Đi bộ 8.000 bước mỗi ngày sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ và tim mạch

Việc đi bộ 8.000 bước mỗi ngày có hiệu quả trong việc giảm lượng chất béo trung tính, cũng như nồng độ cholesterol LDL nhỏ, đậm đặc trong m.áu và nguy cơ xơ cứng động mạch – vốn là nguyên nhân gây đột quy và bệnh tim.

Đây là kết luận do Đại học Y Saitama ở Nhật Bản đưa ra sau khi phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành khảo sát tác động tích cực của việc đi bộ đối với sức khỏe con người.

di bo 8000 buoc moi ngay se giup giam nguy co dot quy va tim mach 1b9 7158479
Ảnh: GETTY IMAGES

Với mục tiêu trở thành “thị trấn vì sức khỏe và hạnh phúc” của người dân, từ năm ngoái, giới chức thị trấn Moroyama đã khuyến khích người dân đi bộ để cải thiện sức khỏe. Trong khuôn khổ dự án, chính quyền đã đề nghị Đại học Y Saitama tiến hành khảo sát về tác động của việc đi bộ đối với sức khỏe. Nghiên cứu có sự tham gia của 60 cư dân từ 18 t.uổi trở lên tại thị trấn Moroyama, tỉnh Saitama. Những người này được yêu cầu đi bộ 8.000 bước mỗi ngày và tham gia rèn luyện sức mạnh cơ bắp ba lần một tuần trong 6 tháng, bắt đầu từ tháng 6/2023.

Kết quả cho thấy những người tham gia đã có sự cải thiện đáng kể về sức bền và năng lực thể thao. Cụ thể, trong bài kiểm tra đi bộ 6 phút, quãng đường trung bình đi được đã tăng thêm 32 m lên 554 m so với mức trước khi thực hiện khảo sát. Thời gian thực hiện bài kiểm tra đi bộ 6m cũng rút ngắn còn 4,04 giây, nhanh hơn 0,99 giây so với trước khảo sát.

Xét nghiệm m.áu cũng cho thấy 60% những người tham gia có sự cải thiện về chỉ số HbA1c – một chỉ số về nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đồng thời chất béo trung tính và nồng độ cholesterol LDL nhỏ, đậm đặc cũng giảm. Chỉ số LOX – xét nghiệm nguy cơ nhồi m.áu não và nhồi m.áu cơ tim, cũng được cải thiện, với số lượng người tham gia được đ.ánh giá là có “nguy cơ trung bình” đã giảm từ 8 người xuống còn 3 người.

Người phụ trách cuộc khảo sát, Giáo sư Hidetoshi Takahashi từ Khoa Y học Phục hồi chức năng của Đại học Y Saitama, đã nhấn mạnh hiệu quả của hoạt động đi bộ trong việc ngăn ngừa xơ cứng động mạch – tình trạng có thể dẫn đến đột quỵ và bệnh tim. Ông cũng nêu bật tầm quan trọng của hợp tác nghiên cứu với chính quyền địa phương trong việc tạo ra những kết quả mang tính đột phá.

Chính quyền Moroyama cũng có kế hoạch phổ biến kết quả khảo sát để khuyến khích và nâng cao nhận thức của người dân về sức khỏe, đồng thời khẳng định sẽ sẽ sử dụng kết quả khảo sát cho các biện pháp y tế trong tương lai.

Một số bài tập tốt cho người bệnh giời leo

Bệnh giời leo (zona thần kinh) là một bệnh do virus varicella – zoster gây ra. Bên cạnh việc điều trị người bệnh nên kết hợp tập luyện giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Virus gây bệnh zona thần kinh (giời leo) varicella-zoster cũng là nguyên nhân gây bệnh thủy đậu. Sau khi khỏi bệnh thủy đậu, virus varicella-zoster nằm ẩn trong các tế bào thần kinh. Khi hệ miễn dịch suy yếu, virus có thể tái hoạt động và gây bệnh.

Bệnh giời leo thường biểu hiện bằng các triệu chứng như đau nhức, dị cảm, nổi mụn nước dọc theo đường đi của dây thần kinh. Các triệu chứng này có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần. Trong một số trường hợp, bệnh giời leo có thể gây ra các biến chứng như đau thần kinh sau zona, liệt mặt…

1. Vai trò của tập luyện đối với bệnh giời leo

Tập luyện đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa biến chứng của bệnh giời leo. Các bài tập phù hợp có thể giúp:

Giảm đau : Tập luyện giúp tăng cường lưu thông m.áu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giúp cơ thể sản xuất endorphin, một loại hormone có tác dụng giảm đau tự nhiên.

Tăng cường hệ miễn dịch: Tập luyện giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại virus varicella-zoster và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Phòng ngừa biến chứng: Tập luyện giúp cải thiện chức năng thần kinh, giảm nguy cơ đau thần kinh sau zona và các biến chứng khác.

Tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần: Tập luyện giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và giúp người bệnh cảm thấy khỏe khoắn, lạc quan hơn.

mot so bai tap tot cho nguoi benh gioi leo f60 7131795

Các bài tập pilats nhẹ nhàng tốt cho người bệnh giời leo.

2. Các bài tập tốt cho người bệnh giời leo

2.1 Giai đoạn cấp tính

Giai đoạn cấp tính của bệnh giời leo thường kéo dài từ 2 đến 4 tuần. Trong giai đoạn này, người bệnh nên tập luyện các bài tập nhẹ nhàng, giúp giảm đau và cải thiện sức khỏe. Một số bài tập phù hợp bao gồm:

Đi bộ : Đây là một bài tập đơn giản, dễ thực hiện và phù hợp với mọi lứa t.uổi. Đi bộ giúp tăng cường lưu thông m.áu, giảm đau và nâng cao thể trạng. Nên đi bộ với tốc độ chậm và quãng đường ngắn, khoảng 10 – 15 phút mỗi lần, 2 – 3 lần mỗi ngày.

Yoga : Yoga giúp tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai và linh hoạt. Yoga cũng có thể giúp giảm stress và cải thiện tâm trạng. Nên tập các bài yoga nhẹ nhàng, phù hợp với người mới tập.

– Tập các bài tập nhẹ nhàng cho cơ bắp:Các bài tập nhẹ nhàng cho cơ bắp giúp tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt của cơ bắp. Nên tập các bài tập như: Cử tạ nhẹ, tập với dây kháng lực, tập pilates.

mot so bai tap tot cho nguoi benh gioi leo 440 7131795

Các bài tập thở giúp làm giảm căng thẳng hỗ trợ điều trị giời leo.

Ngoài ra, người bệnh giời leo cũng có thể tập các bài tập thở sâu để giúp thư giãn, làm giảm căng thẳng, giảm đau và hỗ trợ quá trình điều trị.

Cách tập thở như sau:

Bước 1- Chuẩn bị: Tìm một không gian yên tĩnh và thoáng đãng. Mặc quần áo thoải mái. Ngồi hoặc nằm trên một chiếc ghế hoặc giường, đảm bảo lưng được giữ thẳng.

Bước 2 – Tư thế: Đặt một tay lên bụng, tay kia lên ngực. Hãy chắc chắn rằng bạn thoải mái với vị trí này và có thể cảm nhận được sự di động của bụng và ngực khi bạn thở.

Bước 3- Thở bằng bụng

Hít thở sâu: Hít thở sâu qua mũi, phình bụng lên, ngực không di động. Điều này giúp tối đa hóa lượng oxy vào phổi.

Giữ hơi: Giữ hơi thở trong khoảng 2 – 3 giây.

Thở ra: Thở ra chậm qua miệng hoặc mũi, tùy thuộc vào sự thoải mái của bạn, đồng thời nhấn nhẹ bụng xuống để đẩy hết không khí ra khỏi phổi.

Bước 4 – Tập trung: Khi thực hiện bài tập thở, hãy tập trung vào hơi thở của mình, cố gắng loại bỏ mọi suy nghĩ sao nhãng khác. Hãy tưởng tượng mỗi lần bạn thở ra, bạn đang loại bỏ căng thẳng và đau đớn khỏi cơ thể.

Bước 5- Lặp lại: Lặp lại quy trình này từ 5 đến 10 phút mỗi ngày. Bạn có thể tăng thời gian tập luyện dần dần khi cảm thấy thoải mái hơn.

Lưu ý: Nếu bạn cảm thấy choáng váng hoặc khó chịu khi thực hiện bài tập, hãy ngừng và thử lại sau. Luôn lắng nghe cơ thể và không ép bản thân quá mức.

Bài tập thở là một phương pháp hỗ trợ điều trị, không thay thế cho việc điều trị y tế. Hãy thảo luận với bác sĩ về mọi bài tập bạn đang thực hiện.

2.2. Giai đoạn ổn định

Giai đoạn ổn định là giai đoạn sau khi các triệu chứng của bệnh đã thuyên giảm. Trong giai đoạn này, người bệnh có thể tập luyện các bài tập mạnh hơn để tăng cường sức khỏe và phục hồi chức năng thần kinh. Một số bài tập phù hợp bao gồm:

– Tập thể dục nhịp điệu: Tập thể dục nhịp điệu giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện sức bền và đốt cháy calo.

Tập gym : Tập gym giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và cải thiện sức khỏe. Nên tập các bài tập với mức tạ nhẹ và tập trung vào các nhóm cơ chính.

– Chơi thể thao: Chơi thể thao giúp tăng cường sức khỏe, dẻo dai và sự linh hoạt của cơ thể. Nên chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như: Cầu lông, bóng bàn hoặc tập yoga.

3. Những lưu ý khi tập luyện cho người bệnh giời leo

– Khởi động kỹ trước khi tập: Khởi động giúp làm nóng cơ thể, giảm nguy cơ chấn thương.

– Tập luyện với cường độ phù hợp: Không nên tập luyện quá sức, cần lựa chọn các bài tập phù hợp với sức khỏe và tình trạng bệnh của bản thân.

– Lắng nghe cơ thể: Nếu cảm thấy đau hoặc khó chịu, cần ngừng tập luyện và nghỉ ngơi.

– Tập luyện khi các triệu chứng của bệnh đã thuyên giảm, không tập khi đang sốt hoặc có các triệu chứng nặng.

– Tập luyện trong môi trường an toàn, tránh tập luyện ở những nơi trơn trượt hoặc có nguy cơ té ngã. Uống nhiều nước trước và sau khi tập luyện. Nghỉ ngơi đầy đủ sau khi tập luyện.

– Tăng cường độ tập luyện dần dần, không nên tập luyện quá sức. Tập luyện theo hướng dẫn của huấn luyện viên để tránh tập luyện sai tư thế và gây chấn thương.

– Thời điểm tập tốt nhất trong ngày cho người bệnh giời leo là vào buổi sáng hoặc chiều tối, khi thời tiết mát mẻ. Tránh tập luyện vào buổi trưa nắng nóng vì có thể khiến cơ thể mất nước và tăng nguy cơ say nắng.

Tập luyện là một phần quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa biến chứng của bệnh giời leo. Người bệnh giời leo nên tập luyện thường xuyên với cường độ phù hợp để cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tập luyện kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý và lối sống lành mạnh sẽ giúp người bệnh giời leo kiểm soát bệnh tốt hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *