Không khí tại khoa điều trị bệnh nhân COVID-19 Bệnh viện Hùng Vương ( quận 5, TP.HCM) lúc nào cũng hối hả. Xuyên qua lớp khẩu trang là tiếng phân công kíp mổ, gọi oxy cấp cứu.
Bài Viết Liên Quan
- Ghi nhớ 5 lưu ý sau để dùng thuốc điều trị thủy đậu an toàn
- Lợi ích từ củ sen đối với sức khỏe
- Tiêu thụ loại đồ uống này để có sức khỏe tim mạch tốt hơn
“Thiên thần” được các bác sĩ phẫu thuật lấy từ bụng mẹ F0 – Ảnh: TỰ TRUNG
Trưng dụng tòa nhà Cát Tường làm nơi đón các sản phụ F0, Bệnh viện Hùng Vương như gửi đến các bà mẹ, em bé lời cầu nguyện may mắn ngay từ phút đầu tiên nhập viện.
Rất khác với hình ảnh của những khoa phụ sản thông thường với những ông chồng đưa vợ đi sinh, với những bà mẹ tay xách nách mang lo lắng cho con gái, cho cháu ngoại, cháu nội, với những người mẹ ôm ấp bé sơ sinh không rời…, nơi đây chỉ có các sản phụ một mình với cuộc vật lộn sinh tử để giữ lấy nhịp thở, một mình với cuộc vượt cạn banh da xẻ thịt.
Thở vốn đã là một khó khăn với sản phụ trong những ngày cuối thai kỳ, huống chi đây lại là những bệnh nhân COVID-19. Trong phòng dành cho các sản phụ F0 không có triệu chứng, các mẹ nằm nghiêng tập thở. Phòng triệu chứng nhẹ, mỗi mẹ gắn với chiếc bình oxy, có người phải gắn thêm bong bóng. Phòng bệnh nặng, mỗi người gắn chặt vào chiếc máy thở xâm lấn, monitor theo dõi chớp nháy, báo động liên hồi…
“Nào, thở đều nhé. Một. Hai. Ba. Bốn…”, sơ Tuyết – một tình nguyện viên – kiên nhẫn đếm bên cạnh giường một sản phụ đang ôm chiếc bong bóng lớn bên máy tạo oxy. Thay thế những người thân, các y bác sĩ, nữ hộ sinh, tình nguyện viên ra vào tấp nập quanh những chiếc giường. Đo chỉ số oxy cho người này, đặt mặt nạ thở cho người kia, động viên người nọ…
Chị Tuyết Hồng được các hộ sinh đưa đến phòng mổ để lấy em bé – Ảnh: TỰ TRUNG
Những bà mẹ hạnh phúc nhất ở đây là những người không phải gắn vào bình oxy hay máy thở. Nằm yên trên giường, họ dán mắt vào màn hình điện thoại. Trên đó là hình ảnh em bé may mắn được bác sĩ chụp giúp trước khi chuyển sang khoa nhi. Trên đó là cuộc hội thoại với chồng, với mẹ, với con đang nóng lòng sốt ruột ở nhà hay ở một khu cách ly nào đó.
Chỉ có tiếng khóc của em bé chào đời chốc chốc lại vọng ra từ phòng mổ, từ lồng oxy chờ chuyển khoa, mới làm tan đi những căng thẳng…
Chị Tuyết Hồng chia sẻ nỗi bàng hoàng của mình trước khi lên bàn mổ: “Tôi nhớ rất rõ lúc đó, vừa vào bệnh viện khám thai, xét nghiệm nhanh thì phát hiện dương tính, chỉ biết khóc nức nở theo bác sĩ đi cách ly. Đến nay tròn ba ngày rồi. Nhờ y bác sĩ, tinh thần tôi đã thoải mái điều trị bệnh để giữ em bé ổn định”.
