Nguy cơ dị ứng với hội chứng rất hiếm do tự ý dùng thuốc không theo chỉ dẫn

Một bệnh nhân nam (65 t.uổi, Tam Nông, Phú Thọ) được chẩn đoán mắc Hội chứng Stevens-Johnson/Lyell (SJS/TEN) do dị ứng thuốc.

Tần suất của bệnh trong dân số chỉ khoảng 2/1.000.000 người nhưng tỷ lệ t.ử v.ong của bệnh rất cao, tới 5-30%.

Dị ứng toàn thân do tự ý dùng thuốc

Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, mới đây, Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc của Bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhân nam (65 t.uổi) mắc hội chứng hiếm gặp gây tổn thương da, trợt da, nổi mụn nước lan rộng toàn thân, đặc biệt là ở vùng bụng, ngực, 2 chi trên, 2 chi dưới với tổng diện tích 70%. Kèm theo đó là loét niêm mạc miệng, mắt và bộ phận s.inh d.ục.

Theo đó, trong thời gian đang sử dụng thuốc theo đơn về cơ xương khớp, người bệnh có kết hợp thêm thuốc điều trị kí sinh trùng. Khi thấy nổi nốt trên da và loét miệng, người bệnh tiếp tục dùng thêm thuốc (không rõ loại) do một phòng khám tư nhân kê. Tình trạng không cải thiện, người bệnh được chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.

nguy co di ung voi hoi chung rat hiem do tu y dung thuoc khong theo chi dan 833 7159059

Bệnh nhân điều trị lọc m.áu hấp phụ. Ảnh: BVCC

Tại đây, dựa trên bệnh sử, các biểu hiện lâm sàng và các kết quả xét nghiệm m.áu, người bệnh được chẩn đoán Hội chứng Stevens-Johnson/Lyell (SJS/TEN) do dị ứng thuốc.

Người bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp lọc m.áu hấp phụ 3 lần liên tiếp, truyền dịch, corticoid, kháng sinh toàn thân kết hợp điều trị, chăm sóc da, niêm mạc tích cực.

Sau một tuần điều trị, tình trạng tổn thương da, niêm mạc đã giảm nhiều, không còn loét miệng, người bệnh đã ăn uống được, sức khỏe dần tốt lên. Hiện tại, người bệnh được tiếp tục theo dõi, điều trị và có thể ra viện trong vài ngày tới.

Hội chứng hiếm gặp

Theo thông tin từ bệnh viện, Hội chứng Stevens-Johnson và hoại tử thượng bì nhiễm độc là những phản ứng do thuốc ít gặp nhưng rất nặng, đe dọa tính mạng của người bệnh. Tần suất của bệnh trong dân số chỉ khoảng 2/1.000.000 người nhưng tỷ lệ t.ử v.ong của bệnh rất cao, tới 5-30%.

Nguyên nhân chủ yếu là do thuốc, trong đó các thuốc hay gặp là allopurinol, carbamazepin, phenytoin, phenobarbital, thuốc chống viêm không steroid, kháng sinh cotrimoxazol, cephalosporin, quinolon… Thường xảy ra sau dùng thuốc 7 ngày – 8 tuần.

Khi dùng thuốc lần thứ hai, triệu chứng có thể xuất hiện trong vòng vài giờ, triệu chứng xuất hiện đầu tiên là ban đỏ, sau đó thương tổn da lan rộng khắp cơ thể, trợt da tổn thương niêm mạc mắt, mũi, miệng, s.inh d.ục….hoại tử và trợt xảy ra ở cả khí quản, phế quản, thận, ruột.

Qua trường hợp này, bác sĩ khuyến cáo người dân cần chú ý, tránh sử dụng các loại thuốc có t.iền sử dị ứng. Tránh lạm dụng thuốc khi không thực sự cần thiết.

Khi đi khám bệnh cần cho bác sĩ biết t.iền sử dị ứng và các thuốc đang sử dụng để được kê đơn thuốc phù hợp.

