Vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì: Đồng Nai họp khẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm

Sau vụ 500 người ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì ở TP.Long Khánh, chiều 7.5, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai tổ chức cuộc họp khẩn với các địa phương bàn công tác quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ trên địa bàn.

Cuộc họp được diễn ra sau khi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai xảy ra vụ hơn 500 người bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì của tiệm bánh mì Cô Băng tại P.Xuân Bình, TP.Long Khánh.

Khoảng 20% cơ sở kinh doanh bánh mì có giấy phép

Bác sĩ Trịnh Bửu Lễ, Giám đốc Trung tâm y tế TP.Long Khánh cho biết, toàn thành phố hiện có 132 cơ sở kinh doanh bánh mì thì chỉ khoảng 20% cơ sở có giấy phép kinh doanh, còn lại không có giấy phép kinh doanh. Vào tháng 6.2021, trên địa bàn xảy ra 1 vụ ngộ độc bánh mì với khoảng 250 người phải nhập viện. Tuy nhiên, các bệnh nhân bị ngộ độc nhẹ, không nguy hiểm. Sau khi xảy ra sự cố, chủ cơ sở đã chi khoảng 2 tỉ đồng để khắc phục hậu quả.

“Còn vụ ngộ độc bánh mì mới đây, chủ tiệm bánh mì Cô Băng đã liên hệ với các bệnh viện để thanh toán t.iền viện phí cho các bệnh nhân”, bác sĩ Trịnh Bửu Lễ thông tin.

vu ngo doc sau khi an banh mi dong nai hop khan ve an toan ve sinh thuc pham fbb 7157828

Cơ quan chức năng kiểm tra tiệm bánh mì Cô Băng vào chiều ngày 3.5. Ảnh GIA KHÁNH

Cũng theo bác sĩ Lễ, vàonăm 2023, P.Xuân Bình có tổ chức tập huấn kiến thức cho các hộ kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, chủ tiệm bánh mì Cô Băng cũng tham dự nhưng không hiểu sao không được cấp giấy tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm.

Sau sự cố xảy ra vụ ngộ độc, trong 4 – 5 ngày qua, các phường, xã trên địa bàn TP.Long Khánh đang tăng cường thanh, kiểm tra các cơ sở thức ăn đường phố trên địa bàn.

Khó xử phạt hành chính

Tại cuộc họp, đại diện các huyện, thành phố nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong việc quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố. Trong đó, qua kiểm tra, lực lượng chức năng, nhất là ở cấp xã chủ yếu là nhắc nhở chứ không phạt vi phạm hành chính.

Trong khi đó, theo báo cáo của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Đồng Nai, trong 4 tháng đầu năm 2024, ngành y tế thực hiện thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất hơn 4.100 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống trên địa bàn.

vu ngo doc sau khi an banh mi dong nai hop khan ve an toan ve sinh thuc pham 0a4 7157828

Bà Võ Thị Ngọc Lắm, Phó giám đốc Sở Y tế Đồng Nai chủ trì cuộc họp. Ảnh C.T.V

Kết quả, có gần 4.000 cơ sở đạt, đủ điều kiện về an toàn thực phẩm, 18 cơ sở vi phạm bị xử phạt số t.iền hơn 196 triệu đồng. Các lỗi vi phạm chủ yếu là: không thực hiện quy định của pháp luật về chế độ kiểm thực 3 bước, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết hiệu lực…

Theo nội dung tại cuộc họp, UBND TP.Long Khánh cũng đã chuyển vụ việc liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn cho Cơ quan CSĐT Công an TP.Long Khánh để tiếp tục điều tra làm rõ.

Chủ trì cuộc họp, bà Võ Thị Ngọc Lắm, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, đã đề nghị cần tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị trong công tác quản lý; cán bộ cấp xã phụ trách địa bàn cần tham mưu cấp huyện khi phát hiện cơ sở vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm để xử lý kịp thời, nhằm ngăn chặn những sự cố đáng tiếc xảy ra đối với công tác quản lý vệ sinh.

Ngộ độc do nhiễm vi khuẩn Salmonella và E.coli

Chiều tối 7.5, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai phát đi thông cáo báo chí về vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì trên địa bàn TP.Long Khánh

Theo thông cáo, tính đến 16 giờ 30 ngày 7.5 (ngày thứ 7 sau khi ghi nhận trường hợp đầu tiên ngộ độc thực phẩm đầu tiên – PV) có 547 trường hợp nhập viện. Trong đó, 466 trường hợp xuất viện, 81 trường hợp được theo dõi, điều trị tại bệnh viện. Ca bệnh tiên lượng rất nặng đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp tục có tiến triển tốt, sinh hiệu ổn định, hết sốt, dự kiến cai máy thở trong 1 – 2 ngày tới; các trường hợp nặng khác sức khỏe đã ổn định.

vu ngo doc sau khi an banh mi dong nai hop khan ve an toan ve sinh thuc pham 1e4 7157828

Vụ ngộ độc bánh mì ở TP.Long Khánh được xác định có liên quan đến vi khuẩn Salmonella. Ảnh GIA KHÁNH

Kết quả xét nghiệm bằng phương pháp PCR và cấy phân tìm tác nhân gây ngộ độc trên 29 mẫu bệnh phẩm do các bệnh viện và Viện Y tế công cộng TP.HCM thực hiện ghi nhận: 16/29 mẫu dương tính đồng thời với 2 chủng vi khuẩn Salmonella và E.coli; 9/29 mẫu dương tính với vi khuẩn E.coli. Kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm lấy tại cơ sở bánh mì Cô Băng khi vụ ngộ độc xảy ra do Viện Y tế công cộng TP.HCM thực hiện, ghi nhận: 4/8 mẫu thực phẩm như: patê, thịt heo đã qua chế biến, chả lụa, dưa muối chua, có kết quả phát hiện vi khuẩn Salmonella.

