Những ngày đầu tháng 5 đã xuất hiện những cơn mưa, nhưng tình hình nắng nóng ở TP.HCM và nhiều tỉnh, thành trên cả nước vẫn còn tiếp diễn.
Đây là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi… bùng phát.
6 căn bệnh “sát thủ” trong mùa nắng nóng
Theo các chuyên gia dịch tễ học, trong mùa nắng nóng, độ ẩm trong không khí khá cao là những điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi… bùng phát. Trong đó, t.rẻ e.m là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất do sức đề kháng còn yếu.
Nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi… bùng phát – Ảnh minh họa
PGS-TS-BS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y dược TP.HCM cho biết, vào thời điểm nắng nóng trẻ rất dễ mắc 6 loại bệnh gồm: tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, nhiễm siêu vi, viêm não Nhật Bản, tay chân miệng và sốt xuất huyết.
Theo bác sĩ Dũng, trong mùa nắng nóng, bệnh tiêu chảy dễ bùng phát và phổ biến bởi thức ăn dễ bị hư thiu; môi trường ô nhiễm làm phát tán mầm bệnh; trẻ hay khát nước nên dễ uống những loại nước giải khát không đảm bảo vệ sinh.
Đối với ngộ độc thực phẩm, trong điều kiện thời tiết nắng nóng, nếu thức ăn không được bảo quản kỹ và việc chế biến không đảm bảo quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ gây ra ngộ độc thức ăn ở t.rẻ e.m, nhất là môi trường học đường.
Mùa nắng nóng cũng là thời điểm làm cho trẻ dễ bị nhiễm siêu vi khiến trẻ bị sốt, phát ban, quấy khóc, nôn ói, ăn uống khó khăn… Hiện có hơn 200 chủng siêu vi được phân lập, tuy nhiên hầu hết các chủng đều là siêu vi thông thường, ít có hại cho trẻ; bệnh có thể tự khỏi trong 5 – 7 ngày nếu được theo dõi và chăm sóc tốt. Một số siêu vi nguy hiểm có thể gây hại cho trẻ, chúng ta cần chú ý để có cách phòng ngừa chủ động bằng các loại vắc xin sẵn có như: siêu vi cúm, siêu vi sởi, siêu vi gây bệnh thủy đậu, bệnh sốt phát ban rubella…
Theo ghi nhận của các chuyên gia y tế về bệnh truyền nhiễm, tỷ lệ mắc bệnh viêm não Nhật Bản B ở t.rẻ e.m trong mùa nắng nóng thường cao hơn mùa mưa. Đây là bệnh lý khá nguy hiểm, diễn tiến nặng nếu không được phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, bệnh lý này hiện nay cũng đã có thuốc phòng ngừa hiệu quả, phần nào làm giảm bớt gánh nặng bệnh tật cho t.rẻ e.m.
Trong 2 tháng nắng nóng vừa qua, bệnh tay chân miệng gia tăng đáng kể gây lo lắng cho nhiều phụ huynh. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 t.uổi, nhiều nhất là ở nhóm trẻ dưới 3 t.uổi, khả năng lây lan rất cao. Bệnh liên quan đặc biệt đến vấn đề vệ sinh cá nhân, môi trường và thật sự nguy hiểm nếu xuất hiện các biến chứng về thần kinh như run chi, co giật, gồng người, hốt hoảng, lơ mơ… Nếu thấy trẻ có những biểu hiện này, phụ huynh nên khẩn trương đưa con đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời.
Riêng bệnh sốt xuất huyết cũng thường tăng cao vào mùa nắng nóng. Tại TP.HCM, theo báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, trong tuần qua đã phát hiện thêm 123 trường hợp mắc sốt xuất huyết, nâng số trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay lên hơn 1.700 trường hợp.
Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, số trường hợp mắc sốt xuất huyết cũng đang tăng lên từng ngày. Mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận khoảng từ 10-15 trẻ mắc sốt xuất huyết; nhiều trường hợp sốt xuất huyết độ 3-4 do phát hiện và nhập viện muộn.
H ãy cho trẻ tiêm đầy đủ vắc xin các loại bệnh mùa hè
Các chuyên gia dịch tễ học cũng cho biết, thời tiết oi bức, nhiệt độ môi trường tăng cao làm t.rẻ e.m thường bị chứng rôm sảy gây ngứa ngáy rất khó chịu. Trẻ cũng có thể bị say nắng nếu chơi ở ngoài nắng nóng quá lâu do cơ thể bị mất nước và muối khoáng khá nhiều qua sự bài tiết mồ hôi trên da, qua hơi thở.
Bác sĩ Dũng lưu ý các phụ huynh giúp trẻ phòng tránh những căn bệnh có nguy cơ phát sinh trong thời điểm nắng nóng này bằng cách cho trẻ tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin bệnh mùa hè như: viêm não Nhật Bản, viêm màng não mủ, thủy đậu…
Thực hiện vệ sinh cá nhân như rửa tay thường xuyên; vệ sinh môi trường sống xung quanh; xử lý các vật dụng, nơi có thể đọng nước, không để muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết có điều kiện phát triển.
Không nên để xảy ra hiện tượng nóng – lạnh đột ngột, nhất là ở người cao t.uổi, t.rẻ e.m, người mắc bệnh mạn tính. Nếu sử dụng máy lạnh nên để nhiệt độ khoảng từ 25 – 27 độ C và không nên cho luồng khí lạnh thổi trực tiếp vào người.
Thực hiện các biện pháp an toàn thực phẩm (ăn chín, uống chín, lựa chọn thực phẩm tươi, rõ nguồn gốc); không nên lạm dụng nước lạnh, nước đá; uống đủ lượng nước hằng ngày (người lớn trung bình 2 lít và t.rẻ e.m uống khi trẻ khát).
Khi trời nắng nóng không nên ra khỏi nhà, nếu phải ra khỏi nhà cần đội mũ rộng vành, mặc quần áo chống nắng; không tắm biển, tắm sông khi nắng gắt từ 12 – 16 giờ chiều; ăn nhiều rau củ quả để bổ sung các loại vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Ngày hè nắng nóng, trẻ uống nước bao nhiêu là đủ?
Cho trẻ uống nước nhiều quá hay ít quá đều không tốt cho sức khỏe của bé. Trong những ngày hè nắng nóng, lượng nước cần cung cấp cho trẻ như thế nào là đủ?
Trong những ngày hè, cùng với việc cung cấp bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe thì theo các chuyên gia dinh dưỡng, có một điều mà các bố mẹ đừng quên: đó là bổ sung nước cho con. Tuy nhiên, nhiều người chủ yếu chỉ quan tâm đến bữa ăn của con mà ít khi để ý các bé có uống đủ nước hay không. Bởi ngưới lớn thường cho rằng, các bé đã lớn nên tự biết uống nước khi thấy khát. Đặc biệt, có gia đình còn cho các bé uống sữa hoặc nước hoa quả thay nước lọc và cho rằng như thế đã cung cấp đủ lượng nước cho bé.
Trẻ cần được bổ sung nước đầy đủ, nhất là trong ngày nắng nóng để đảm bảo sức khỏe
Theo TS – BS Nguyễn Trọng Hưng – Viện Dinh dưỡng quốc gia – trong những ngày hè nắng nóng, không chỉ người lớn mà t.rẻ e.m cũng cần uống đủ nước mỗi ngày. Nếu lượng nước nạp vào cơ thể bị thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến điều hòa thân nhiệt, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, khiến trẻ bị táo bón. Thiếu nước cũng làm trẻ cảm thấy mệt mỏi, tinh thần không thoải mái, ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Do đó, việc bổ sung đủ nước cho trẻ vô cùng quan trọng.
Để biết trẻ đã uống đủ nước hay chưa, nhất là với trẻ còn nhỏ chưa biết nói, các bậc cha mẹ có thể quan sát màu nước tiểu của bé. Nếu thấy nuớc tiểu màu vàng sẫm hoặc số lần đi tiểu ít hơn bình thường thì chứng tỏ bé đang bị thiếu nước.
Nhu cầu nước của t.rẻ e.m phụ thuộc vào nhiều yếu tố như t.uổi, giới tính, mức độ hoạt động, sức khỏe cá nhân và điều kiện môi trường. Để cung cấp đủ nước cho trẻ, BS Nguyễn Trọng Hưng hướng dẫn cách tính toán như sau:
Trẻ dưới 10kg cần được cung cấp 100ml nước/kg cân nặng cơ thể trong một ngày. Ví dụ nếu bé nặng 9kg thì cần 900ml nước/ ngày. Bé nặng 10kg thì cần 1.000ml nước/ ngày.
Đối với trẻ có cân nặng lớn hơn 10 kg: lượng nước cần được cung cấp là 1.000 ml nước/10 kg 50 ml/kg cân nặng tăng thêm. Ví dụ một em bé nặng 11 kg cần lượng nước mỗi ngày là: 1.000 ml (50 ml x 1kg) = 1.050 ml. Trẻ 15 kg sẽ cần: 1.000 ml (50 ml x 5kg) = 1.250 ml nước/ngày
Với trẻ trên 20kg, lượng nước hàng ngày cần uống là 1.500 ml nước/20 kg đầu 20 ml/kg cân nặng tăng thêm. Ví dụ, trẻ 25 kg sẽ cần lượng nước là 1.500 ml (20 ml x 5) = 1.600 ml.
Trẻ trên 40kg, nhu cầu nước tương tự người trưởng thành, tức là cần 40ml nước/kg cân nặng/ ngày.
Lưu ý, lượng nước này bao gồm nước trong sữa, cháo, nước canh và các đồ uống khác mà trẻ sử dụng trong ngày.
Trong những ngày đặc biệt nắng nóng hay khi trẻ phải vận động thể lực nhiều, trẻ bị sốt, tiêu chảy thì nhu cầu nước sẽ nhiều hơn và các bậc cha mẹ nên lưu ý cho trẻ uống thêm để tránh rơi vào tình trạng mất nước.
Trẻ nhỏ cũng thường mải chơi mà quên uống nước, do đó các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ nên chuẩn bị sẵn bình nước ở nơi thuận tiện và chú ý nhắc trẻ uống nước thường xuyên, phân chia đều lượng nước trong ngày.
Cũng theo bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, thức uống trong ngày hè cho trẻ nên đa dạng như nước lọc, nước rau luộc, sữa, nước ép trái cây…Cha mẹ nên hạn chế cho trẻ uống các loại nước ngọt, nước có gas. Nhiều trẻ chỉ uống sữa mà không uống nước lọc cũng không tốt. Bởi trong sữa không chỉ có nước mà còn giàu đạm và các chất khác. Nếu trẻ uống nhiều sữa sẽ bị nạp quá nhiều năng lượng vào cơ thể, dễ dẫn đến nguy cơ thừa cân, béo phì.