“Em trai tôi sống ở TPHCM đã dương tính với Covid-19 từ hơn hai tuần trước. Cậu ấy sống trong một con hẻm nhỏ, không ra khỏi nhà, chỉ ra ngoài đổ rác và không tiếp xúc với bất cứ ai trong phạm vi 3 m nhưng cuối cùng vẫn nhiễm Covid-19″.
“Trong suốt đại dịch vừa qua, tôi luôn theo đuổi và ủng hộ việc xét nghiệm diện rộng. Quan điểm của tôi là chúng ta đang ở một trận chiến vô cùng khốc liệt. Khi điều binh khiển tướng, bao giờ người chỉ huy cũng phải “đếm” binh số địch, kể cả xác địch, để đ.ánh giá lực lượng kẻ thù thì mới đưa ra kế sách hợp lý được.
Có thể trong bối cảnh hiện nay năng lực y tế của TPHCM không đủ để có giải pháp trị liệu cho tất cả các F0, phát hiện ra nhờ xét nghiệm diện rộng, vào bệnh viện chữa trị, nhưng ít nhất, khi phát hiện được F0, chúng ta sẽ giúp họ và những người xung quanh họ biết được nguy cơ và chủ động thực hiện việc cách ly tuyệt đối.
Bài Viết Liên Quan
- Toxoplasma – loại ký sinh trùng tấn công 30% dân số thế giới
- Cơ thể bạn có thể đang gặp vấn đề nếu bộ phận này đột ngột chuyển sang màu trắng
- Bệnh nhân nếu cùng mắc lao phổi và Covid-19 sẽ vô cùng nguy hiểm
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thái.
Không xét nghiệm diện rộng có thể dẫn đến “thảm họa” mà chúng ta đã bằng mọi giá không để xảy ra”, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thái nhấn mạnh trong cuộc trao đổi với Dân trí .
Ông Nguyễn Đức Thái là Việt kiều Mỹ, nhận bằng tiến sĩ tại Đại học California San Francisco (1984) dưới sự đào tạo của nhà sinh học phân tử nổi tiếng John D. Baxter. Ông được biết đến là người tìm ra gene đầu tiên cho bệnh Glaucoma đã gây mù lòa cho hơn 70 triệu dân số toàn cầu và nhận được g.iải t.hưởng cao nhất cho nghiên cứu Glaucoma của hội nghị thường niên nhãn khoa ARVO Hoa Kỳ.
– M ặc dù đã 3 tháng thực hiện các biện pháp gi ã n cách xã hội nhưng những ngày gần đây, TPHCM liên tục ghi nhận các ca F0 tăng đột biến trong cộng đồng . Ông lý giải ra sao về diễn biến đáng lo ngại nà y?
Gần đây, trên Tạp chí khoa học Lancet (một tạp chí khoa học có uy tín trên thế giới), CDC Hoa Kỳ và nhiều nhóm chuyên gia quốc tế đã đưa ra những bằng chứng về việc biến chủng Delta có thể lây qua các luồng không khí, khí dung, chứ không chỉ lây qua giọt b.ắn.
Một gia đình ở quận Phú Nhuận có 9 người, nhưng 4 người mắc Covid-19, trong đó một người lớn t.uổi đã qua đời. Hiện 3 thành viên trong gia đình đang là F0 và tự điều trị tại nhà vì có triệu chứng nhẹ (Ảnh: Hải Long).
Có nghĩa là, virus có thể tồn tại trong không khí và lây qua các luồng không khí, nên kể cả không trực tiếp tiếp xúc với F0 thì nhiều người vẫn có nguy cơ trở thành F0, do:
– Khi vô tình đi qua một nơi mà F0 đi qua.
– Sống trong cùng một tòa nhà chung cư với F0, nhưng sử dụng cùng một hệ thống thông gió hay sử dụng chung giếng trời.
– Đi siêu thị cùng một nơi với F0, ra vào ngân hàng, các điểm ATM nơi F0 đã từng xuất hiện trước đó…
– Các hẻm nhỏ nơi có mật độ dân số cao, nhà cửa san sát.
Đã có nhiều bằng chứng được các nhà khoa học đưa ra để chứng minh cho lo ngại này.
Ví dụ như việc lây nhiễm trong các khu chung cư xảy ra ở Hồng Kông, Hàn Quốc dù các ca bệnh không hề tiếp xúc với nhau. Có những ca bệnh ở cách nhau 5-6 tầng trong chung cư nhưng vẫn nhiễm bệnh.
Em trai tôi sống ở TPHCM đã dương tính với Covid-19 từ hơn hai tuần trước. Cậu ấy sống trong một con hẻm nhỏ, không ra khỏi nhà, chỉ ra ngoài đổ rác và không tiếp xúc với bất cứ ai trong phạm vi 3 m nhưng cuối cùng vẫn nhiễm Covid-19. Những ca bệnh lây lan dù F0 ngồi cách F1 cả chục mét cũng chứng minh những lo lắng của các nhà khoa học không phải không có bằng chứng.
Dịch tễ học truyền thống định nghĩa rằng, một loại virus được coi là lây trong không khí (như virus lao, sởi) khi mà hệ số lây nhiễm vào khoảng 18-20 (tức là một người có thể lây nhiễm cho 18-20 người).
Với virus Covid-19, hệ số lây nhiễm ước tính đang ở khoảng 6-8 nên nguy cơ lây qua không khí chưa được công nhận chính thức. Nhưng tôi vẫn cho rằng những lo ngại được các nhà khoa học quốc tế khuyến cáo gần đây thực sự đáng quan tâm, nó giải thích cho nhiều ca nhiễm không rõ nguồn lây hiện nay dù đã tuân thủ quy định về giữ khoảng cách…
Khi chúng ta đối mặt với quá nhiều nguy cơ như trên thì việc TPHCM đã giãn cách xã hội thời gian dài mà tình trạng dịch bệnh vẫn phức tạp sẽ không còn khó hiểu.
Đường phố tại TPHCM đông đúc trong những ngày trung tuần tháng 8.
Rất khó để đưa ra giải pháp cho tình trạng này, vì chúng ta đang phải đối mặt với một “kẻ địch” quá nguy hiểm với khả năng biến chủng nhanh chóng mà hệ thống đô thị, văn hóa sống khó ứng phó kịp thời. Điều cần làm là lãnh đạo TPHCM nhận ra thực tại và khuyến cáo cho người dân thành phố, đặc biệt là những con hẻm có mật độ dân cư cao, về nguy cơ này.
Không thực sự có giải pháp nào cho vấn đề này, trừ việc chúng ta có phương án giãn dân, di tản họ, phân tán họ, để đảm bảo mật độ giãn cách cần thiết.
Theo đó, những người có nhu cầu về quê, vùng sâu vùng xa, thành phố nên có kế hoạch kiểm định y tế gồm xét nghiệm âm tính và hỗ trợ phương tiện di chuyển an toàn đến nơi cư trú. Những cư dân trong các khu phố chật hẹp, cần được bóc tỉa qua xét nghiệm nhanh hay PCR và mang F0, F1 ra vùng xanh ngoại ô là giải pháp cần thiết.
– Ông nghĩ sao về nhận định của l ã nh đạo Sở Y t ế TPHCM khi cho biết các ca F0 tăng trong cộng đồng vì đang mở rộng xét nghiệ m?
Nếu theo dõi kỹ các giải pháp chống dịch của TPHCM sẽ thấy sau một giai đoạn ngắn tổ chức xét nghiệm diện rộng, thành phố đã từ bỏ có thể vì cho rằng nó quá tốn kém, không đạt được hiệu quả cao. Do đó việc phát hiện thêm nhiều ca nhiễm cộng đồng khi mở rộng lại xét nghiệm gần đây là hoàn toàn dễ hiểu.
Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Thái, việc dừng xét nghiệm F0 diện rộng trong cộng đồng dẫn đến nguy cơ bệnh dịch âm thầm lây lan.
Nhiều ý kiến không ủng hộ xét nghiệm diện rộng, nhưng tôi có quan điểm trái ngược về việc này. Hãy nhìn vào bài học của Vũ Hán (Trung Quốc).
Vũ Hán là thành phố đầu tiên xuất hiện Covid-19. Thành phố Vũ Hán có 11 triệu dân, từng có thời gian và chính sách giãn cách tương tự TPHCM, nhưng hiện giờ đã quay trở lại cuộc sống bình thường.
Trong gần 2 năm qua, Vũ Hán đã tổ chức 2 đợt xét nghiệm diện rộng cho người dân toàn thành phố, khi dịch bệnh có dấu hiệu trở nên phức tạp hơn. Lần gần đây nhất là 2 tuần trước, Vũ Hán mất 6 ngày để xét nghiệm cho toàn bộ 11 triệu dân, tìm ra được 9 ca dương tính, sau đó cách ly, khoanh vùng, truy vết những người tiếp xúc gần.
Với cách làm này, Vũ Hán chỉ chịu tốn kém chi phí xét nghiệm, nhưng không tổn hại nặng nề mọi mặt mặt như nơi khác. Nên tôi không cho đây là lãng phí.
Quay trở lại câu chuyện của TPHCM, tôi cho rằng việc dừng xét nghiệm F0 diện rộng trong cộng đồng dẫn đến nguy cơ bệnh dịch âm thầm lây lan. Theo các thống kê của các quốc gia trên thế giới, tỷ lệ các ca nhiễm được phát hiện ra chỉ bằng 1/5 đến 1/10 số ca nhiễm thực tế trong cộng đồng.
Kể cả có lạc quan là chúng ta làm tốt việc giãn cách, cũng phải chấp nhận thực tế số ca nhiễm ở TPHCM cao hơn con số thống kê. Thế nên sau một thời gian không xét nghiệm diện rộng, việc các ca F0 trong cộng đồng tăng vọt là điều hoàn toàn nằm trong dự báo.
Trong suốt đại dịch vừa qua, tôi luôn theo đuổi và ủng hộ việc xét nghiệm diện rộng. Quan điểm của tôi là chúng ta đang ở một trận chiến vô cùng khốc liệt. Khi điều binh khiển tướng, bao giờ người chỉ huy cũng phải đếm binh số địch, kể cả xác địch, để đ.ánh giá lực lượng kẻ thù thì mới đưa ra kế sách hợp lý được.
Có thể trong bối cảnh hiện tại năng lực y tế của TPHCM không đủ để có giải pháp trị liệu cho tất cả các F0, phát hiện ra nhờ xét nghiệm diện rộng, vào bệnh viện chữa trị, nhưng ít nhất, khi phát hiện được F0, chúng ta sẽ giúp họ và những người xung quanh họ biết được nguy cơ và chủ động thực hiện việc cách ly tuyệt đối.
Không xét nghiệm diện rộng có thể dẫn đến “thảm họa” mà chúng ta đã bằng mọi giá không để xảy ra.
Dù chi phí xét nghiệm cho toàn bộ dân số TPHCM có thể tốn kém lớn, nhưng nó không thể nào so với những thiệt hại, tổn thương do Covid-19 mang lại. Thực tế, thành phố đã có phòng xét nghiệm PCR siêu nhạy với công suất 100.000 mẫu/ngày… hay hơn nữa sẽ giúp giảm thiểu kinh phí và số lượng công việc.
– Nhưng có nhiều ý kiến cho rằng việc xét nghiệ m di ện rộng làm tăng nguy cơ lây nhiễm Covid-19, nên sẽ là lợi bất cậ p h ại khi đưa ra giải pháp này…
Nó còn tùy thuộc chúng ta chọn hình thức xét nghiệm như thế nào. Nếu tổ chức những đợt lấy mẫu tập trung thì nguy cơ lây nhiễm là có thật. Nhưng nếu để người dân tự lấy mẫu ở nhà thì nguy cơ này đã được hóa giải. Và nó cũng giúp việc lấy mẫu toàn thành phố diễn ra nhanh hơn, giảm gánh nặng cho lực lượng y tế.
Hiện nay Phó Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Đức Hoàng (Giám đốc Trung tâm Khoa học và Công nghệ Sinh học – ĐHQG TPHCM) và Trung tá, tiến sĩ, bác sĩ Hồ Hữu Thọ, Trưởng phòng Công nghệ gen và Di truyền tế bào, Viện Nghiên cứu y dược học quân sự (Học viện Quân y), đang cùng thực hiện chương trình Masa – một chương trình hỗ trợ người dân tự lấy mẫu xét nghiệm ở nhà, đồng thời quản lý các thông tin của họ qua một app riêng.