Qua phân tích các kết quả xét nghiệm trên có thể kết luận nguyên nhân ra vụ gây ngộ độc thực phẩm có liên quan đến vi khuẩn Salmonella.

Salmonella là loại vi khuẩn gây ra bệnh tiêu chảy, thường xuất hiện qua đường ăn uống. Khi xâm nhập vào cơ thể, Salmonella sinh ra độc tố làm tổn thương niêm mạc ruột, dẫn đến các triệu chứng như: đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy…

Theo Tổ chức Y tế thế giới, ngộ độc Salmonella có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: mất nước nặng, suy đa cơ quan, thậm chí t.ử v.ong. Đặc biệt, t.rẻ e.m và người già là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng nặng nề bởi ngộ độc Salmonella do hệ miễn dịch của họ còn yếu.

Vi khuẩn Salmonella thường có trong thịt gia súc, gia cầm sống hoặc chưa được nấu chín. Ngoài ra, vi khuẩn này cũng có thể lây nhiễm qua rau củ quả chưa được rửa sạch hoặc sữa chưa được tiệt trùng.

Để phòng ngừa ngộ độc Salmonella, người dân cần lưu ý ăn chín, uống chín, đặc biệt là thịt gia súc, gia cầm, trứng và hải sản; rửa sạch tay trước khi chế biến và ăn uống; rửa sạch rau củ quả trước khi ăn; bảo quản thực phẩm đúng cách.

Ăn thực phẩm hết hạn sử dụng, cơ thể sẽ phản ứng thế nào?

Tôi đọc báo thấy cơ quan chức năng vừa thu hồi 90 tấn thực phẩm đã hết hạn sử dụng 1, 2 năm. Vậy nếu ăn phải những thực phẩm này có bị ngộ độc ngay tức thì không? Triệu chứng ngộ độc như thế nào? Làm cách nào để tránh ngộ độc thực phẩm? (T.Mân, ở TP.HCM).

Việc sử dụng các thực phẩm không được bảo quản đúng cách, hết hạn sử dụng sẽ khiến cơ thể bị ngộ độc. Vì vậy, người dân cần phải trang bị kiến thức cần thiết để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.

BSCKI. Nguyễn Thị Diễm Hà – khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày – ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tùy theo tác nhân gây ngộ độc.

an thuc pham het han su dung co the se phan ung the nao 6e7 6683985

Những biểu hiện để nhận biết sớm cơ thể bị ngộ độc thực phẩm gồm: buồn nôn, nôn nhiều lần hay nôn liên tục, đau bụng… Ảnh SHUTTERSTOCK

Tác nhân gây ngộ độc thực phẩm có thể do các độc tố của vi khuẩn (thường gặp vi khuẩn Salmonella, E.Coli); do nhiễm virus hay ký sinh trùng; hay do thực phẩm bị nhiễm độc (chất hóa học, chất độc tự nhiên có sẵn trong thực phẩm hoặc do thực phẩm bị hư hỏng, biến chất sinh ra).

Khi bị ngộ độc thực phẩm, ở trường hợp nhẹ, cơ thể sẽ bị mất nước, mệt mỏi. Đối với trường hợp bệnh nặng, có thể g.ây s.ốc, tổn thương cơ quan và thậm chí t.ử v.ong.

Những biểu hiện để nhận biết sớm cơ thể bị ngộ độc thực phẩm gồm: buồn nôn, nôn nhiều lần hay nôn liên tục, đau bụng, tiêu chảy, tiêu ra m.áu, sốt. Thêm vào đó, dấu hiệu để nhận biết cơ thể bị mất nước bao gồm mệt mỏi, khát nước, khô miệng, co rút cơ, chóng mặt, lú lẫn, nước tiểu vàng sậm, tiểu ít hoặc không đi tiểu trong nhiều giờ. Khi bệnh tiến triển nặng, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn: tiêu phân lỏng trên 6 lần ngày, đi tiêu ra m.áu, ói ra m.áu, sốt trên 38,5 độ không giảm sau 24 giờ, đau bụng dữ dội…

BS Nguyễn Thị Diễm Hà cho biết ngay khi nhận thấy những dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm, người bệnh nên bù đủ chất sớm (nhất là ở người già và t.rẻ e.m) bằng cách uống dung dịch có chất điện giải, ăn thức ăn lỏng, nhẹ và ít chất béo. Khi các dấu hiệu mất nước hay dấu hiệu tăng lên đến mức báo động, bệnh nhân phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, người dân nên lựa chọn thực phẩm tươi sống và đã được kiểm định an toàn vệ sinh. Đối với các loại thức ăn đã được chế biến sẵn, nên chọn mua những nơi có uy tín, đáng tin cậy, hợp vệ sinh và còn thời hạn sử dụng. Bên cạnh đó, nên bảo quản thực phẩm trong điều kiện nhiệt độ thích hợp để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, các loại thịt, cá, hải sản cần phải được bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh.

Cần nấu chín thức ăn với nhiệt độ thích hợp, các thức ăn như rau sống cần phải rửa thật kỹ nhiều lần trước khi ăn.

Nên sử dụng thức ăn trong vòng 2 giờ, tốt nhất là ăn ngay khi còn nóng, nếu để quá 2 giờ thì cần bảo quản lạnh và hâm lại trước khi ăn. Nên loại bỏ các thức ăn dư thừa bởi đây là nguyên nhân thường gặp nhất của ngộ độc thức ăn. Bên cạnh đó, nên rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *