Rối loạn tiêu hóa kéo dài có phải ung thư không?

Thời gian gần đây bố tôi liên tục bị rối loạn tiêu hóa, có ngày ông vào nhà vệ sinh đến 3-4 lần, liệu có phải dấu hiệu của ung thư đại trực tràng.

Bố tôi đã 65 t.uổi, chưa từng đi kiểm tra sức khỏe.

TS.BS Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện K; Trưởng khoa Ngoại bụng I, Bệnh viện K cho biết, dấu hiệu ung thư đại trực tràng giai đoạn đầu dễ gây lầm tưởng với các bệnh lý đường tiêu hóa khác, do đó phần lớn bệnh nhân ung thư đại trực tràng ở nước ta được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, chủ yếu là giai đoạn 3-4 nên điều trị gặp nhiều hạn chế; nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, tỉ lệ sống sau 5 năm lên tới trên 90%.

Bài Viết Liên Quan

roi loan tieu hoa keo dai co phai ung thu khong 5cd 5986415

Ở giai đoạn sớm, ung thư đại trực tràng thường không có biểu hiện rõ ràng khiến người bệnh chủ quan, lầm tưởng với nhiều bệnh lý đường tiêu hóa khác. Tuy nhiên khi có những triệu chứng sau, cần đặc biệt lưu ý đến ung thư đại trực tràng:

Rối loạn tiêu hóa kéo dài: Bệnh ung thư đại trực tràng có biểu hiện ở mọi bộ phận liên quan đến đường tiêu hóa. Một số dấu hiệu thường gặp như hơi thở hôi, hay ợ hơi, ợ chua, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn. Đau quặn bụng, đau râm ran là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn. Song một vài trường hợp, nó báo hiệu sự tồn tại của các khối u ở dạ dày – ruột.

Chán ăn, khó tiêu, đầy trướng bụng trên vùng rốn, ăn không ngon là tình trạng thường thấy ở người bệnh ung thư đại tràng. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, sút cân.

Người bị ung thư đại trực tràng bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần trong ngày rất giống với triệu chứng bệnh lị. Tuy nhiên, người mắc bệnh lị có thể điều trị bằng cách dùng kháng sinh, còn loại thuốc này không có tác dụng với bệnh nhân ung thư đại trực tràng.

Giảm cân bất thường: Không phải do tập luyện hay ăn kiêng giảm cân mà cơ thể đột ngột sút cân thì bạn cũng không nên coi thường. Rất có thể đó là dấu hiệu của ung thư, nhất là ung thư đại tràng, dạ dày hoặc các bộ phận khác liên quan đến đường tiêu hóa.

Các rối loạn liên quan bài tiết phân: Đại tràng là cơ quan bài tiết phân trong quá trình tiêu hóa, nên ở giai đoạn sớm, người bệnh thường hay bị chứng rối loạn đại tiện, bài tiết phân như đi táo, đi lỏng thất thường, tình trạng này kéo dài.

Ung thư đại trực tràng thường khiến người bệnh đau quặn, mót rặn, khó chịu khi đi ngoài. Khi đi đại tiện, người bệnh thường bị đau quặn, mót rặn, phân nhày mũi m.áu và phân nát, phân hình lá lúa (do phân phải đi qua khối u), đi xong vẫn muốn rặn tiếp.

Phân mỏng, hẹp so với bình thường: Kích thước của chất thải cũng giúp phát hiện những bất thường trong hệ tiêu hóa. Tình trạng phân mỏng rất có thể do một vật cản giống như một khối u khiến phân bị chặn lại. Nếu phân có kích thước mỏng như một chiếc bút chì hoặc có hình lá lúa do phải đi qua khối u thì cần đề cao cảnh giác.

Xuất hiện m.áu trong phân : Đại tiện kèm m.áu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân. Một số trường hợp, ở giai đoạn cuối bệnh nhân còn thấy h.ậu m.ôn trực tràng sa xuống, toàn thân gầy đi, số lần đại tiện tăng lên, khi táo bón, khi tiêu chảy.

Đây là triệu chứng phổ biến của căn bệnh song nó không đồng nghĩa mọi trường hợp phân có m.áu đều do mắc ung thư đại tràng. Nếu mắc bệnh khác như trĩ, nứt h.ậu m.ôn bạn cũng gặp hiện tượng trên. Cần phân biệt đại tiện ra m.áu do trĩ thường là m.áu tươi. Còn bệnh nhân ung thư trực tràng thường xuất huyết dưới dạng m.áu lẫn với nhầy. Vì m.áu c.hảy ở niêm mạc vùng ung thư có thể bị viêm nên tiết nhầy.

Mệt mỏi và suy nhược: đây là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư nhưng lại dễ bị bỏ qua nhất. Mệt mỏi do ung thư đại tràng thường liên quan đến thiếu m.áu do mất m.áu trong phân. Người bệnh cảm thấy kiệt sức ngay cả khi đã nghỉ ngơi, đồng thời suy nhược cơ thể một cách nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.

Trong trường hợp của bố bạn, bạn miêu tả chưa cụ thể nên không rõ tình trạng rối loạn tiêu hóa như thế nào, có gây sút cân không? Có đi ngoài ra m.áu không nên rất khó có thể đưa ra nhận định.

Tuy nhiên, ông đã 65 t.uổi, chưa đi kiểm tra sức khỏe, trong đó có nội soi đại tràng, bạn nên thu xếp đưa ông đi khám sức khỏe, nội soi đại tràng để kịp thời phát hiện nguy cơ.

Ung thư đại trực tràng nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ được chữa khỏi lên tới 90%. Nhiều người đã sống khỏe mạnh hơn 20 năm sau khi phát hiện bệnh.

Khó nuốt thức ăn, coi chừng mắc bệnh nguy hiểm này

Khó nuốt có thể hiểu là nhai và nuốt thức ăn rất lâu, nghẹn trong khi ăn, hoặc thức ăn kẹt trong cổ họng mà không trôi đi.

kho nuot thuc an coi chung mac benh nguy hiem nay 55f 5863452

Khó nuốt có thể là dấu hiệu của ung thư thực quản – ẢNH SHUTTERSTOCK

Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh khuyến cáo, nên đi khám ngay lập tức nếu gặp khó khăn khi nuốt thức ăn hoặc đồ uống, theo Express .

Và cần được cấp cứu ngay nếu thức ăn mắc kẹt trong thực quản hơn 15 phút mà không trôi đi, ngay cả khi đã uống nước, theo WebMD.

Khó nuốt cũng có thể là dấu hiệu của một số loại ung thư.

kho nuot thuc an coi chung mac benh nguy hiem nay 2e6 5863452

Đi khám ngay nếu cảm thấy khó nuốt thức ăn hoặc đồ uống – ẢNH SHUTTERSTOCK

Ung thư thực quản

Ung thư thực quản xảy ra khi một khối u ung thư ác tính hình thành trong lớp niêm mạc của thực quản, có thể gây khó nuốt.

Ung thư thường không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào khi mới bắt đầu, khi khối u còn nhỏ, nhưng nó có thể dẫn đến khó nuốt, ợ chua và giảm cân.

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày xảy ra khi các tế bào ung thư hình thành trong niêm mạc dạ dày, vị trí của khối u có thể gây khó nuốt. Vì rất khó phát hiện nên thường không được phát hiện cho đến giai đoạn muộn, theo Healthline .

Viêm nắp thanh quản

Nắp thanh quản là phần nắp bên dưới lưỡi đóng lại trên khí quản trong khi ăn để ngăn chặn thức ăn đi vào đường thở.

Viêm nắp thanh quản xảy ra khi nắp thanh quản – một “nắp” sụn nhỏ bao phủ khí quản, bị sưng lên, cản trở luồng không khí vào phổi.

Các triệu chứng bao gồm đau họng nghiêm trọng, sốt, khàn giọng, có tiếng rít khi hít vào, khó thở, khó nuốt, chảy nước dãi.

Đây là một tình trạng có thể đe dọa đến tính mạng, cần phải cấp cứu khẩn cấp. Nếu thấy ai đó đột nhiên khó thở và khó nuốt, hãy gọi cấp cứu ngay, theo Mayo Clinic.

Các triệu chứng của khó nuốt

Trong trường hợp bình thường, mọi người hiếm khi bị nghẹn. Đôi khi, thức ăn bị kẹt trong thực quản trong vài giây nhất là thức ăn đặc, nhưng sẽ trôi đi hoặc dễ dàng trôi đi khi uống nước.

Nhưng nếu gặp các triệu chứng sau, cần đi khám:

Cảm thấy có gì đó mắc kẹt trong cổ họng

Trào ngược, ợ nóng

Ho hoặc nghẹn khi nuốt: Thường xuyên bị nghẹn

Đau khi nuốt

Khó ăn thức ăn đặc

Nhai và nuốt rất lâu

Chảy nước dãi

Khàn giọng

Chán ăn, giảm cân bất ngờ

Viêm phổi tái phát: Dấu hiệu cho thấy thức ăn có thể đi vào phổi chứ không vào thực quản , theo WebMD.

Các bệnh khác gây khó nuốt

Tuy nhiên, khó nuốt còn có thể do nhiều bệnh gây ra, và trong nhiều trường hợp không phải do ung thư, nhưng tốt nhất cũng nên đi kiểm tra.

Những bệnh có thể gây khó nuốt, bao gồm:

Bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng hoặc bệnh xơ cứng teo cơ một bên ALS

Rối loạn chức năng cơ miệng hoặc cơ hầu họng do đột quỵ

Cơ vòng không thể giãn được khiến mật và dịch tụy không thể lưu thông

Hẹp thực quản do trào ngược axit hoặc do khối u

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Ợ chua

Bướu cổ

Viêm thực quản do trào ngược axit hoặc một số loại thuốc.

Viêm thực quản do herpes

Nhân giáp: Nhân giáp là một khối u có thể phát triển trong tuyến giáp

Tăng bạch cầu đơn nhân n.hiễm t.rùng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *