Nhóm chuyên gia của Mỹ và Trung Quốc nghiên cứu thời điểm bệnh nhân COVID-19 có khả năng lây lan nCoV cao nhất.
Bài Viết Liên Quan
- Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn uống bia suốt 1 tuần?
- Dấu hiệu chiếc chảo có thể gây ung thư
- 5 lợi ích của việc ăn bữa tối sớm hơn
Kết quả được công bố trên tạp chí JAMA Internal Medicine , do nhóm chuyên gia tại Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, và Trường Y tế Công cộng Đại học Boston, Mỹ, thực hiện.
Dự án phân tích trên các bệnh nhân COVID-19 (có xét nghiệm khẳng định rRT-PCR) ở tỉnh Chiết Giang trong thời gian tháng 1-8/2020. Theo Miamiherald, các tác giả xác định được 9.000 người tiếp xúc gần (F1) với 730 F0. Họ là người sống cùng nhà (bạn bè, thân nhân), đồng nghiệp, nhân viên trong bệnh viện, người đi chung xe với những F0 nói trên.
Nhóm nghiên cứu theo dõi F0 ít nhất 90 ngày sau khi họ có kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV. Trong số này, 89% bệnh nhân triệu chứng nhẹ đến trung bình, 11% không triệu chứng.
Nhóm phát hiện người sống cùng hoặc tiếp xúc F0 nhiều lần có tỷ lệ lây nhiễm nCoV cao hơn so với các tiếp xúc khác. Đặc biệt, nguy cơ càng cao hơn ở các F1 tiếp xúc F0 trong hai thời điểm: Hai ngày trước khi bệnh nhân khởi phát triệu chứng hoặc 3 ngày sau khi bệnh nhân khởi phát triệu chứng.
Mô tả nguy cơ phát tán nCoV trong thời điểm khởi phát triệu chứng ở các bệnh nhân Covid-19. (Ảnh: JAMA Internal Medicine)
Nguy cơ cao nhất (đạt đỉnh) tại ngày 0. Điều này cũng có ý nghĩa ngay trước khi khởi phát triệu chứng, bệnh nhân đã có khả năng lây nhiễm, phát tán nCoV ra bên ngoài, sang người lành. Thời gian phát tán SARS-CoV-2 cao nhất kéo dài tới 6 ngày.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng phát hiện nếu F0 của họ không có triệu chứng, những F1 sau đó khi mắc COVID-19 và cũng có đặc điểm tương tự.
Vì vậy, nhóm tác giả cảnh báo khi các F1 tiếp xúc F0 trong khoảng thời gian này và có kết quả xét nghiệm nhanh âm tính, chúng ta cần cẩn trọng để tránh hiện tượng âm tính giả. F1 vẫn cần tự cách ly, theo dõi cho đến khi xét nghiệm rRT-PCR.
Theo tiến sĩ, giáo sư dịch tễ Leonardo Martinez, Trường Y tế Công cộng, Đại học Boston, Mỹ, trước đây, các nghiên cứu đều tập trung về tải lượng virus hoặc số lượng virus trong đường hô hấp trên của F0 để dự báo khả năng phát tán nCoV của họ. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu từ Trung Quốc và Mỹ đã tìm thấy những bằng chứng khác để lý giải nguyên nhân một số F0 trở thành bệnh nhân siêu lây nhiễm.
Chìa khóa nằm ở thời điểm họ khởi phát triệu chứng. Càng nhiều người tiếp xúc bệnh nhân trong thời gian họ dễ phát tán nCoV, nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng càng nhanh, nhiều.
Tuy vậy, nghiên cứu này thực hiện trên chủng nCoV đầu tiên – chủng xuất hiện ở Vũ Hán. Do đó, các nhà nghiên cứu cũng tự nhận không thể khẳng định điều này với biến chủng Delta – vốn được cho là dễ lây lan, nguy cơ gây bệnh nặng hơn.
Một nghiên cứu khác công bố trên tạp chí The Lancet vào tháng 11/2020 cho thấy bệnh nhân COVID-19 dễ phát tán nCoV nhất trong 5 ngày đầu tiên kể từ khi họ bị virus tấn công.
Bệnh nhân Covid-19 tập thở như thế nào để phổi khỏe?
Virus SARS-CoV-2 tấn công chính vào phổi. Vì thế, Bộ Y tế, chuyên gia đều khuyến cáo bệnh nhân nên tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày.
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Phương Anh, Bệnh viện Phổi Trung ương, trong số các bệnh nhân Covid-19, khoảng 20-33% người bệnh không có triệu chứng. Hầu hết (khoảng 70%) chỉ sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi, không bị viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng một tuần. Tuy nhiên, có khoảng 23% diễn biến nặng và trong số này tỷ lệ t.ử v.ong khoảng 6%.
Các yếu tố làm bệnh diễn biến nặng là t.uổi 60, giới tính nam, người có các bệnh nền như béo phì, bệnh tim mạch, bệnh thận mạn, đái tháo đường, bệnh phổi mạn tính, hút t.huốc l.á, ung thư, ghép tạng…
Tuy nhiên, cần lưu ý là Covid-19 là bệnh diễn biến từng ngày, có thể trong giai đoạn đầu bệnh nhân không có triệu chứng nhưng 5-7 ngày sau triệu chứng tăng lên. Vì thế, việc tăng sức đề kháng và miễn dịch của cơ thể ngay từ đầu là rất quan trọng. Cụ thể gồm phục hồi chức năng và dinh dưỡng.
“Tập luyện và dinh dưỡng hợp lý ngay từ đầu sẽ giúp chúng ta có sức đề kháng tốt, tăng cường sức khỏe tinh thần và thể chất để giảm tối đa tình trạng chuyển nặng”, Bs Phương Anh nhấn mạnh.
Theo đó, can thiệp phục hồi chức năng sớm là cần thiết đối với người bệnh Covid-19 để tránh tiến triển nặng và giảm nguy cơ tàn tật ở giai đoạn phục hồi của bệnh. Phục hồi chức năng đã được chứng minh giúp cải thiện nhận thức của người bệnh, giảm thời gian thở máy, cải thiện chức năng hô hấp và giảm nguy cơ biến chứng, giảm thời gian nằm viện, giảm tỷ lệ t.ử v.ong.
Tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày
Với bệnh nhân không triệu chứng, thể nhẹ thì mục tiêu phục hồi chức năng nhằm tăng cường sức khỏe tinh thần và thể chất để giảm tối đa chuyển nặng, cải thiện chức năng hô hấp (tăng lượng không khí ra vào phổi), tăng cường khả năng vận động chi và các cơ tham gia hô hấp, Bs Phương Anh cho biết.
Các kỹ thuật phục hồi chức năng bao gồm tập các kiểu thở là chính (tập thở chúm môi, tập thở cơ hoành), tập dưỡng sinh, các kỹ thuật tập vận động là cần thiết tuy nhiên cần tăng dần cường độ và thời gian tùy khả năng của mỗi người. Nếu người nhiễm Covid-19 có tiết nhiều đờm thì bổ sung các kỹ thuật thở chu kỳ chủ động và kỹ thuật ho hữu hiệu.
Theo Bs Phương Anh, bài tập thở này rất tốt cho hô hấp của bệnh nhân Covid-19. Virus SARS-CoV-2 tấn công chính vào phổi vì thế việc chú trọng phục hồi chức năng hô hấp là rất quan trọng, không chỉ giai đoạn mắc bệnh và cả giai đoạn “hậu Covid-19”.
Vì thế, bác sĩ khuyên dù sốt, mệt, bệnh nhân cũng nên duy trì các bài tập thở này, ít nhất 15 phút mỗi ngày. Và nếu không may bệnh nhân có diễn biến sang thể nặng và trung bình thì các bài tập này cũng giúp ích rất nhiều cho người bệnh. Họ đã biết được phương pháp thở và duy trì thường xuyên các bài tập đó sẽ giúp tăng cường thông khí vào phổi.
Khi gặp tình trạng khó thở, họ biết cách kiểm soát để giảm tình trạng khó thở và nếu có chuyển sang giai đoạn nặng thì bệnh nhân sẽ không nhanh chóng rơi vào tình trạng suy hô hấp vì cơ hô hấp đã được tập luyện.
Nguyên tắc tập luyện :
– Luôn đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét với người xung quanh, tránh tiếp xúc trực tiếp trong quá trình tập.
– Môi trường tập luyện: nên tập luyện trong môi trường thoáng mát, không quá nóng hay quá lạnh. Nên mở cửa sổ để thông thoáng phòng.
Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể cải thiện oxy phổi bằng cách nằm ở tư thế nằm sấp. Điều này sẽ giúp cải thiện nhịp thở và tăng độ bão hòa oxy.
Về dinh dưỡng , bệnh nhân cần chú ý ăn đủ chất dinh dưỡng, chịu khó ăn càng nhiều càng tốt dù không muốn ăn, uống nước đủ, nên uống nước ấm. Đồng thời luôn giữ tinh thần lạc quan thoải mái, không suy nghĩ quá nhiều về bệnh.