tháo đường, bệnh tuyến giáp và tăng sản t.iền liệt tuyến lành tính… Không sử dụng thuốc cùng với chất ức chế monoamin oxydase vì có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm.
1.3 Thuốc giảm ho
Nếu có ho nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ có thể dùng thuốc để giảm ho. Trong trường hợp ho có đờm đặc, có thể sử dụng các loại thuốc long đờm như acetylcystein hoặc bromhexin. Tuy nhiên cần lưu ý, không dùng thuốc cho người bệnh hen suyễn, do thuốc có thể khiến bệnh nhân bị co thắt phế quản.
Nếu ho khan có thể sử dụng thuốc dextromethorphan để giảm ho khan do kích ứng. Chỉ dùng thuốc tối đa 7 ngày. Không dùng dextromethorphan cho t.rẻ e.m dưới 2 t.uổi, người mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Thận trọng dùng cho bệnh nhân có t.iền sử dị ứng, hen phế quản, suy hô hấp.
1.4 Thuốc khác
Để điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm cúm, đặc biệt là trong thời gian bùng phát dịch bệnh các bác sĩ có thể cân nhắc kê đơn một số loại thuốc kháng virus.
Thuốc không có tác dụng phòng bệnh mà chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng khi bị sốt siêu vi.
2. Lưu ý khi dùng thuốc điều trị sốt siêu vi
Các loại thuốc hạ sốt, thuốc giảm ho, long đờm… kể trên không có tác dụng phòng bệnh mà chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng. Mặc dù nhiều loại thuốc không cần kê đơn (OTC), nhưng việc sử dụng không đúng cách có thể gây ra tác dụng phụ và dễ gây tổn thương chức năng gan, thận.
Vì vậy, khi dùng thuốc phải uống theo đúng hướng dẫn sử dụng thuốc. Các nhóm đặc biệt như trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và người già nên thận trọng khi sử dụng thuốc. Thuốc hạ sốt thường không nên sử dụng quá 3 ngày. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm, nên đến bệnh viện để thăm khám.
Mặc dù điều trị sốt siêu vi thường tập trung vào việc kiểm soát và phục hồi triệu chứng, nhưng phòng ngừa thông qua vệ sinh tốt và tiêm chủng vẫn là cách hiệu quả nhất. Vì vậy cần áp dụng kết hợp các biện pháp để ngăn ngừa sốt siêu vi, bao gồm:
– Vệ sinh: Rửa tay bằng xà phòng và nước thường xuyên, tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, che miệng và mũi khi hắt hơi hoặc ho đều có thể giúp giảm nguy cơ lây truyền virus.
– Tiêm chủng: Hiện có sẵn vaccine phòng nhiều loại virus khác nhau. Tiêm vaccine theo quy định đúng thời hạn có thể giúp bảo vệ chống lại một số bệnh do virus.
– Kiểm soát muỗi: Sử dụng thuốc chống muỗi, mặc quần áo bảo hộ và loại bỏ các nguồn nước tù đọng giúp ngăn ngừa các bệnh do virus lây truyền qua muỗi như sốt xuất huyết.
Nghẹt mũi do dùng thuốc thông mũi điều trị thế nào?
Khi thời tiết lạnh, nhiều người bị nghẹt mũi, nhất là người bị viêm mũi dị ứng. Khi bị nghẹt mũi, đa số người bệnh tự ý mua thuốc có tác dụng thông mũi về dùng mà không biết rằng lạm dụng thuốc sẽ khiến mũi bị nghẹt hơn.
Nguyên nhân do đâu và xử trí thế nào?
1. Vì sao thuốc thông mũi lại gây nghẹt mũi
Nghẹt mũi là do tình trạng co giãn quá mức các mạch m.áu ở mũi dẫn đến tắc nghẽn lưu thông đường thở. Mạch m.áu trong mũi sung huyết, giãn ra thường do các tình trạng: Cảm cúm, viêm mũi dị ứng, viêm mũi xoang… Khi mạch m.áu co lại sẽ có nhiều khoảng trống trong đường dẫn khí nên giảm các triệu chứng nghẹt mũi.
Các thuốc thông mũi là do có tác dụng co mạch, chống sung huyết với thành phần chính là pseudoephedrine, oxymetazoline, phenylephrine, naphazoline… Thuốc được bào chế dưới 2 dạng chính là nhỏ và xịt với tác dụng chính là làm co mạch ở mũi để giảm sổ mũi, nghẹt mũi.
Dạng uống thường ít khi được sử dụng.
Nghẹt mũi là do tình trạng co giãn quá mức các mạch m.áu ở mũi dẫn đến tắc nghẽn lưu thông đường thở.
Khi bị nghẹt mũi do các tình trạng nêu trên, dùng thuốc xịt hoặc nhỏ mũi này sẽ khiến các mạch m.áu co lại. Từ đó giúp làm giảm nghẹt mũi vì đường dẫn khí trong mũi có thêm nhiều khoảng trống hơn. Nhưng thuốc thường chỉ định dùng từ 3-5 ngày, nếu dùng kéo dài sẽ gây tác dụng ngược, khiến mũi có thể bị tắc nghẽn nhiều hơn.
Đến nay, mặc dù đã có những giải thích cho nguyên nhân gây nghẹt mũi do thuốc thông mũi, nhưng những hiểu biết về nó chưa đầy đủ. Chỉ biết rằng trong thực tế lâm sàng, bệnh nhân có thể sẽ cảm giác nghẹt mũi nhiều sau khi sử dụng thuốc kéo dài, tạo nên một vòng xoắn bệnh lý.
Tuy nhiên, có thể điểm đến các nguyên nhân gây tắc nghẹt mũi gia tăng khi lạm dụng thuốc như sau:
– Sử dụng thuốc co mạch lâu dài dẫn đến thiếu m.áu nuôi vùng đó, dẫn đến phù nề niêm mạc mũi.
– Nhờn thuốc do số lượng thụ thể đáp ứng thuốc bị suy giảm và dẫn đến nghẹt mũi.
– Sau khi thuốc co mạch hết tác dụng sẽ gây ra hiện tượng giãn mạch bù trừ.
– Khả năng co mạch có thể bị mất và giãn mạch có thể xảy ra khi dùng thuốc liên tục trong thời gian dài.
Khi bị nghẹt mũi do thuốc, bệnh nhân thường có dấu hiệu sung huyết mà không kèm chảy mũi hay hắt hơi; có thể đau đầu, lo lắng và cảm giác bồn chồn.
Nghẹt mũi do thuốc xảy ra khi thuốc co mạch không giải quyết được nguyên nhân mạch m.áu. Ví dụ, khi sử dụng oxymetazoline thường xuyên để điều trị cảm cúm sẽ giúp giảm hắt hơi nhưng lại làm tăng nghẹt mũi.
Nếu nghẹt mũi do thuốc không được điều trị sẽ dẫn đến viêm mũi mạn tính, viêm xoang mạn tính, viêm mũi teo và phì đại cuốn mũi. Viêm mũi do thuốc còn gây ra các triệu chứng như ngáy hoặc ngưng thở lúc ngủ, gây nguy hiểm đối với sức khỏe.
2. Điều trị nghẹt mũi do thuốc thông mũi như thế nào?
Để điều trị các tình trạng nghẹt mũi, viêm mũi do thuốc nhỏ mũi đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì. Quá trình điều trị phải theo từng bước chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.
Lạm dụng thuốc co mạch nhỏ mũi không chỉ gây viêm mũi, nghẹt mũi mà còn có thể gây “nghiện”. Ngoài việc dùng thuốc để điều trị tình trạng này, có thể bệnh nhân sẽ phải theo lộ trình giảm dần thuốc nhỏ/xịt mũi để thích ứng dần. Bởi vì khi ngừng thuốc đột ngột thì tình trạng nghẹt mũi có thể trở nên nặng hơn.
Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc thay thế như thuốc xịt mũi có chứa corticoid liều giảm dần dùng trong thời gian ngắn. Một số trường hợp nghẹt mũi do thuốc xịt mũi nặng có thể cần kết hợp dùng thuốc trị nghẹt mũi đường uống. Nhưng thuốc đường uống lại có tác dụng phụ nguy hiểm hơn, đặc biệt là gây tăng huyết áp. Ngoài ra tác dụng phụ khác như đau đầu, nghẹt mũi trong tuần đầu tiên sử dụng cũng rất thường gặp. Do đó cần hết sức thận trọng khi dùng.
Chỉ dùng thuốc xịt/nhỏ mũi gây co mạch theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.
Quá trình điều trị nghẹt mũi do thuốc thông mũi còn phức tạp hơn nghẹt mũi do các nguyên nhân bệnh lý gây giãn mạch tại mũi. Do đó bệnh nhân cần kiên trì dùng thuốc đúng theo hướng dẫn cho đến khi “cai” được thuốc.
3. Lưu ý khi dùng thuốc thông mũi
Dùng thuốc co mạch mũi (thông mũi) đúng cách sẽ giúp bệnh nhân giải quyết sự khó chịu khi bị tắc nghẽn mũi và không gây hại cho sức khỏe, nhưng cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Mỗi loại thuốc nhỏ/xịt mũi lại phù hợp với bệnh lý gây tắc nghẽn mũi khác nhau. Do đó không nên sử dụng thuốc co mạch bừa bãi mà chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.
– Khi được chỉ định thuốc nhỏ/xịt mũi, sau 4 – 5 ngày dùng thuốc mà triệu chứng không thuyên giảm, nên đi khám. Không nên dùng thuốc quá 7 ngày.
– Các trường hợp mắc bệnh u xơ t.iền liệt tuyến, tăng huyết áp, đái tháo đường không dùng thuốc co mạch, vì các loại thuốc này có tác dụng phụ nguy hiểm hơn đối với những bệnh nhân này.
– Hạn chế dùng thuốc cho trẻ dưới 6 t.uổi. Trường hợp buộc phải dùng, cần tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo đúng liều lượng, loại thuốc, lứa t.uổi, tình trạng bệnh.
Bên cạnh việc dùng thuốc nhỏ/xịt mũi, có thể sử dụng một số biện pháp tự nhiên để làm giảm tình trạng tắc nghẽn mũi như sau:
– Uống nước ấm đầy đủ giúp làm loãng chất nhầy trong mũi, đẩy chất lỏng ra khỏi mũi và giảm áp lực trong xoang, cải thiện tình trạng nghẹt mũi.
– Sử dụng máy tạo độ ẩm, làm tăng độ ẩm trong phòng giúp giảm tình trạng nghẹt mũi.
– Xông hơi mũi bằng nước ấm giúp mũi thông thoáng hơn.