Chỉ qua một thay đổi nhỏ, người chồng phát hiện vợ mắc trầm cảm và hành trình giúp vợ trị bệnh đầy ngưỡng mộ

“Có lẽ bản thân sẽ không bao giờ thoát khỏi chứng trầm cảm nếu không có sự hỗ trợ, quan tâm của chồng bên cạnh, em thực sự cám ơn anh…”!

Trầm cảm là một bệnh rối loạn cảm xúc. Dấu hiệu của loại bệnh này khá giống với những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, chán nản, mất động lực trong thời gian dài. Chính vì vậy mà có nhiều trường hợp, tuy đã mắc trầm cảm nhưng không biết, vẫn tưởng là bản thân chỉ hơi khó chịu, dẫn đến khám và điều trị muộn.

Cô gái trong những dòng tâm sự dưới đây là trường hợp như vậy, nhưng may mắn thay, cô có một người chồng hết lòng yêu thương và bao dung, cùng cô vượt qua căn bệnh trầm cảm nguy hiểm này.

Chỉ qua một thay đổi nhỏ, người chồng phát hiện vợ mắc chứng trầm cảm và quá trình vượt qua căn bệnh của họ - Ảnh 1.

Trầm cảm là căn bệnh diễn ra âm thầm nhưng hậu quả vô cùng đáng sợ (Ảnh minh họa).

Trầm cảm ập đến rất bất ngờ

Tôi là Laura Onstot, một y tá đang làm việc tại bệnh viện ở Mỹ. Do đặc thù của ngành nên tôi luôn bị căng thẳng do áp lực công việc. Có những ngày đông bệnh nhân, phải tăng ca đến khuya mới về nên tôi cũng không còn thời gian chăm sóc bản thân. Dần dần tôi trở nên cộc cằn, hay mệt mỏi và không hứng thú với cuộc sống.

Tuy nhiên mọi sự dần thay đổi khi gặp Chad, người đàn ông mà sau này trở thành chồng của tôi. Anh ấy rất lịch thiệp và ấm áp, biết quan tâm đến cảm xúc của tôi nên áp lực công việc cũng vơi bớt đi. Sau vài năm hẹn hò, chúng tôi quyết định kết hôn trong sự chúc phúc của bạn bè và hai bên gia đình.

Những tưởng cuộc sống sau này chỉ toàn màu hồng, nhưng không, công việc lại ngày càng áp lực và khiến tôi stress nặng. Mỗi lần tan làm, tôi chỉ muốn về nhà nằm ngủ ngay chứ không thích đi đâu nữa. Với những biểu hiện bình thường như vậy, Chad đã nhận ra tôi đang gặp vấn đề tâm lý.

Chỉ qua một thay đổi nhỏ, người chồng phát hiện vợ mắc chứng trầm cảm và quá trình vượt qua căn bệnh của họ - Ảnh 2.

Chỉ với những sự thay đổi nhỏ nhất, chồng tôi đã thấy tôi gặp bất thường (Ảnh minh họa).

Một ngày như mọi ngày, khi tôi đang nằm trên sofa thì Chad hỏi: “Em có ổn không đấy, em đang bị trầm cảm hả?”. Trong khi trước đó, tôi có nói đây là hậu quả của 3 tuần tăng ca không nghỉ nên không sao cả. Nhưng Chad nói rằng, anh đã kết hôn với em 9 năm rồi nên mọi bất thường của em, anh đều cảm nhận được.

Nhờ sự động viên của Chad, tôi đã gặp bác sĩ tâm lý để khám sức khỏe tinh thần. Đương nhiên kết quả không nằm ngoài dự đoán của anh ấy, tôi thực sự đang mắc trầm cảm và phải điều trị bằng thuốc. Khi nghe xong, tôi trở nên kích động và cáu gắt vì không tin được mình đã mắc căn bệnh ấy.

Đó là lần đầu tiên Chad nhìn thấy bệnh nhân trầm cảm. Ngày nào tôi cũng khóc và tuyệt vọng, thậm chí là kích động mạnh và đánh Chad. Anh ấy đã nhìn thấy con người yếu đuối nhất của tôi, một phần mà tôi chỉ muốn giấu sâu trong tâm hồn. Nhưng Chad vẫn ở đó, vẫn ân cần ôm lấy tôi nhẹ nhàng và an ủi.

Hành trình điều trị trầm cảm luôn có chồng bên cạnh  

Chad bảo rằng, trầm cảm là bệnh có thể chữa được, chỉ cần em cố gắng cùng với sự hỗ trợ của anh thì không gì là không thể. Hãy xem nó như là kiến cắn, muỗi đốt và tiếp tục điều trị rồi mọi thứ sẽ ổn. Nhờ sự động viên này, tôi đã bắt đầu dùng thuốc trầm cảm và ra khỏi nhà sau 1 tháng nhốt mình trong phòng.

Chỉ qua một thay đổi nhỏ, người chồng phát hiện vợ mắc chứng trầm cảm và quá trình vượt qua căn bệnh của họ - Ảnh 3.

Sau 1 tháng trầm cảm, tôi dần bớt đau buồn và ra khỏi nhà (Ảnh minh họa).

Mỗi khi thấy suy sụp, Chad đều nắm tay tôi đi dạo và bắt đầu cho tôi không gian riêng, chờ đến lúc tôi bình tâm lại để tâm sự những khó khăn. Anh ấy chỉ ngồi đó lắng nghe và tiếp thêm động lực, không bao giờ cố xen vào để thay đổi tôi. Những lần nói chuyện như vậy đều khiến lòng tôi nhẹ đi một chút.

Bản thân tôi là một y tá, chuyên giúp đỡ mọi người trị bệnh nhưng lại không thể tự chữa được căn bệnh của bản thân. Lúc ấy nghĩ lại, giá như tôi chịu khó quan tâm chăm sóc mình hơn, mỗi ngày đều ăn uống lành mạnh, tập thể dục và làm những gì mình thích… thì có lẽ đã không mắc trầm cảm.

Chad nói rằng, đó không phải là lỗi của em, cuộc đời này vẫn còn nhiều niềm vui chờ phía trước và anh sẵn sàng cùng em đi qua cơn bão này. Anh ấy luôn khuyến khích tôi đi gặp bác sĩ trị liệu, ra ngoài đi dạo cho khuây khỏa và làm hết mọi thứ trong nhà. Nhờ vậy mà áp lực trong tôi giảm đi phần nào.

Chồng tôi đóng vai trò quan trọng trong việc hồi phục tinh thần của tôi. Sau chuỗi ngày ân cần chăm sóc của Chad, tôi đã dần vui vẻ trở lại và tiếp nhận điều trị của bác sĩ. Tôi đã tự đến gặp bác sĩ một mình, tự đi dạo một mình và giao lưu lại với mọi người. Những điều này rất bình thường trước đó, nhưng sau khi trầm cảm thì chúng rất đỗi lạ lẫm, cứ như một đứa trẻ mới làm lần đầu vậy…

Sau vài tháng, bác sĩ tâm lý bảo tình trạng của tôi đã ổn định và có thể ngưng thuốc. Cảm xúc lúc ấy trong tôi như vỡ òa, chỉ muốn nhấc máy lên gọi ngay cho Chad và cám ơn anh. Cám ơn vì sự hỗ trợ, lòng trắc ẩn và kiên nhẫn của Chad trong thời gian qua. Cũng như gửi lời xin lỗi vì đã trở thành gánh nặng trong cuộc đời anh.

Chad như một tia sáng lóe lên trong tâm hồn đầy trầm cảm của tôi. Qua câu chuyện của bản thân, tôi muốn gửi lời động viên cho những người đã và đang mắc trầm cảm rằng, đừng cố gắng thoát khỏi căn bệnh này một cách nhanh nhất. Hãy để tâm hồn có thời gian tự chữa lành và đừng chạy trốn hiện thực.

Ngoài ra, sự đồng hành của người thân chính là liều thuốc tốt nhất để chữa trầm cảm. Hãy nhớ rằng, họ luôn ở đó chờ bạn bước ra khỏi “căn phòng tối” trong tâm hồn và trở lại với ánh sáng. Đừng bao giờ tham công tiếc việc như tôi, hãy quan tâm chăm sóc bản thân nhiều hơn để bệnh tật không có cơ hội tấn công.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *