Giun lươn là ký sinh trùng nguy hiểm nhất trong số các loại ký sinh trùng đường tiêu hóa, nó là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí t.ử v.ong.
Bài Viết Liên Quan
- Để tuyến t.iền liệt khỏe mạnh, cần uống bao nhiêu nước?
- 5 tips nuông chiều đôi chân xinh
- Chiều 26/11: Đã tiêm hơn 116,4 triệu liều vaccine phòng COVID-19; 36 tỉnh, thành phố sử dụng thuốc Molnupiravir điều trị F0
Hình ảnh con giun lươn trong tá tràng bệnh nhân
Đau bụng không rõ nguyên nhân
Ngày 16/8, bệnh nhân N.T.T (33 t.uổi thường trú tại An Sinh – Đông Triều, Quảng Ninh) đến Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí trong tình trạng đau bụng âm ỉ mấy ngày liền không rõ nguyên nhân.
Qua thăm khám các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị đau vùng thượng vị dạ dày nên đã chỉ định nội soi dạ dày- tá tràng để đ.ánh giá, tìm nguyên nhân.
Khi tiến hành nội soi dạ dày- tá tràng cho người bệnh, đến đoạn tá tràng bác sĩ rất bất ngờ khi phát hiện 1 con giun đang di chuyển rất nhanh.
Ngay lập tức, kíp nội soi đã tiến hành gắp giun. Một con giun lươn kích thước khoảng 2×30mm đã được các bác sĩ lấy ra sau đó.
Ths.Bs. Bùi Thúy Hằng – Khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cho biết, giun lươn là ký sinh trùng nguy hiểm nhất trong số các loại ký sinh trùng đường tiêu hóa.
Chúng có thể tồn tại rất lâu trong cơ thể và dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng con người…
Theo các bác sĩ Viện sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương, trường hợp nhiễm giun lươn đến điều trị tại bệnh viện không phải là hiếm gặp. Nếu đến sớm cơ hội chữa khỏi của bệnh nhân là 100% và mất rất ít thời gian. Tuy nhiên, hầu như bệnh nhân không được phát hiện sớm. Điều này rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây t.ử v.ong.
Tàn phá cơ thể
Theo Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang, Viện sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương, bệnh giun lươn được chia thành 2 thể: thể mạn tính không biến chứng và thể bệnh nặng kèm biến chứng.
Thể bệnh mạn tính, không biến chứng: gặp ở người bình thường, không suy giảm miễn dịch. Bệnh nhân hầu như không có triệu chứng, nếu có thì các biểu hiện có thể gặp:
Ở da: Có những đường ngoằn nghèo (thường là ngang thắt lưng, quanh h.ậu m.ôn) do ấu trùng di chuyển; các vết bầm m.áu (kích thước khoảng 3-4 cm) rải rác ở các chi, thân mình và nổi mề đay. Đường tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy, ngứa h.ậu m.ôn, sụt cân nhẹ.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể ho (hội chứng Loffler), viêm phổi (X- quang phổi có vùng thâm nhiễm), viêm đa khớp, đau cơ. Có trường hợp tìm thấy ấu trùng giai đoạn 1 trong nước tiểu.
Thể bệnh nặng kèm biến chứng: gặp ở người bị suy giảm miễn dịch và dùng thuốc ức chế miễn dịch trong thời gian kéo dài. Mức độ bệnh tùy thuộc mật độ nhiễm và cơ quan bị ký sinh, bệnh nhân có kèm nhiễm khuẩn hay không.
Theo đó, giun lươn có thể tàn phá cơ thể, suy mòn, gây tắc ruột, viêm phổi, viêm màng não và n.hiễm t.rùng huyết, thậm chí có thể t.ử v.ong.
Tùy theo vị trí ký sinh của ấu trùng trong cơ thể, bệnh nhân sẽ có những hiểu hiện lâm sàng khác nhau ở những cơ quan tương ứng.
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang thông tin, người mắc giun lươn có thể đau ở bất cứ vị trí nào của bụng nhưng thường hay đau ở vùng trên rốn và vùng bên phải vì vậy dễ bị chẩn đoán nhầm là đau dạ dày và loét tiêu hóa, đau do bệnh lý của gan mật.
Ngoài ra, người mắc giun lươn cũng thường bị đầy hơi, trướng bụng, khó tiêu, ậm ạch, ăn uống không ngon miệng, sụt cân; nếu nhiễm nặng có thể gây liệt ruột, xuất huyết tiêu hóa và thủng ruột. Hoặc có trường hợp gặp tiêu chảy…
Với trường hợp bị nhiễm giun lươn nặng, người bệnh sẽ bị viêm ruột, liệt ruột, tắc ruột, xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột.
