Trong buổi Hội thảo trực tuyến: “Tư vấn về tiêm vắc xin Covid-19 cho người có t.iền sử dị ứng” do Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City tổ chức.
2 chuyên gia giàu kinh nghiệm về vắc-xin và dị ứng – miễn dịch là TS. BS. Nguyễn Văn Đĩnh (Trưởng khoa Nội chung, kiêm Trưởng đơn nguyên Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng) và ThS. BS. Nguyễn Hải Hà (Trưởng Đơn nguyên vắc xin) đã giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc tiêm vắc-xin cho nhóm đối tượng có t.iền sử dị ứng hoặc có bệnh nền.
Chuẩn bị trước khi tiêm
Theo tư vấn của các chuyên gia, những người có t.iền sử dị ứng và bệnh nền nói riêng hay những người chuẩn bị tiêm vắc xin nói chung đều nên có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi tiêm, tránh tâm lý lo lắng do những thông tin không chính xác.
Bài Viết Liên Quan
- Bộ Y tế cần vào cuộc thanh tra toàn bộ hoạt động của cơ sở thẩm mỹ trên toàn quốc
- Rước trăm thứ bệnh khi tái sử dụng b.ao c.ao s.u
- Bất lợi liên quan đến tim, ung thư của thuốc trị viêm khớp
Những người có t.iền sử dị ứng và bệnh nền nên có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi tiêm.
Điều quan trọng nhất là mọi người nên tìm hiểu thông tin về loại vắc-xin mình sẽ tiêm như: Liều tiêm, phác đồ tiêm, tác dụng không mong muốn và cách theo dõi sau tiêm. Bên cạnh đó, người đi tiêm cần biết về tình trạng sức khỏe của bản thân, đặc biệt là những người có bệnh lý nền.
Khi đi tiêm, người tiêm phòng cần phải kê khai thông tin t.iền sử, bệnh lý, các loại thuốc đang dùng khi khám sàng lọc để bác sỹ quyết định chính xác có đủ điều kiện tiêm chủng hay không. Theo đó, người có t.iền sử dị ứng hoặc bệnh nền có thể nằm trong 3 nhóm nguy cơ cao là:
– Nhóm thận trọng khi tiêm: Người có t.iền sử dị ứng với các dị nguyên, những người có bệnh lý nền, bệnh mãn tính, người mất tri giác, mất năng lực hành vi, người có t.iền sử giảm tiểu cầu, rối loạn đông m.áu, có bất thường về sự sống hay phụ nữ mang thai trên 13 tuần là nhóm đối tượng thận trọng khi tiêm.
– Nhóm không tiêm ngoài cộng đồng: Người có t.iền sử phản vệ độ 3 với bất kỳ dị nguyên nào thì nên đến cơ sở y tế có đủ khả năng cấp cứu phản vệ để tiêm chủng, phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên cũng nên tiêm chủng tại cơ sở có khả năng cấp cứu sản khoa.
– Nhóm chống chỉ định tiêm: Trước đây, tất cả những người bị dị ứng có phản vệ độ 2 trở lên thì chống chỉ định tiêm vắc xin phòng Covid-19, nhưng hiện nay theo quyết định 3802/QĐ-BYT ban hành 10/8/2021 về việc Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 thì t.iền sử rõ ràng phản vệ với vắc-xin phòng Covid-19 cùng loại lần trước mới chống chỉ định tiêm.
Theo dõi sau khi tiêm
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người đi tiêm cần lưu lại nơi tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi các phản ứng sau tiêm vì các phản ứng phản vệ nguy hiểm đến tính mạng thường xảy ra trong khoảng thời gian này. Nếu có các dấu hiệu như phát ban trên da, tê lưỡi hoặc môi, khó thở, tím tái, đ.ánh trống ngực… thì cần báo ngay cho nhân viên y tế để xử trí kịp thời.
Khi về nhà, người được tiêm cần tự theo dõi thêm 7 – 28 ngày. Trong 3 ngày đầu sau tiêm, nên có người cùng quan sát phản ứng sau tiêm để kịp thời thông báo cho bác sỹ. Người tiêm phòng không nên uống chất kích thích đặc biệt là rượu bia; không chườm, đắp, bôi bất kì chất gì vào vị trí tiêm; đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, uống nhiều nước, có thể bổ sung vitamin, mua sẵn thuốc hạ sốt thông thường như Paracetamol, Efferalgan, Panadol … để sử dụng nếu nhiệt độ từ 38.5 độ C trở lên.
