Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã kích hoạt quy trình báo động đỏ và huy động ê-kíp xuyên đêm phẫu thuật nối bàn tay cho bệnh nhân.
Ngày 30/8, đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy ( TP.HCM) cho biết sau khi phẫu thuật nối bàn tay bị đứt lìa, tình hình của bệnh nhân ở Bình Dương đang có tiến triển khả quan.
Trước đó, chiều 29/8, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy, tiếp nhận bệnh nhân V.Đ.K. (nam, 50 t.uổi) ở Bình Dương, trong tình trạng b.ị c.hém đứt lìa bàn tay phải.
Khoa Cấp cứu của đơn vị này hiện tại luôn trong tình trạng quá tải do cùng lúc tiếp nhận nhiều bệnh nhân mắc Covid-19 nặng từ các nơi chuyển về.
Bài Viết Liên Quan
- Cắt bỏ 40cm ruột nổi hạch, cứu bệnh nhân bị bán tắc ruột non
- Cô gái 18 t.uổi không may nuốt…trôi thìa nhựa
- Cách để tránh nhầm lẫn giữa sốt phát ban murine typhus và COVID-19
Bệnh nhân đang được các y bác sĩ chăm sóc sau phẫu thuật nối bàn tay. Ảnh: Nguyên Hạnh.
Tuy nhiên, các bác sĩ đã nhanh chóng kích hoạt quy trình báo động đỏ để không bỏ lỡ thời gian vàng điều trị của bệnh nhân. Bởi nếu không xử lý kịp thời, bàn tay của bệnh nhân không thể cứu được.
Bác sĩ Đào Thanh Tú, khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình, thuộc ê-kíp phẫu thuật và điều trị bệnh nhân, cho biết khi ông K. được đưa đến Bệnh viện Chợ Rẫy đã là giờ thứ 4 sau tai nạn.
Ngay khi bệnh nhân được đưa vào cấp cứu, ê-kíp trực đã kích hoạt quy trình khẩn, chưa đầy một giờ sau khi nhập viện, ông K. được đưa lên phòng mổ và tiến hành phẫu thuật nối chi.
“Ca mổ diễn ra trong 6 giờ và được đ.ánh giá thành công bước đầu”, bác sĩ Tú nhận định.
Chiều nay, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, tỉnh táo, tiếp xúc tốt, đầu ngón tay và ngón tay đều hồng, ấm có thể nhúc nhích nhẹ, dấu bấm móng tay hồng. Bệnh nhân tiếp tục được các y bác sĩ theo dõi sát.
Trưa 29/8, một chiếc xe khách loại 50 chỗ chở F0 đi cách ly từ trường Tiểu học Thuận Giao đến trường Cao đẳng Y tế Bình Dương. Khi xe đi vào hẻm Lê Hồng Phong (phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một), 2 người trên xe xảy ra mâu thuẫn với một số người dân.
Ông K. cũng tới nói chuyện. Lúc này, một người mặc đồ bảo hộ lao vào đ.ánh ông K., còn một người khác lên xe lấy m.ã t.ấu c.hém ông K. đứt lìa bàn tay phải. Nạn nhân được người dân cầm m.áu và đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Bộ Y tế hướng dẫn 3 nhóm thuốc cho bệnh nhân COVID-19 tại nhà
7 loại thuốc thuộc 3 nhóm, sử dụng cho bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà, vừa được Bộ Y tế hướng dẫn.
Theo đó, 7 loại thuốc gồm nhóm hạ sốt, giảm đau; thuốc cân bằng điện giải; thuốc hỗ trợ nâng cao sức khỏe, sức đề kháng; thuốc sát khuẩn hầu họng; thuốc kháng virus; thuốc chống viêm và thuốc chống đông m.áu vừa được Bộ Y tế hướng dẫn sử dụng cho bệnh nhân COVID-19 tại nhà.
Trong số này, thuốc kháng virus sử dụng cho bệnh nhân điều trị ngoại trú tại nhà là Molnupiravir, hiện chưa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trong tình huống khẩn cấp hoặc cấp phép lưu hành chính thức.
Thuốc được dùng trong chương trình thử nghiệm lâm sàng và nghiên cứu tại cộng đồng, theo đề cương được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh quốc gia thông qua và Bộ Y tế cho phép triển khai. Từ ngày 27-8, thuốc này sẽ được cấp phát tới người dân tại TP.HCM.
Với nhóm chống viêm và chống đông m.áu, Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện kê đơn theo quy định ngày 14-7 của Bộ Y tế và các quyết định có liên quan, theo nguyên tắc chỉ định kết hợp thuốc này khi người bệnh có bất kỳ dấu hiệu suy hô hấp nào mà chưa kịp chuyển lên cơ sở thu dung, điều trị cho bệnh nhân.
Các bệnh nhân có chống chỉ định sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất không dùng thuốc này. Các dấu hiệu được coi là suy hô hấp ở người bệnh gồm khó thở, hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động.
Ở t.rẻ e.m là dấu hiệu thở bất thường, thở có rên hoặc rít. Khi kê đơn, các trạm y tế lưu động cần theo dõi các thuốc bệnh nhân đang sử dụng để tránh tương tác thuốc hoặc tai biến do dùng thuốc.
Hiện tại TP.HCM và Bình Dương có gần 56.000 F0 đang cách ly, điều trị tại nhà.