Kỹ thuật PCR siêu nhạy được tiến sĩ Hồ Hữu Thọ phát minh năm 2020 và phối hợp với công ty Anphabio để sản xuất đã đem lại hiệu quả cao trong công tác chống dịch ở Bắc Giang. Nên tôi có nhiều lý do tin rằng chương trình Masa ở TPHCM sẽ thành công
Cụ thể, người dân có thể tải app này. Mỗi một người đăng ký sẽ được cấp cho một mã số riêng. Mã số này được ghi cả trong hệ thống quản lý lẫn trên que lấy dịch hầu họng. Sau khi người dân tự lấy mẫu ở nhà, họ chỉ cần đặt ngoại cửa, các trạm y tế phường, các tổ dân phố sẽ đi thu gom rồi đưa đến các trung tâm xét nghiệm.
Với sự kết hợp các nguồn lực này, phòng xét nghiệm PCR siêu nhạy đã được thành lập và cung cấp năng lực xét nghiệm cho TPHCM có thể đạt được mức 100.000 mẫu/ngày, khi được vận hành đầy đủ và khả năng hàng triệu mẫu trong ngày khi được nhân rộng ra.
Với hệ thống tổ chức PCR siêu nhạy này, TPHCM sẽ chỉ mất khoảng 2 tuần để đ.ánh giá được cơ bản tình hình dịch bệnh của thành phố, hướng dẫn người dân cách ly và bắt đầu thiết lập các vùng xanh rồi mở rộng nó; tốn phí 1/5 hay ít hơn nữa mà Vũ Hán đã làm.
Quảng Nam: Khởi tố vụ án làm lây lan dịch Covid-19 liên quan người phụ nữ trốn cách ly
Một phụ nữ buôn bán ở TP.Đà Nẵng về quê ở Quảng Nam, trốn khai báo y tế, không chịu cách ly. Hậu quả, 4 người dương tính với Covid-19.
P.Điện Ngọc đã nhanh chóng lập 11 chốt liên ngành kiểm soát người, phương tiện ra vào các tuyến đường tại khu vực phong tỏa ở nơi có ca nhiễm. ẢNH: THANH HỒNG
Sáng 21.8, đại tá Lê Trung Hai, Trưởng công an TX.Điện Bàn (Quảng Nam), cho biết đơn vị vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người khác liên quan một người phụ nữ ở khối phố Tứ Hà (P.Điện Ngọc, TX.Điện Bàn) trốn cách ly phòng dịch Covid-19.
Bản tin Covid-19 ngày 20.8: TP.HCM chuẩn bị cách ly triệt để | Quân đội, công an sẵn sàng hỗ trợ thành phố dập dịch
Theo điều tra dịch trễ mà Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TX.Điện Bàn thông tin, người phụ nữ này làm nghề bán rau tại chợ An Hải Đông (Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng). Từ ngày 31.7 đến ngày 9.8, người này về từ TP.Đà Nẵng nhưng không đến trạm y tế khai báo y tế và cách ly tập trung theo đúng quy định. Trong thời gian này, người này đã tiếp xúc với nhiều người.
Qua xét nghiệm, người này có kết quả dương tính Covid-19. Tiếp tục truy vết xác định có 5 trường hợp F1 có liên quan, trong đó có chồng của bệnh nhân cũng có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19.
Những người đã tiếp xúc với chồng của bệnh nhân cũng có kết quả xét nghiệm dương tính Covid-19 là 2 người cùng trú tại khối phố Tứ Hà.
Ngoài ra, qua truy vết xác định có 33 trường hợp F1 và 125 trường hợp F2 liên quan đến người chồng. P.Điện Ngọc đã nhanh chóng lập 11 chốt liên ngành kiểm soát người, phương tiện ra vào các tuyến đường tại khu vực phong tỏa ở nơi có ca nhiễm.
Trước đó, Công an H.Thăng Bình (Quảng Nam) cũng đã khởi tố vụ án làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho người khác mà chị P.T.D (29 t.uổi, ở tổ 2 thôn Liễu Trì, xã Bình Nguyên, H.Thăng Bình) có liên quan. Theo đó, chị D. buôn bán ở TP.Đà Nẵng đi xe máy về quê ở Quảng Nam đã né chốt kiểm soát dịch, không khai báo y tế… Hậu quả, một khu dân cư bị phong tỏa sau khi xác định 3 người dương tính với Covid-19.