GĐXH – Sữa chua tuy nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe nhưng vẫn cần chế độ và giờ ăn hợp lý để đạt hiệu quả tốt nhất.
Miệng hôi, cần cảnh giác 5 bệnh này nếu bạn đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ
GĐXH – Trên thực tế, hội miệng có nhiều nguyên nhân, đó không phải bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, đây cũng có thể là hồi chuông báo động của sức khỏe cơ thể.
Sữa chua từ lâu được biết đến là thực phẩm lợi ích cho đường ruột. Thậm chí, vua Pháp François Đệ nhất (thế kỷ 16) đã sử dụng sữa chua như một phương pháp để điều trị bệnh tiêu chảy nặng. Đầu thế kỷ 20, các hiệu thuốc còn đưa sữa chua vào bán thương mại, như một loại thuốc chữa bệnh.
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sữa chua cung cấp vitamin và khoáng chất như canxi, kali, kẽm, vitamin A, B2, đạm… Trong sữa chua chứa hàng triệu vi sinh, vào đường ruột sẽ tạo môi trường thuận lợi cho lợi khuẩn phát triển, ức chế hại khuẩn gây bệnh, hỗ trợ hệ tiêu hóa và miễn dịch khỏe mạnh. Nguồn đạm trong sữa chua là đạm chuẩn, hỗ trợ hấp thu các khoáng chất và giảm huyết áp.
Ăn sữa chua giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh. Ảnh minh họa
3 khung giờ nên ăn sữa chua
Ăn sau bữa ăn 1 – 2 giờ
Khi đói, lượng axit trong dạ dày sẽ cao hơn, tiêu diệt các lợi khuẩn có trong sữa chua. Vì thế, nếu ăn sữa chua khi đói, cơ thể sẽ không hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng bằng khi no. Tuy nhiên bạn cũng không nên ăn sữa chua vào lúc quá no, bởi 180g sữa chua cung cấp 100-150 kcal, khiến cơ thể hơi quá tải về năng lượng.
Thời gian thích hợp nhất để thưởng thức món sữa chua là sau bữa ăn 1-2 giờ. Lúc này, dịch dạ dày đã loãng do quá trình tiêu hóa thức ăn, độ pH cũng đạt mức phù hợp cho các lợi khuẩn phát triển tối đa.
Ăn sữa chua vào buổi xế chiều
Với những người thường xuyên tiếp xúc với máy tính và các thiết bị điện tử, sữa chua sẽ giúp giảm thiểu tác hại của bức xạ với cơ thể. Hãy ăn vào buổi xế chiều để có lợi nhất. Hàm lượng vitamin B sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại tác hại của tia bức xạ từ các thiết bị điện tử. Thành phần tyrosine, lượng đường trong sữa chua giúp cơ thể lấy lại năng lượng, xoa dịu cảm giác mệt mỏi sau những giờ làm việc vất vả.
Ăn sữa chua vào buổi tối
Trong hộp sữa chua có ít nhất 20% lượng vitamin D cơ thể cần trong một ngày. Đặc biệt, nhờ hàm lượng acid lactic cao và khả năng lưu giữ canxi hiệu quả, sữa chua giúp cơ thể bổ sung vitamin D và hấp thụ canxi tốt hơn, không chỉ làm đẹp tóc, da mà còn giúp xương và răng chắc khỏe hơn.
Từ nửa đêm tới rạng sáng là thời điểm cơ thể hấp thu canxi tốt nhất. Do đó, việc ăn sữa chua 1-2h trước khi đi ngủ sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho cơ thể hấp thụ canxi. Đây cũng là thời gian phù hợp để chất béo, năng lượng trong sữa chua không ảnh hưởng tới cân nặng của bạn.
3 thời điểm không nên ăn sữa chua
Sữa chua ăn cùng hoa quả chín sẽ giúp tăng đề kháng. Ảnh minh họa
Không ăn sữa chua khi đói
Dùng sữa chua vào lúc này giúp đẩy lùi cảm giác đói, tuy nhiên chúng lại không hề có lợi cho sức khỏe chút nào. Thói quen ăn sữa chua vào lúc bụng rỗng còn có thể gây tổn thương dạ dày và những vấn đề về tiêu hóa. Do đó, để tránh gây phản tác dụng bạn nên tránh dùng loại thực phẩm này khi đang đói.
Không hâm nóng sữa chua
Nhiều mẹ bỉm sữa ngâm sữa chua qua nước nóng hoặc hâm nóng qua lò vi sóng vì sợ viêm họng. Đây cũng là một cách ăn sai lầm bởi các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ mất khả năng hoạt động, hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa chua sẽ bị ảnh hưởng.
Do vậy, tốt nhất nếu sữa chua lạnh, bạn có thể để ngoài môi trường 30-45 phút, hoặc ngâm vào nước theo tỷ lệ 2 sôi, 1 lạnh trong 15 phút trước khi ăn.
Không để sữa chua đông đá
Nhiều người có thói quen mua sữa chua về để trên ngăn đá cho đông cứng thành đá rồi mới ăn. Nhưng đây là cách ăn hoàn toàn sai lầm, vì sữa chua đông cứng như vậy sẽ khiến một số vi khuẩn có lợi sẽ chết do nhiệt độ quá lạnh. Ăn như vậy sẽ không mang lợi cho sức khỏe.
Sữa chua nên ăn bao nhiêu là đủ?
Theo khuyến nghị của PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm, với người lớn nên ăn từ 1-2 hộp sữa chua mỗi ngày để chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa nói riêng và nâng cao sức khỏe toàn diện nói chung.
Trong khi đó với trẻ nhỏ từ 6 tháng đến một tuổi có thể ăn từ 2 thìa đến 1/2 hộp sữa chua. Khi trẻ được một tuổi có thể cho ăn ngày một hộp sữa chua để hỗ trợ tiêu hoá.
Có thể kết hợp sữa chua cùng hoa quả chín để tạo nên những món ăn mới mẻ, hấp dẫn và bổ dưỡng.
Lưu ý: Sữa chua nên bảo quản trong nhiệt độ từ 4 đến 8 độ C để duy trì lợi khuẩn.
4 tác dụng phụ đáng ngại khi ăn na mà nhiều người không biết
GĐXH – Hãy cân nhắc trước khi ăn na vì chúng chứa lượng đường cao, đặc biệt với những người bị bệnh tiểu đường.
Ăn bơ tốt nhưng đừng ăn theo cách này vì sẽ tăng cân nhanh hơn ăn thịt
GĐXH – Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn khoảng nửa trái bơ và tốt nhất nên ăn vào buổi sáng và không kết hợp đường sữa nếu muốn giảm cân.
Dứa ngon, bổ dưỡng nhưng ‘đại kỵ’ với nhóm người sau