Sau nhiều lần ăn thịt cừu tái, tiết canh dê, gỏi cá, người đàn ông 38 t.uổi ở Hà Nam xuất hiện tình trạng mệt mỏi, đau vùng ngực phải âm ỉ, thỉnh thoảng khó thở.
Ngày 11/1, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, nơi đây vừa tiếp nhận nam bệnh nhân 38 t.uổi ở Hà Nam bị nhiễm ấu trùng sán dây chó ký sinh tại phổi. Đây là trường hợp rất hiếm gặp tại Việt Nam.
Theo lời kể của bệnh nhân, anh đã ăn các thực phẩm tái hoặc sống nhiều lần như: thịt cừu nướng chưa chín, tiết canh dê, rau sống và gỏi cá mai. Thời gian gần đây, anh phát hiện tình trạng mệt mỏi, đau vùng ngực phải âm ỉ, thỉnh thoảng khó thở, không sốt, không ho và tìm đến bệnh viện thăm khám.
Kết quả chụp CT lồng ngực cho thấy anh bị tổn thương dạng nang thùy dưới phổi phải, kích thước 12×9x8cm. Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật nội soi lồng ngực cắt nang dịch cho bệnh nhân.
Hình ảnh soi tươi ấu trùng nang sán ký sinh ở phổi bệnh nhân.
BS Nguyễn Văn Hoàng – Khoa Ngoại lồng ngực, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, tổn thương trong mổ là một nang dịch kích thước lớn, các bác sĩ bất ngờ khi bên trong có chứa các đầu sán nằm ở thùy dưới phổi phải. Bệnh phẩm được gửi soi tươi xác định ấu trùng sán dây chó.
Bệnh sán dây chó là bệnh gây ra bởi các loài sán thuộc giống Echinococcus, có khoảng 10 loài, trong đó 2 loài gây bệnh chính ở người là: E. granulosus và E. multilocularis. Loài E. granulosus gây tổn thương thể nang nước, loài này có vật chủ chính là chó nuôi, chó hoang…; vật chủ trung gian là loài động vật ăn cỏ, đặc biệt là cừu.
Bệnh có đặc điểm là phát triển chậm, trong một thời gian dài có thể hoàn toàn không có triệu chứng. Các nang sán hay gặp ở gan, sau đó là phổi và các cơ quan khác như thận, lách, tim, tổ chức thần kinh hoặc xương.
Tất cả mọi người đều có khả năng nhiễm ấu trùng sán dây chó và có thể bị nhiễm nếu ăn phải trứng sán dây chó. Người mắc bệnh do nuốt phải trứng sán dây chó khi ăn uống các loại thực phẩm bị nhiễm trứng sán dây chó, hoặc người sau khi có tiếp xúc trực tiếp với chó, cáo, chồn nhiễm bệnh.
Để phòng bệnh, BS Hoàng khuyến cáo người dân thực hiện tốt ăn chín, uống sôi và tránh tiếp xúc phân chó, chú ý vấn đề rửa tay sạch sẽ.
Cắt đường lây truyền bằng cách không cho chó ăn các phủ tạng chưa được nấu chín; đốt hoặc chôn sâu các phủ tạng của vật chủ trung gian bị c.hết; tẩy sán định kỳ cho đàn chó có nguy cơ cao, giảm số lượng cá thể đàn.
Đối với người dân từng sống trong vùng dịch tễ có bệnh lưu hành, ăn các món ăn có nguy cơ nhiễm ấu trùng Echinococcus, cùng với các biểu hiện nghi ngờ như sốt nhẹ, mệt mỏi, ăn kém, vàng da, mẩn ngứa, đau ngực, khó thở, ho dai dẳng đôi khi ho m.áu, cần đi khám ngay để chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Bất ngờ phát hiện xương sườn mọc ở cổ
Người phụ nữ 22 t.uổi đau nhức vùng cổ vai phải, cảm giác tê tay tăng lên khi vận động. Đi khám, chị bất ngờ được chẩn đoán mắc hội chứng mọc xương sườn ở cổ.
Bệnh nhân là chị V.T.T, 22 t.uổi, vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn ngày 11/12 trong tình trạng đau nhức vùng cổ vai phải và tay bên phải, vùng hố thượng đòn có khối u nhỏ đường kính 2,5 cm.
Thăm khám tại chỗ khối u, kết hợp kết quả chụp cắt lớp vi tính cột sống cổ, thầy thuốc phát hiện mỏm gai bên phải đốt sống cổ thứ 7 quá phát và mọc thêm xương sườn phụ.
“Đây là nguyên nhân chèn vào động mạch dưới đòn, động mạch đốt sống và đám rối thần kinh cánh tay phải, gây ra các triệu chứng kể trên”, bác sĩ chuyên khoa II Vi Hồng Đức, Trưởng khoa Ngoại thần kinh – Lồng ngực, Bệnh viện tỉnh Lạng Sơn, chia sẻ.
Theo vị bác sĩ, bệnh này thường gọi là bệnh sườn cổ 7 và khá hiếm gặp. Đến nay, các nghiên cứu cũng chưa rõ nguyên nhân gây ra hội chứng mọc xương sườn ở cổ này.
Hình ảnh khối xương bất thường của bệnh nhân T. Ảnh: BVCC
Theo cấu tạo giải phẫu bình thường ở người, có 12 đôi xương sườn lần lượt khớp với đốt sống ngực ở phía sau, vòng quanh lồng ngực và khớp với xương ức ở phía trước bên, tạo thành khung bảo vệ tim và phổi và tham gia vào các hoạt động hô hấp. Riêng các đốt sống vùng cổ thì không khớp với xương sườn.
Trường hợp bệnh nhân T., do mỏm gai ở bên phải đốt sống cổ thứ 7 quá phát và mọc thêm xương sườn phụ chèn ép vào mạch m.áu thần kinh, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến thiếu m.áu gây đau, teo cơ, liệt tay.
Bệnh nhân được các bác sĩ khoa Ngoại Thần kinh – Lồng ngực phẫu thuật cắt bỏ khối xương bất thường này, trở thành ca đầu tiên thực hiện tại bệnh viện này. Đây là phẫu thuật khá khó ở vùng nền cổ, phải phẫu tích để tách các mạch m.áu lớn và các dây thần kinh rất quan trọng đi qua.
Sau một giờ, toàn bộ xương dị dạng được cắt bỏ, bệnh nhân ổn định sức khỏe, không còn biểu hiện chèn ép mạch m.áu, thần kinh, vận động tay phải bình thường.