Cơ thể chúng ta cần carbohydrate – đường, tinh bột và chất xơ – để tạo năng lượng. Nhưng lượng carbs bạn cần mỗi ngày có thể khác nhau, đặc biệt là khi mắc bệnh đái tháo đường.
Carbohydrate (carbs) cung cấp nhiên liệu để duy trì hoạt động của cơ thể. Sau khi chúng ta ăn, cơ thể sẽ p.hân h.ủy carbs thành glucose để cung cấp năng lượng cho các tế bào. Glucose di chuyển vào m.áu và lượng đường trong m.áu tăng lên. Tuyến tụy sẽ giải phóng hormone insulin và cơ thể chúng ta cần insulin để đưa glucose vào tế bào. Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường gặp vấn đề với insulin, insulin khiến cơ thể không thể sử dụng được glucose làm cho glucose tăng cao trong m.áu.
2. Người bệnh đái tháo đường cần kiểm soát lượng carbs ăn vào
Theo ThS.BS Nguyễn Thu Yên, chuyên khoa Nội tiết, để kiểm soát lượng đường trong m.áu thì bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh đái tháo đường cần phải chú ý đến việc lựa chọn cũng như tiêu thụ carbs một cách hợp lý.
Ngoài việc đảm bảo đủ dinh dưỡng, người bệnh đái tháo đường phải kiểm soát lượng carbs ăn vào (vì carbs ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong m.áu), đồng thời tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Thực phẩm giàu carbs tinh chế sẽ làm tăng đột biến đường trong m.áu.
Xác định được số lượng và loại carbs nên ăn là chìa khóa để quản lý lượng đường trong m.áu. Đồng thời cân bằng carbs với các chất dinh dưỡng khác như protein cũng có thể làm giảm tác động lên lượng đường trong m.áu.
Tùy tình trạng cụ thể, người bệnh đái tháo đường cần được bác sĩ khám và tư vấn để xác định xem cần ăn bao nhiêu carbs mỗi ngày. Hầu hết những người mắc bệnh đái tháo đường sẽ nhận được khoảng 50% lượng calo hàng ngày từ carbohydrate. Điều này có nghĩa là một người ăn 1.600 calo mỗi ngày sẽ ăn khoảng 800 calo từ carbs. Vì carbs cung cấp 4 calo mỗi gam nên lượng carb này được chia thành 200 gam carbs mỗi ngày.
Hướng dẫn của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ lưu ý, không có tỷ lệ phần trăm chính xác lượng calo từ carbs, protein và chất béo mà những người mắc bệnh đái tháo đường cần ăn. Nhưng có một cách để tìm ra lượng carbs lý tưởng là kiểm tra lượng đường trong m.áu trước và sau khi ăn. Nếu lượng đường trong m.áu nằm trong phạm vi mục tiêu 2 giờ sau bữa ăn là phù hợp. Nếu lượng đường trong m.áu cao hơn, người bệnh cần điều chỉnh kế hoạch bữa ăn của mình.
3. Nên chọn loại carbs nào?
Chọn carbs phức tạp
Carbohydrate có 3 dạng là đường, tinh bột và chất xơ. Tuy nhiên sự tác động của các loại carbs không giống nhau. Người bệnh đái tháo đường nên chọn những loại carbs phức tạp thay vì carbs tinh chế đơn giản đã được xử lý và loại bỏ các chất dinh dưỡng quan trọng như chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Hầu hết các loại thực phẩm chế biến và đóng gói đều được làm từ carbs tinh chế như: bánh mì trắng, bánh ngọt, bánh quy, mì ống…
Carbohydrate phức tạp là loại tinh bột đốt cháy chậm hơn. Loại carbs này có nhiều chất dinh dưỡng hơn carbs đơn giản, đồng thời có nhiều chất xơ hơn, có thể khiến bạn cảm thấy no lâu hơn. Những thực phẩm chứa carbs phức tạp bao gồm: ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, yến mạch, diêm mạch, lúa mạch, rau, trái cây…
Ngũ cốc nguyên hạt là loại carbs phức tạp tốt cho người bệnh đái tháo đường.
Dựa vào chỉ số đường huyết
Chỉ số đường huyết (Gl) là một hệ thống xếp hạng thực phẩm dựa trên tốc độ ảnh hưởng đến lượng đường trong m.áu. Thực phẩm có GI cao như carbs tinh chế khi ăn vào cơ thể sẽ được hệ tiêu hóa hấp thu rất nhanh, sẽ làm cho lượng đường trong m.áu tăng nhanh hơn thực phẩm có GI thấp như carbs phức tạp.
Các loại thực phẩm phổ biến có chỉ số đường huyết thấp (GI
Ăn bữa sáng ít carbs
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn một bữa sáng lành mạnh có thể làm giảm lượng đường trong m.áu và giúp ngăn ngừa lượng đường tăng đột biến. Ăn bữa sáng ít carbs có thể giúp cải thiện cân nặng và lượng đường trong m.áu.
Bữa ăn sáng tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường là một bữa ăn ít tinh bột, giàu protein, chất xơ và chất béo lành mạnh.
Ăn bữa sáng ít carbs sẽ giảm thiểu phản ứng glucose và giúp giữ lượng đường trong m.áu cân bằng suốt cả ngày. Protein và chất béo giúp chúng ta no lâu, từ đó dẫn đến ăn ít calo hơn trong ngày. Thực phẩm giàu chất xơ cũng giúp làm chậm phản ứng glucose sau bữa ăn và cân bằng lượng đường trong m.áu, tốt cho người bệnh đái tháo đường.
Nguyên nhân khiến ngày càng nhiều người trẻ mắc bệnh ‘nhà giàu’
BV Nội tiết Trung ương thường xuyên tiếp nhận các ca bệnh đái tháo đường type 2 trẻ t.uổi. Phần lớn bệnh nhân thường có thói quen dùng đồ ăn nhanh, ít vận động…
Hệ lụy do lười vận động, lạm dụng đồ ăn nhanh
Mới đây, Khoa Thận tiết niệu – Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nữ bệnh nhân tên P.T.T, (16 t.uổi, Hà Nội) được chuyển từ bệnh viện tuyến dưới sau 7 ngày dùng thuốc nhưng đường huyết không ổn định.
Trước đó, T đau đầu, chóng mặt khoảng 10 ngày thì đi khám tại bệnh viện tỉnh và được chẩn đoán mắc đái tháo đường. Khi được chuyển về Bệnh viện Nội tiết Trung ương, T được kết luận mắc đái tháo đường – rối loạn chuyển hóa, kháng insulin, béo phì độ 2 (cao 1m70 và nặng 90 kg), gai đen vùng cổ, buồng trứng đa nang.
Lối sống hiện đại, lười vận động, ăn đồ ăn nhanh… dễ dẫn tới béo phì, rối loạn chuyển hóa. (Ảnh minh họa).
Theo chia sẻ, bà nội và bà ngoại bệnh nhân đều mắc đái tháo đường. Thiếu nữ này thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh, chiên rán, ít vận động và ngồi hàng giờ đồng hồ. Hai năm gần đây, bệnh nhân tăng cân nhanh bất thường.
Ngoài thuốc điều trị, các bác sĩ cũng đã hướng dẫn bệnh nhân thay đổi chế độ ăn uống và tăng cường luyện tập thể lực để cải thiện cân nặng; hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị bệnh đái tháo đường – rối loạn chuyển hóa đang gặp phải.
Cùng thể trạng béo phì hơn 90kg và đang điều trị tại đây, N.H.A (27 t.uổi, Hà Nội) cho biết tình cờ một hôm, cô gái này đi tiểu nhiều lần trong ngày. Vài ngày sau, bệnh nhân bị phát ban, ngứa khắp người nên đã đi khám da liễu. Bác sĩ nói chỉ số đường huyết của cô cao quá nên đã giới thiệu sang bệnh viện nội tiết.
Khi đó, chỉ số đường huyết của H.A ở mức rất cao nên được chỉ định điều trị nội trú. Trong 2 tuần ở đây, H.A đã chứng kiến không ít hình ảnh bệnh nhân mắc đái tháo đường gặp biến chứng phải tháo khớp, đoạn chi, suy thận mạn, biến chứng tim mạch…
“Vào đây nghe bác sĩ giải thích cơ chế bệnh, em mới biết chính thói quen thích ăn đồ ăn nhanh, đồ nướng, gà rán cộng thêm tính chất công việc chỉ ngồi văn phòng, nặng ký nên lười vận động thể dục thể thao… là nguyên nhân gây bệnh rối loạn chuyển hóa này”, H.A chia sẻ.
Thay đổi thói quen để phòng đái tháo đường
BS Lâm Mỹ Hạnh, Phó trưởng Khoa Đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, cho hay nếu trước đây đái tháo đường type 2 hay gặp ở người lớn t.uổi, thì nay tỷ lệ bệnh nhân trẻ t.uổi mắc đái tháo đường chiếm khoảng từ 20-30%.
“Chính việc ăn uống thiếu tiết chế dẫn tới thừa cân béo phì và lối sống tĩnh tại là 2 yếu tố nguy cơ khiến cho người trẻ tiến gần đến căn bệnh đái tháo đường”, BS Hạnh cho biết.
Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh đái tháo đường type 2 ở người trẻ thường là thể trạng thừa cân, béo phì; Có yếu tố gia đình, có thành viên trong nhà như bố, mẹ, anh em mắc đái tháo đường; Có lối sống tĩnh tại, lười vận động và ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo, giàu năng lượng. Nữ giới trẻ t.uổi nếu mắc hội chứng buồng trứng đa nang có thể gây ra tình trạng kháng insulin, tăng nguy cơ mắc đái tháo đường.
Để nhận diện sớm căn bệnh này, BS Hạnh cho biết cần lưu ý các dấu hiệu như khát nước nhiều, tiểu nhiều, sút cân nhiều, vết thương lâu liền, mệt mỏi, tê bì tay chân cảm giác như kiến bò, kim châm hoặc nhìn mờ .