Tuy nhiên, nếu xuất hiện các dấu hiệu: phát ban trên da; sưng, ngứa hoặc tê ở môi và lưỡi; xuất huyết dưới da; nghẹn họng, nói khó; nôn, tiêu chảy; khó thở, thở rít, tím tái; choáng, hồi hộp đ.ánh trống ngực; chóng mặt, đau đầu dữ dội; sốt trên 39 độ không đáp ứng thuốc hạ sốt… thì cần đến ngay cơ sở y tế hoặc liên hệ với số điện thoại hỗ trợ mà điểm tiêm chủng cung cấp
Hiểu về bản thân để chủ động, an toàn trong tiêm vắcxin
Các chuyên gia cho rằng trong trường hợp bệnh nhân có t.iền sử dị ứng và bệnh nền, thuộc nhóm có nguy cơ dị ứng cao thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa dị ứng để đảm bảo an toàn khi đi tiêm.
Ths. BS. Nguyễn Hải Hà – Trưởng Đơn nguyên vắc xin – Khoa Ngoại trú nhi.
ThS. BS. Nguyễn Hải Hà cho biết: “Qua theo dõi, các phản ứng dị ứng sau tiêm cũng rất ít xảy ra, chủ yếu là phát ban trên da, hơi ngứa và sưng vị trí tiêm, một số trường hợp có thể khó thở, rất hiếm có trường hợp phản ứng nặng ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp. Hiện nay, tất cả các bàn tiêm chủng, khu vực theo dõi sau tiêm đều đã chuẩn bị sẵn thuốc Adrenalin – là thuốc đầu tay cấp cứu phản vệ từ độ 2 trở lên. Các nhân viên y tế cũng đều đã được đào tạo rất kỹ về tiêm vắc xin Covid-19 cũng như công tác cấp cứu phản vệ theo các hướng dẫn chi tiết của Bộ Y tế trước khi thực hiện nhằm đảm bảo cho việc tiêm vắc xin được an toàn nhất” . Do đó, ngoài trường hợp có yếu tố nguy cơ cao, thì người dân có thể yên tâm tiêm chủng tại tất cả các điểm tiêm chủng.
TS. BS. Nguyễn Văn Đĩnh: Trưởng Khoa nội tổng hợp – Trưởng Đơn nguyên Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Về vấn đề nhiều người lo lắng và có ý muốn test dị ứng trước khi tiêm vắc-xin, TS. BS. Nguyễn Văn Đĩnh cho biết: “Việc làm test có thể giải quyết được lo lắng của bệnh nhân, tuy nhiên chỉ những trường hợp đặc biệt như bị dị ứng với 2 nhóm thuốc trở lên, nghi ngờ dị ứng với tá dược hoặc thành phần của vắc-xin trước đó, t.iền sử phản vệ vô căn và dị ứng với mũi một vắc xin Covid-19 trước đó thì nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa dị ứng và có thể được chỉ định làm test. Những đối tượng còn lại thì không được khuyến cáo phải làm test da sàng lọc với vắc xin và các tá dược của vắc xin Covid-19 trước khi tiêm, vì điều này cũng không làm giảm được nguy cơ khi nguy cơ ở mức độ quần thể (nhóm nguy cơ thấp)”.
“Loại vắc xin tốt nhất là loại vắc xin được tiêm sớm nhất để tạo ra kháng thể” . Vì vậy, các bác sỹ đều khuyến cáo mọi người nên tiêm phòng ngay khi có thể và tuân theo những hướng dẫn trên đối với những người có t.iền sử dị ứng hoặc bệnh nền gây ra những nguy cơ phản ứng sau tiêm.
Người nhiễm HIV và ung thư có nên tiêm vaccine COVID-19?
Người bị nhiễm HIV và ung thư là những đối tượng có bệnh nền, nguy cơ diễn biến nặng nếu nhiễm virus SARS-CoV-2. Sau đây là ý kiến chuyên gia về việc nên hay không nên tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhóm đối tượng này.