Khi dùng thuốc, nếu có bất kì biểu hiện bất thường nào cần dừng ngay, liên hệ với bác sĩ và đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Người đàn ông ngất xỉu khi đang chạy vì sai lầm thường gặp

Đang tham gia giải chạy Maraton phong trào, người đàn ông 37 t.uổi bỗng ngất xỉu, khi đưa vào viện cấp cứu thì phát hiện bị suy thận cấp, cần lọc m.áu.

Bác sĩ Đỗ Quốc Phong, Phó Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện E (Hà Nội) cho biết, các bác sĩ vừa cấp cứu một bệnh nhân nhập viện trong tình trạng kích thích, vật vã, mất nước khi đang tham gia một giải chạy phong trào.

Theo đó, bệnh nhân N.M.H (37 t.uổi, trú tại Hà Nội) đang chạy thì thấy chóng mặt, choáng váng và ngất xỉu, được sơ cứu tại bệnh viện gần điểm chạy sau đó chuyển tới Bệnh viện E.

Tại đây, bệnh nhân H. có biểu hiện kích thích vật vã, được đ.ánh giá mất nước, mạch nhanh, huyết áp tụt. Bác sĩ chẩn đoán sơ bộ anh bị sốc choáng, giảm khối lượng tuần hoàn do hoạt động thể lực gắng sức, theo dõi tình trạng tiêu cơ vân.

Xét nghiệm m.áu cho thấy bệnh nhân có dấu hiệu toan chuyển hóa, suy thận cấp, tăng CK m.áu (một loại enzyme xúc tác phản ứng sinh hóa của cơ thể). Bệnh nhân đã được bác sĩ chỉ định điều trị tích cực, lọc m.áu. Hai tuần sau, tình trạng bệnh nhân cải thiện, có nước tiểu.

nguoi dan ong ngat xiu khi dang chay vi sai lam thuong gap 77e 7009729

Bệnh nhân được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện E. Ảnh BVCC

Bệnh nhân H. có t.iền sử khỏe mạnh, bản thân anh cũng thường xuyên luyện tập. Tuy nhiên, trước giải chạy ba ngày, bệnh nhân có bị sốt. Hết sốt, anh H. nghĩ mình đã khỏe nên tham gia giải chạy.

Các bác sĩ cho rằng đây là sai lầm của bệnh nhân và rất nhiều người đang mắc phải đã vô tình gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Theo bác sĩ Phong, mỗi năm khoa Hồi sức tích cực và Chống độc đều tiếp nhận 4-5 bệnh nhân vào cấp cứu do sốc, choáng do vận động gắng sức. Trường hợp như anh H. cũng không phải hiếm gặp.

“Bất cứ ai khi tham gia hoạt động thể lực gắng sức đều có thể dẫn tới choáng, sốc, giảm thể tích tuần hoàn. Bệnh nhân sẽ có dấu hiệu choáng váng, mạch nhanh, ngất. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong”, bác sĩ Phong chia sẻ.

Bác sĩ Phong cũng cho biết, thời gian gần đây có nhiều giải chạy phong trào với sự tham gia đông đảo, thậm chí hàng chục nghìn người.

Bác sĩ Phong cảnh báo chạy thể dục, thể thao tốt cho sức khỏe nhưng việc chạy cần phù hợp với sức khỏe của mình, không cố chạy gắng sức để đặt mục tiêu của bản thân mà quên đi thể lực hiện tại. Trước mỗi cuộc chạy, bạn cần chuẩn bị tập luyện thật kỹ càng, nâng dần dần độ khó.

“Khi tập thể lực, bạn cần chú ý tới các dấu hiệu như khát nước liên tục dù đã uống nước, choáng, mệt cần dừng lại. Sau khi tập luyện, nếu có biểu hiện đau cơ kéo dài, mệt mỏi, nước tiểu ít, nước tiểu có màu đỏ, người dân cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để được bác sĩ can thiệp”, bác sĩ Phong khuyến cáo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *