Một nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng, phân tử trong nọc của một loại rắn độc có khả năng ức chế virus SARS-CoV-2 nhân lên, mở ra một hướng đi cho việc nghiên cứu thuốc kháng virus gây bệnh Covid-19.
Bài Viết Liên Quan
- Khi ăn nấm, nhớ cho kỹ những lưu ý này kẻo ngộ độc c.hết người
- Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam nói gì về gia hạn sử dụng vaccine COVID-19 Pfizer?
- 7 nguyên nhân ít ai biết về sự xuất hiện của… “râu” ở nữ giới
Một nhà khoa học kiểm tra mẫu thử trong khuôn khổ nghiên cứu dùng phân tử trong nọc độc rắn để chống lại SARS-CoV-2 (Ảnh: Reuters).
Trong bài nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa Molecules , các nhà khoa học Brazil cho biết, họ đã phát hiện ra một phân tử trong nọc độc của một loại rắn có thể ức chế sự sinh sản của virus SARS-CoV-2 trong tế bào khỉ.
Cụ thể, nghiên cứu chỉ ra rằng, phân tử được có trong nọc độc của rắn jararacussu đã ức chế 75% khả năng nhân lên của virus trong tế bào khỉ.
Rafael Guido, giáo sư Đại học Sao Paulo, Brazil và là một tác giả của nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi đã chứng minh được thành phần nọc rắn này có thể ức chế một loại protein rất quan trọng của virus”.
Phân tử được nhắc đến là một chuỗi axit amin, có thể kết nối với một loại enzyme của SARS-CoV-2 mà không làm tổn thương các tế bào khác. PLPro rất quan trọng đối với sự sinh sản của virus.
Ngoài ra, ông Guido cho biết, phân tử trên có thể được tổng hợp trong phòng thí nghiệm, không cần tới quá trình nuôi hoặc bắt rắn. Theo Reuters , nghiên cứu này được xem là một trong những bước đầu tiên có thể đặt nền tảng cho việc điều chế ra một loại thuốc chống lại virus gây nên bệnh Covid-19.
Tuy nhiên, Giuseppe Puorto, một nhà nghiên tại Viện Butantan ở Sao Paulo bày tỏ lo lắng khi “nhiều người đã bắt đầu đi săn rắn jararacussu ở Brazil vì nghĩ rằng chúng sẽ cứu được thế giới”. Puorto nhấn mạnh rằng, phân tử trong nọc độc rắn mới là thứ được xem có hiệu quả trong việc ức chế SARS-CoV-2 chứ không phải cả con rắn.
Trong bước kế tiếp, các nhà nghiên cứu sẽ đ.ánh giá hiệu quả của các liều lượng khác nhau của phân tử nói trên và xem liệu nó có thể ngăn chặn virus xâm nhập vào tế bào ngay từ đầu hay không, theo Đại học Bang Sao Paulo (Unesp). Họ hi vọng sẽ có thể thử nghiệm trên người, nhưng chưa đưa ra mốc thời gian cụ thể.
Jararacussu là một trong những loài rắn lớn nhất ở Brazil, dài tới 2m. Loài này thường sống ở khu vực rừng ven biển Đại Tây Dương và cũng được tìm thấy ở Bolivia, Paraguay và Argentina.
CDC Mỹ khuyến nghị tiêm vắc xin Covid-19 cho thai phụ
Theo Đài CNN, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ đưa ra hướng dẫn mới rằng thai phụ nên sớm tiêm vắc xin Covid-19 vì các dữ liệu suốt thời gian qua cho thấy việc chủng ngừa là an toàn với đối tượng này.
Tiêm vắc xin Covid-19 cho thai phụ tại Brazil. Ảnh REUTERS
“Hiện tại, không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy vắc xin Covid-19 có thể gây hại đến khả năng sinh sản ở cả phụ nữ và nam giới. Ngoài ra, bằng chứng về tính an toàn và hiệu quả của vắc xin Covid-19 đối với nhóm đối tượng là phụ nữ mang thai đang ngày càng vững chắc. Dữ liệu cũng cho thấy lợi ích của việc chủng ngừa là vượt trội hơn bất kỳ rủi ro tiềm ẩn nào đã được ghi nhận đến nay”, hướng dẫn mới của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ) cho hay.
Tiến sĩ Sascha Ellington, chuyên gia chăm sóc sức khỏe sinh sản của CDC Mỹ, nhận định: “Vắc xin Covid-19 là an toàn với thai kỳ. Phụ nữ mang thai nếu mắc Covid-19 có thể phải đối diện với nguy cơ sinh non hoặc sẩy thai. Việc chủng ngừa sẽ giúp bảo vệ họ khỏi nguy cơ này”.
Mới đây, thông tin từ website Bộ Y tế Úc ( health.gov.au ) cho biết chính phủ ban hành tài liệu “Hướng dẫn chủng ngừa Covid-19 dành cho phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc dự định mang thai”, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của vắc xin Covid-19 với nhóm đối tượng này.
Tuy nhiên, nhà chức trách Úc cũng lưu ý nhóm phụ nữ trên vốn không phải là đối tượng chính trong thử nghiệm lâm sàng của nhiều nhà sản xuất vắc xin Covid-19. Do đó, họ cần thận trọng và xin ý kiến bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình trước khi tiêm phòng.