Hiện TP.HCM và các địa phương trong cả nước đang đẩy mạnh tiến độ tiêm vaccine COVID-19 để tạo miễn dịch cộng đồng cho. Trong đó, Bộ Y tế có quy định đối với những đối tượng cần thận trọng tiêm chủng như người có bệnh nền, mạn tính được điều trị ổn định… Trì hoãn tiêm chủng với người mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được, những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù…
Nếu như đối chiều theo danh sách thì người nhiễm HIV và người mắc bệnh ung thư là những đối tượng có bệnh nền cần thận trọng tiêm ngừa.
Người nhiễm HIV cần và nên được tiêm ngừa COVID-19
BS Khuất Thị Hải Oanh, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng (SCDI) chia sẻ, người nhiễm HIV cần và nên được tiêm ngừa vaccine COVID-19. Họ thuộc nhóm có bệnh mãn tính, nếu bị mắc COVID-19 sẽ có nguy cơ diễn biến nặng.
Quyết định 1210/2021 của Bộ Y tế ban hành ngày 9-2-2021 đã xác định người có bệnh mãn tính là một trong 11 nhóm ưu tiên tiêm vaccine COVID-19. Cục trưởng Cục Phòng chống AIDS Việt Nam, PGS-TS Nguyễn Hoàng Long đã khẳng định lại điều này trong cuộc họp thảo luận về đề xuất của Việt Nam nộp cho Quỹ toàn cầu để ứng phó với COVID-19 vào ngày 9-6 vừa qua.
“Trước đây, có đồn đoán rằng thuốc ARV (Antiretrovaral, thuốc dùng để điều trị HIV – PV) có tác dụng ngăn ngừa COVID-19, tuy nhiên cho đến nay, trên thế giới chưa có bằng chứng nào về vấn đề này. Các loại vaccine được phê duyệt không có tương tác với thuốc ARV nên không làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị” – BS Hải Oanh phân tích.
TP.HCM tiêm vaccine COVID-19 cho công nhân ở Khu công nghệ cao TP Thủ Đức. Ảnh: NGUYỆT NHI
Theo BS Hải Oanh, vaccine COVID-19 đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt an toàn cho người bị suy giảm miễn dịch. Một số vaccine như AstraZeneca đang được dùng ở Việt Nam và Pfizer (sẽ về Việt Nam trong thời gian tới) đều đã được thử nghiệm trên người nhiễm HIV và cho thấy an toàn.
Các vaccine này không sử dụng virus sống mà sử dụng các vật liệu di truyền của COVID-19. Các vật liệu di truyền không thể tự nhân lên, nên cho dù cơ thể có miễn dịch yếu cũng không sợ vaccine sẽ sinh ra virus trong cơ thể. Do đó, các loại vaccine ngừa COVID-19 đang được sử dụng tại Việt Nam hoàn toàn có thể tiêm được cho người nhiễm HIV.
Ung thư không nên ngần ngại chích ngừa vaccine COVID-19
Đó là lời khuyên của BS Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng Khoa Ung bướu BV Thành phố Thủ Đức. BS Vũ cho biết nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân ung thư cho dù đang điều trị vẫn có đáp ứng miễn dịch với vaccine, mặc dù có chậm và ít hơn so với người bình thường nhưng vẫn có và giúp bảo vệ người bệnh.
“Đây là điều mà trước kia nhiều người lo ngại là bệnh nhân đang điều trị sẽ có đáp ứng miễn dịch kém và không nên chích ngừa. Tuy nhiên miễn dịch vẫn có, và bệnh nhân ung thư có thể cần thêm mũi ngừa thứ 3 thay vì chích 2 mũi như người bình thường” – BS Vũ lý giải.
Theo BS Vũ, người bệnh ung thư vẫn an toàn với vaccine, không gặp tác dụng phụ nhiều hơn so với người bình thường. Người bị ung thư là nhóm bệnh nhân dễ bị tổn thương nhất khi bị virus SARS-CoV-2 tấn công. “Do đó, người bệnh ung thư đang điều trị vẫn chích ngừa được và nên chích khi có cơ hội. Những bệnh nhân đã điều trị ổn, đang trong thời gian theo dõi hoặc duy trì thuốc uống vẫn chích ngừa giống người bình thường, chỉ chống chỉ định với những người bị dị ứng với vaccine COVID-19” – BS Vũ nói.
Ngoài ra, theo BS Vũ, không có lý do khi từ chối chích ngừa cho những bệnh nhân ung thư đã hoàn tất điều trị và khỏe mạnh.
Theo quy định mới nhất của Bộ Y tế, các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng, phải được khám sàng lọc kỹ và cần được tiêm chủng tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu gồm:
– Người có t.iền sử dị ứng với các dị nguyên khác.
– Người có bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định.
– Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.
– Người trên 65 t.uổi.
– Người có t.iền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông m.áu.
– Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống:
Mạch: 100 lần/phút.
Huyết áp tối thiểu 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa 140 mmHg.
Nhịp thở> 25 lần/phút và/hoặc SpO2
Các đối tượng trì hoãn tiêm chủng gồm:
– Đang mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được.
– Những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù…
– Trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao (tương đương prednisolon 2 mg/kg/ngày trong 7 ngày), hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.
– Đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.
– Phụ nữ mang thai và đang nuôi con bằng sữa mẹ.
Ngoài ra, tiêm vaccine COVID-19 chống chỉ định với người có t.iền sử phản vệ từ độ 2 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào, có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.
Người có HIV gặp rào cản tiếp cận tiêm vaccine COVID-19
Theo đại diện của Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng SCDI, người nhiễm HIV đang gặp phải những rào cản trong việc tiếp cận chương trình phòng ngừa tiêm vaccine COVID-19 cho toàn dân. Trong thời gian đầu, SCDI nhận một số phản hồi từ người nhiễm HIV bị cán bộ y tế địa phương từ chối tiêm vacicne khi biết họ nhiễm HIV. “Điều này có thể hiểu được ở giai đoạn đầu của chương trình, một số cán bộ y tế có thể lo lắng là xảy ra phản ứng khi tiêm vaccine ở những người có bệnh nền và không xử trí kịp nên họ từ chối. Nhưng đến lúc này, Bộ Y tế đã có hướng dẫn đầy đủ và chuẩn bị các phương án xử trí khi có phản ứng nên cán bộ y tế không có lý do gì để từ chối tiêm vaccine cho người nhiễm HIV”.
Theo đại diện SCDI, từ chối tiêm vaccine cho người nhiễm HIV có thể được xem là hành vi kỳ thị trong Luật phòng, chống HIV/AIDS cũng như đi ngược lại chủ trương không bỏ ai lại phía sau trong lộ trình phổ cập vaccine ngừa COVID-19. Mặt khác, một số cán bộ y tế chưa hiểu biết đầy đủ về HIV, sợ bị lây nhiễm HIV trong quá trình tiêm. Nếu cán bộ y tế thực hiện đúng các hướng dẫn về phòng chống nhiễm khuẩn thì hoàn toàn không có nguy cơ lây nhiễm từ thủ thuật tiêm. Thêm vào đó, các bệnh nhân đã tuân thủ điều trị, đạt tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện thì không còn khả năng lây nhiễm nữa”, đại diện SCDI lên tiếng.
Theo đại diện SCDI, để người nhiễm HIV yên tâm tiếp cận tiêm chủng vaccine và bảo mật thông tin riêng tư, có thể cần có một quy trình đảm bảo thông tin và các cán bộ y tế cần được hướng dẫn về việc thực hiện. Bộ Y tế và Cục phòng, chống HIV/AIDS đóng vai trò quan trọng để giám sát việc triển khai, gỡ bỏ rào cản này để có thể yên tâm tiếp cận với tiêm phòng.
Trong thời gian tới, SCDI tiếp tục đồng hành với cộng đồng người có HIV và nhóm dân cư dễ bị tổn thương như nhóm người không có giấy tờ tuỳ thân, nhóm người không có nơi cư trú ổn định… trong chiến dịch bao phủ vaccine ngừa COVID-19 toàn dân, góp phần đẩy lùi đại dịch này tại Việt Nam.