Sản phụ được gây tê tủy sống – Ảnh: TỰ TRUNG
Nhưng rồi chị cũng phải chụp mặt nạ trợ thở trong suốt ca mổ. Êkip mổ hết sức cẩn thận trong mọi động tác, bắt đầu từ khâu gây tê. Mọi người đều nín thở khi đường dao đầu tiên rạch xuống. Em bé của chị Hồng lần này là con thứ ba, nhưng em vẫn rất to khỏe. Hai bác sĩ phải sử dụng thêm panh mới đưa được bé ra ngoài. Tiếng khóc rất khỏe vang lên. Người mẹ đang thở oxy rớm nước mắt.
Đưa bé đến cho mẹ xem chỉ vài giây, cô điều dưỡng vội mang bé sang phòng khác. Bác sĩ Lê Huy Bình cho biết: “Em bé sau khi ra khỏi bụng mẹ, nếu mẹ khỏe mạnh sẽ được nhìn con, đặt con lên ngực, da kề da một vài phút để được an tâm. Nhưng với các mẹ F0 có nồng độ virus cao thì không làm vậy để tránh nguy cơ lây nhiễm”.
Đây là ca mổ thứ ba trong buổi sáng của bác sĩ Bình. Anh và êkip nghỉ tay, cởi chiếc áo mổ và cầm hộp cơm. Sau bữa trưa, anh còn hai ca mổ tiếp theo đã được lên lịch.
Các em bé chào đời sáng nay, sau khi được làm vệ sinh, đã được các cô hộ sinh mặc cho bộ quần áo sơ sinh, quấn chiếc khăn mang dấu hiệu của Bệnh viện Hùng Vương. Con gái màu hồng, con trai màu xanh, các bé được đưa ngay sang khoa nhi để thực hiện test COVID-19, và được chăm sóc cho đến khi được đón về với gia đình và chờ mẹ lành bệnh.
Sản phụ Tuyết Hồng khó thở nên bác sĩ hỗ trợ thở oxy trên bàn mổ – Ảnh: TỰ TRUNG
“Sau ba tuần, chúng tôi đã có gấp đôi số em bé so với số giường dự kiến, do có rất nhiều gia đình mà tất cả phải đi cách ly, không có người có đủ điều kiện để đón bé về”, bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết – giám đốc bệnh viện – cho biết.
Bệnh viện Hùng Vương cũng đã ra thông báo tuyển tình nguyện viên bảo mẫu để chăm sóc các em bé của các sản phụ F0. Chỉ vài ngày, 25 tình nguyện viên ứng tuyển đạt yêu cầu đã đáp ứng đủ nhu cầu của bệnh viện.
Trước ca mổ khó, sản phụ thở máy hỗ trợ, các bác sĩ cẩn thận từng li, từng tí – Ảnh: TỰ TRUNG
Em bé đây rồi! – Ảnh: TỰ TRUNG
Sản phụ F0 Tuyết Hồng nhìn con trước khi chuyển em bé qua khoa nhi chăm sóc – Ảnh: TỰ TRUNG
Một thai phụ đủ tuần t.uổi sinh con đang chờ mổ phải thường xuyên thở oxy – Ảnh: TỰ TRUNG
Các sản phụ chuẩn bị cho ca mổ lấy em bé – Ảnh: TỰ TRUNG
Một bà mẹ vừa được mổ đang nằm hồi sức được xem hình con qua điện thoại – Ảnh: TỰ TRUNG
Mới khỏe đó, các sản phụ chuyển biến bệnh rất nhanh nên bác sĩ luôn theo dõi 24/24 giờ. Trong ảnh: Một sản phụ khó thở phải hỗ trợ oxy – Ảnh: TỰ TRUNG
Lần cân đầu đời – Ảnh: TỰ TRUNG
Một xanh, một hồng, các thiên thần nhí chào đời – Ảnh: TỰ TRUNG
Gần 140 thai phụ TP HCM tiêm vaccine Covid-19
Gần 140 phụ nữ mang thai trên 13 tuần được tiêm vaccine Covid-19, trong ngày đầu tiên Bệnh viện Hùng Vương triển khai tiêm chủng cho thai phụ.
Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương, ngày 12/8 cho biết bệnh viện khởi động tiêm vaccine Covid-19 cho các bà bầu từ 13 tuần thai đến khám và có nhu cầu tiêm, sau khi được Sở Y tế TP HCM phân bổ vaccine tối qua.
Theo bác sĩ Tuyết, khoảng hai tháng trước, số thai phụ mắc Covid-19 rất ít, song gần đây số nhập viện vì Covid-19 rất nhiều. Khu điều trị Covid-19 theo mô hình bệnh viện “tách đôi” tại đây có 120 giường nhưng luôn tiếp nhận 180 đến 200 ca bệnh.
Ban đầu nơi này chỉ tiếp nhận trường hợp có chỉ định can thiệp sản phụ nhiễm Covid-19, sản phụ có thai kỳ trên 38 tuần. Sau đó, nhiều trường hợp đang mang thai ở tuần sớm hơn được đưa đến trong tình trạng suy hô hấp, bác sĩ tiếp nhận điều trị khi tình trạng ổn định thì chuyển xuống tầng dưới thấp hơn. Tổng cộng đến nay, bệnh viện tiếp nhận khoảng 600 thai phụ mắc Covid-19.
“Có lúc bệnh viện điều trị hơn 200 bệnh nhân là thai phụ mắc Covid-19, trong đó khoảng 10% bệnh nhân có diễn biến trở nặng hoặc rơi vào nguy kịch”, bác sĩ Tuyết nói. Nơi này thuộc tầng 4 trong mô hình điều trị tháp 5 tầng của Sở Y tế TP HCM.
Theo bác sĩ Tuyết, thai phụ có nhu cầu oxy nhiều hơn bình thường nên khi mắc Covid-19, phổi bị tổn thương dễ gây khó thở và suy hô hấp nhanh, nếu không can thiệp kịp thời sẽ nguy hiểm tính mạng cả mẹ lẫn bé.
Nhân viên Bệnh viện Hùng Vương tiêm vaccine Covid-19 cho thai phụ, ngày 12/8.Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Lãnh đạo Bệnh viện Hùng Vương cho rằng thời gian qua, khi triển khai tiêm vaccine toàn dân thì nhóm phụ nữ mang thai và cho con bú nằm trong nhóm trì hoãn. Đây là thực tế phù hợp bởi giai đoạn đầu khi vaccine mới đưa vào sử dụng chưa có nghiên cứu, đ.ánh giá cụ thể về những tác dụng không mong muốn trên nhóm phụ nữ mang thai hoặc vaccine có tác dụng lâu dài trên thai nhi hay không.
Hiện, hầu hết các hiệp hội sản phụ khoa lớn trên thế giới và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đều khuyến cáo nên tiêm phòng vaccine Covid-19 cho phụ nữ mang thai để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé. Trong tình hình dịch bùng phát, số thai phụ mắc Covid-19 tăng cao như hiện nay, các chuyên gia đã khuyến nghị Bộ Y tế xem xét tiêm phòng Covid-19 cho thai phụ. Phương án được Bộ Y tế chấp thuận và có văn bản hướng dẫn ngày 10/8.
Theo đó, phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên thuộc nhóm cần thận trọng tiêm chủng, cơ sở y tế phải giải thích lợi ích nguy cơ và ký cam kết đồng ý tiêm và chuyển đến cơ sở có cấp cứu sản khoa để tiêm. Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng. Phụ nữ mang thai và cho con bú chỉ chống chỉ định với vaccine Sputnik V.
Bệnh viện Hùng Vương là bệnh viện chuyên ngành sản – phụ khoa tuyến cuối của TP HCM và khu vực phía Nam, bên cạnh Bệnh viện Từ Dũ. Dự kiến, Bệnh viện Từ Dũ triển khai tiêm vaccine Covid-19 cho thai phụ từ ngày 13/8.