Người đàn ông tự ý uống cỏ mực (cây nhọ nồi) và đậu đen xanh lòng để điều trị suy thận theo hướng dẫn từ video trên mạng xã hội.
Bác sĩ Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết vừa tiếp nhận và điều trị cho nam bệnh nhân 47 t.uổi nhập viện sau khi uống cây cỏ mực để chữa suy thận.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng ăn uống kém, da xanh xao, chân đau nhức, cơ thể ngày càng mệt mỏi, suy kiệt.
Trước đó, người đàn ông suy thận độ 3 từ nhiều năm trước, nhưng do cảm thấy sức khỏe bình thường, nghĩ đã khỏi bệnh, bệnh nhân không uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Thay vào đó, bệnh nhân tự ý uống cỏ mực, đậu đen xanh lòng để điều trị theo hướng dẫn từ video trên mạng xã hội.
(Ảnh minh họa).
Hơn 3 tháng qua, mỗi ngày bệnh nhân duy trì uống khoảng một nắm tay cỏ mực và 2-3 muỗng đậu đen. Tuy nhiên, bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm mà cơ thể ngày càng yếu hơn, bệnh nhân mới nhập viện khám.
Bác sĩ Thiệu chẩn đoán tình trạng bệnh nhân đã chuyển sang suy thận cấp trên nền suy thận mạn giai đoạn 5, chỉ định lọc m.áu nhằm tránh nguy cơ hôn mê, t.ử v.ong.
Nếu đáp ứng điều trị bằng thuốc kém, chức năng thận không phục hồi tốt hơn, bệnh nhân có thể sẽ phải lọc m.áu định kỳ suốt đời.
Nhiều bệnh nhân suy thận tự ngưng điều trị và thay thế hoặc uống kèm thêm các loại lá cây như cỏ mực (nhọ nồi), đậu đen xanh lòng, cây rễ gió, cây mộc thông… khiến bệnh nặng hơn, không thể hồi phục, phải lọc m.áu suốt đời.
Thực tế, các loại thuốc khi đưa vào cơ thể có hai cách đào thải là qua gan và qua thận. Trong trường hợp người bệnh đã suy giảm chức năng thận lại bắt thận làm việc thêm nữa, vô tình góp phần làm chức năng thận suy giảm hơn.
Theo các bác sĩ, cỏ mực, có nhiều tên gọi như nhọ nồi, hạn liên thảo, bạch hoa thảo, thủy hạn liên… Theo Đông y, cỏ mực không độc, có vị chua, ngọt, tính hàn, thường dùng chữa sốt cao, c.hảy m.áu cam, mề đay, viêm họng, suy nhược… Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào chỉ rõ tác dụng chữa suy thận bằng cỏ mực.
Đặc biệt trên bệnh nhân thận mạn, chức năng thận vốn đã kém nên việc dùng các hoạt chất từ cây cỏ, thuốc, ngay cả ăn uống thường ngày đều cần phải cẩn trọng để tránh tiến triển suy thận nặng hơn.
Bên cạnh đó, bệnh nhân suy thận mạn cần phải được thăm khám, điều trị bằng thuốc, kiểm soát thường xuyên các chỉ số như protein niệu, các xét nghiệm đ.ánh giá chức năng thận.
Bác sĩ khuyến cáo đối với bệnh nhân đã có bệnh lý về thận, tốt nhất không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc khi không có chỉ định, kể cả những bài thuốc đông y cũng phải do bác sĩ y học cổ truyền kê, tránh t.iền mất tật mang.
Suy thận nặng vì tin cỏ mực, đậu đen xanh lòng
Gần đây, nhiều bệnh nhân phải nhập viện điều trị suy thận, thậm chí lọc m.áu sau khi uống các loại thảo dược, lá thuốc theo truyền miệng.
Bệnh nhân HTA (nam, 48 t.uổi, ngụ Long An) có t.iền căn bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, bệnh thận mạn giai đoạn 3, đang điều trị suy thận tại BV Nguyễn Tri Phương, TP.HCM.
Bổ chưa thấy đã phải nhập viện
Cách lúc nhập viện một tuần, bệnh nhân nghe người quen mách uống cỏ mực giúp bổ thận nên sắc cỏ mực uống liên tục, ngày 2-3 chén, có những ngày uống thay nước lọc. Sau đó ít lâu thì xuất hiện tiểu ít dần, hay khó thở.
Bệnh nhân đến BV Nguyễn Tri Phương trong tình trạng phù toàn thân, khó thở phải ngồi, tiểu ít. Bác sĩ (BS) chẩn đoán bệnh nhân bị tổn thương thận cấp nghĩ do độc chất. Sau chạy thận cấp cứu lần một, bệnh nhân bắt đầu có nước tiểu dần trở lại, được ngưng chạy thận và tiếp tục theo dõi ngoại trú tại phòng khám chuyên khoa thận.
Tiếp đó là bệnh nhân PVH (nam, 47 t.uổi, ngụ Vĩnh Long) đến khám tại BV Bình Dân, TP.HCM trong tình trạng ăn uống kém, da xanh xao, chân đau nhức không rõ nguyên nhân, cơ thể mệt mỏi.
Qua kiểm tra, các BS chẩn đoán bệnh nhân đã suy thận giai đoạn 5, phải nhập viện để lọc m.áu nhằm tránh nguy cơ hôn mê, t.ử v.ong do các biến chứng suy thận cấp gây ra.
Khoa Thận – Lọc m.áu BV Nguyễn Tri Phương. Ảnh: THẢO PHƯƠNG
Trước đó, bệnh nhân có uống thuốc điều trị suy thận nhưng khi thấy đỡ đau mệt lại bỏ thuốc để uống cỏ mực và đậu đen xanh lòng. Hơn ba tháng điều trị theo lời đồn thì suy thận nặng như trên. Theo các BS, nếu đáp ứng điều trị bằng thuốc kém, chức năng thận không phục hồi tốt hơn, bệnh nhân sẽ phải lọc m.áu định kỳ suốt đời.
Còn bệnh nhân NTN (nữ, 39 t.uổi, ngụ T.iền Giang) tái khám tại BV Bình Dân trong tình trạng người phù nặng, bụng báng, đau nhức khắp người, phải ngồi xe lăn. Sau khi thăm khám, các BS chỉ định bệnh nhân nhập viện điều trị vì đã rơi vào suy thận độ 4.
Trước đó, bệnh nhân bị bệnh thận và đã điều trị tại BV một thời gian. Khoảng nửa năm trở lại đây, bệnh nhân ngưng điều trị chuyển sang uống lá thuốc do được người quen mách. Mỗi ngày uống một thang, liên tục trong năm tháng bệnh nhân đã uống 150 thang thuốc.
Hiện bệnh nhân đang được nhập viện điều trị và dùng thuốc. Nếu diễn tiến tốt sẽ phục hồi độ lọc cầu thận, duy trì chức năng thận, bằng không có thể phải lọc m.áu.
Nguy cơ lọc m.áu suốt đời
BS CKII Lê Thị Đan Thùy, Trưởng khoa Nội thận – Lọc m.áu BV Bình Dân, cho biết bệnh nhân bị bệnh thận nếu tự ngưng điều trị, thay thế thuốc hoặc uống các loại lá không rõ nguồn gốc dễ dẫn tới suy thận không thể phục hồi, phải lọc m.áu suốt đời.
Cũng theo BS Thùy, người bệnh thận mạn chức năng thận vốn đã kém nên việc dùng các hoạt chất từ cây cỏ, lá thuốc, ngay cả ăn uống thường ngày đều phải cẩn trọng, tránh suy thận nặng hơn. Đồng thời, bệnh nhân phải đi khám, kiểm soát thường xuyên các chỉ số như protein niệu, các xét nghiệm để đ.ánh giá chức năng thận.
“Người suy thận cần tuân thủ điều trị và có chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý thì mới kiểm soát tốt biến chứng trên thận, có thể bảo tồn chức năng thận ổn định dù phát hiện suy thận nhiều năm” – BS Thùy nói thêm.
ThS-BS CKII Vũ Thị Minh Hoa, Trưởng khoa Thận – Lọc m.áu BV Nguyễn Tri Phương, cho hay gần đây khoa tiếp nhận nhiều ca suy thận do uống cỏ mực, cây lá hoặc thuốc Đông y không rõ nguồn gốc. Khoảng 70% trong số đó phải chạy thận, lọc m.áu.
Theo BS Hoa, có những bệnh nhân mới uống vài thang cỏ mực, vào BV trong tình trạng tổn thương thận cấp. Trường hợp này BS có thể điều trị để bệnh nhân thoát khỏi tình trạng cấp tính.
Tuy nhiên, nếu không theo dõi diễn tiến, khả năng sau này bệnh nhân có thể bị suy thận mạn.
“Vài bệnh nhân uống cỏ mực trong thời gian dài (trên ba tháng) nhập viện trong tình trạng suy thận nặng, thận không phục hồi, phải lọc m.áu suốt đời. Có người bị nặng, tổn thương nhiều cơ quan chứ không riêng suy thận” – BS Hoa thông tin, đồng thời cho biết nhiều người không bệnh nhưng vẫn uống cỏ mực thường xuyên mong mát gan, bổ thận, vô tình làm tổn thương gan, thận.
“Suy thận giai đoạn sớm, mức độ nhẹ không cần điều trị nhiều, chỉ cần theo dõi kiểm soát huyết áp, tiểu đường, tuân thủ điều trị tốt. Tránh tự ý dừng thuốc hoặc dùng kèm các loại thuốc, lá không rõ nguồn gốc, không những bệnh không khỏi mà còn nguy hiểm đến tính mạng” – BS Hoa khuyến cáo.