Đối với cơ quan hô hấp, nếu tình trạng nhiễm giun lươn nặng còn có thể gây viêm phổi mô kẻ, xuất huyết phổi, suy hô hấp, chẩm xuất huyết các phế nang.
Đặc biệt giun lươn cũng là một trong những nguyên nhân gây tổn thương thần kinh nặng nề, nguy hiểm nhất và gây t.ử v.ong của bệnh nhiễm giun lươn.
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang nhấn mạnh, các bệnh cảnh có thể gặp là viêm màng não, viêm não, abces não, động kinh, rối loạn tri giác…
Những dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh nhân Covid-19 cần được cấp cứu
Các chuyên gia ước tính trong số 20% bệnh nhân Covid-19 ở mức độ vừa và trung bình có 5% chuyển biến nặng và 0,5-1% diễn tiến rất nặng.
Hầu hết người mắc Covid-19 không bị viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng một tuần. Tuy nhiên, vẫn có 15-20% các trường hợp tiến triển dần nặng lên. Diễn tiến bệnh tùy theo cơ địa của mỗi bệnh nhân, song những yếu có thể là làm tăng nguy cơ bệnh nặng là người cao t.uổi, người có bệnh nền, béo phì…
Bệnh thường tiến triển nặng vào tuần thứ 2 kể từ khi phát bệnh. T.ử v.ong xảy ra nhiều hơn ở người cao t.uổi, người suy giảm miễn dịch và mắc các bệnh mạn tính kèm theo.
Triệu chứng nhiễm SARS-CoV-2
Thời gian ủ bệnh là 2-14 ngày, trung bình 5-7 ngày. Trong giai đoạn khởi phát, người bệnh hay gặp các triệu chứng như: sốt, ho khan, mệt mỏi, đau họng. Một số trường hợp có biểu hiện rối loạn khứu giác hoặc tê lưỡi..
Trong giai đoạn toàn phát, hầu hết các bệnh nhân (khoảng hơn 80%) có chỉ bị sốt nhẹ, ho, mệt mỏi và không bị viêm phổi và tự hồi phục sau một tuần. Một số trường hợp có viêm kết mạc, dấu hiệu viêm đỏ các đầu ngón chân… Tuy nhiên, một số trường hợp không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nào.
Hiện nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, mà chủ yếu điều trị triệu chứng.
Cụ thể, theo TS Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội), nếu sốt trên 38 độ 5, có thể dùng paracetamol, liều 10-15 mg/kg/lần, không quá 60 mg/kg/ngày cho t.rẻ e.m và không quá 2 gam/ngày với người lớn. T.rẻ e.m không uống quá 4 lần trong một ngày.
Nếu bị ho, người bệnh có thể dùng các thuốc giảm ho thông thường (thảo dược hay quất hấp mật ong…). Đồng thời cần báo với nhân viên y tế nếu ho tăng lên nhiều.
Để tăng cường miễn dịch, bệnh nhân cố gắng ăn uống đảm bảo đủ chất, đủ vitamin (có thể uống bổ sung một số loại vitamin như vitamin C, B, PP…), uống nhiều nước, giữ vệ sinh thân thể (răng miệng…).
Người bệnh có thể tập các động tác thể dục vừa sức, lưu ý không tập thể dục nặng, tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày. Bên cạnh đó, cần cố gắng suy nghĩ tích cực, đọc sách đọc báo, xem tin tức…
Phát hiện sớm dấu hiệu cần được cấp cứu
Dưới đây, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội chỉ ra gợi ý giúp phát hiện sớm dấu hiệu cần được cấp cứu ở bệnh nhân Covid-19 trong quá trình theo dõi, điều trị tại nhà.
Ở người lớn, các triệu chứng này bao gồm:
– Thần kinh: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả.
– Hô hấp: Khó thở, thở hụt hơi, hoặc nhịp thở nhanh> 25 lần/phút hoặc SpO2 94%.
– Nhịp tim:> 120 nhịp/ phút hoặc
– Huyết áp thấp: Huyết áp tâm thu
– Đau tức ngực: Đau thường xuyên, cảm giác co thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.
– Chi: Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân; da xanh, môi nhợt, lạnh đầu chi.
– Toàn thân: Bất kỳ tình trạng bất ổn nào mà người bệnh nghĩ rằng mình cần cấp cứu ngay.
Những dấu hiệu cảnh báo ở trẻ gồm:
– Tím tái.
– Không thể uống/bú được.
– SpO2 94%.
– Ho, khó thở hoặc thở nhanh: nhịp thở lớn 60 lần/phút ở trẻ dưới 2 tháng; 50 lần/phút ở trẻ 2-11 tháng, 40 lần/phút ở trẻ 1-5 t.uổi.
– Thở rên hoặc rút lõm lồng ngực.
– Toàn thân là bất kỳ tình trạng bất ổn nào cần được cấp cứu.