Người phụ nữ 69 t.uổi, bốn tháng trước mù hoàn toàn mắt trái sau một thời gian bị hiện tượng “ruồi bay”, “chớp sáng”, nay mắt phải cũng xuất hiện triệu chứng tương tự.
Bệnh nhân ngụ Bà Rịa – Vũng Tàu, cho biết mắt hay nhìn thấy những đốm đen nhỏ di chuyển như ruồi bay qua, thỉnh thoảng có những chớp sáng nhấp nháy.
Hồi tháng 4, sau một thời gian chịu đựng các dấu hiệu trên, mắt trái mờ dần, bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Mắt Sài Gòn. Tuy nhiên, do phát hiện quá muộn, võng mạc bong đã c.hết dần theo thời gian nên mắt trái mất thị lực hoàn toàn, không thể phẫu thuật cứu chữa. Bệnh nhân gặp nhiều khó khăn khi mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào mắt phải.
Bác sĩ Đoàn Hồng Dung, Bệnh viện Đa khoa Mắt Sài Gòn, ngày 25/8, cho biết lần này bệnh nhân đến khám sớm hơn, khi mắt bên phải xuất hiện các triệu chứng tương tự mắt trái.
Theo bác sĩ Dung, bệnh lý bong võng mạc nếu đến quá trễ, thường hơn một tháng thì thần kinh đã c.hết hết, tiên lượng mổ không sáng, thường sẽ không còn chỉ định phẫu thuật, giống như mắt trái của bệnh nhân.
“May mắn lần này mắt phải được cấp cứu kịp, có thể phẫu thuật”, bác sĩ Dung cho biết.
Bác sĩ áp dụng phương pháp cắt dịch kính xử lý bong võng mạc, sau đó laser đóng kín lỗ rách võng mạc, ngăn không cho các lỗ rách võng mạc tiến triển. Cuối cùng, ê kíp bơm gas vào nhằm ép giữ cho lớp võng mạc bị bong có thể áp lại. Gas này sau khoảng một tháng sẽ tan đi và bệnh nhân nhìn thấy trở lại.
“Trường hợp này tiên lượng tỷ lệ hồi phục lên đến 80%”, bác sĩ Dung chia sẻ.
Bài Viết Liên Quan
- Người lớn cần tẩy giun không? Dấu hiệu cần tẩy giun ở người lớn
- Thông điệp 5 K
- Ăn quá nhiều protein sẽ làm tổn thương thận, tăng nguy cơ ung thư, 5 dấu hiệu cảnh báo bạn ăn quá nhiều protein
Bác sĩ phẫu thuật cho nữ bệnh nhân 69 t.uổi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Bác sĩ Dung phân tích, bong, rách võng mạc là tình trạng lớp màng thần kinh nằm phía trong cùng của mắt bị tách ra khỏi những lớp còn lại. Bệnh thường gặp nhất ở người lớn t.uổi, hoặc những người có độ cận thị cao. Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ là người có chấn thương mắt, t.iền sử gia đình có người bị bong võng mạc hay từng có phẫu thuật mắt trước đó như mổ cườm.
Theo bác sĩ Dung, những triệu chứng dễ nhận biết nhất của bong võng mạc đó chính là mờ đột ngột tăng dần, thấy “ruồi bay”, “chớp sáng”. Người bệnh cảm thấy có những vòng tròn hay dải xơ như những sợi tóc bay lơ lửng phía trước.
Một số trường hợp khác, bệnh nhân sẽ thấy bóng mờ khởi phát phía ngoài của vùng nhìn thấy và từ từ đi vào trung tâm nhìn rõ; cảm giác giống như có một lớp màn sương hay màn treo tường phủ trước mặt; đường thẳng bỗng nhiên trở nên cong; mất thị lực trung tâm.
Bệnh gây ảnh hưởng đến thị lực trầm trọng, thậm chí mù lòa nếu không được kịp thời phẫu thuật. Đây là một trong những bệnh lý khó nhất trong ngành nhãn khoa nói chung và trong chuyên ngành đáy mắt nói riêng.
“Nếu bệnh nhân đã bị bong võng mạc một mắt thì nguy cơ cho mắt thứ hai rất cao”, bác sĩ Dung lưu ý. Bong võng mạc có thể điều trị sớm mà không cần phẫu thuật và đạt kết quả rất tốt nếu phát hiện sớm.
Bác sĩ khuyến cáo mỗi người cần nắm rõ các triệu chứng khởi phát của bong võng mạc để kịp thời đến khám hoặc đi khám mắt định kỳ. Khi bác sĩ phát hiện các dấu hiệu sớm của bong võng mạc như có lỗ rách trên võng mạc sẽ sử dụng tia laser hoặc áp lạnh để hàn lại lỗ rách, giúp giảm tỷ lệ cần phẫu thuật đi 20 lần so với phát hiện trễ.
Sau mổ, bệnh nhân cần sử dụng đúng và đủ các thuốc để chống phản ứng viêm và n.hiễm t.rùng. Có thể mở băng ra, không nên băng mắt liên lục vì sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Nếu ra đường, cần sử dụng kính đặc biệt chống bụi.
Một số trường hợp phẫu thuật bong võng mạc bệnh nhân không thể di máy bay do bơm khí bên trong mắt. Cần hỏi rõ bác sĩ trước khi đi máy bay. Lượng khí sẽ tự tan trong 4-6 tuần, sau thời gian này bệnh nhân có thể đi máy bay lại.
Sau phẫu thuật cần nằm đúng tư thế. Tái khám đúng hẹn, nếu phát hiện bong võng mạc trở lại bác sĩ sẽ xử lý kịp thời. Tuyệt đối khi gội đầu hay tắm, rửa không để nước vào mắt vì vết mổ chưa kín có thể gây n.hiễm t.rùng bên trong mắt, dẫn đến mù. Không kiêng ăn uống, không kiêng đọc sách báo hay ánh sáng. Thị lực sẽ cải thiện dần cho đến 6 tháng sau mổ.
Cô gái F0 giấu nhẹm bố mẹ, một mình một bóng vượt qua “giông tố” Covid-19
Một mình sống tại TPHCM, nên khi mắc Covid-19, một mình Huyền vào bệnh viện để điều trị. Khi ra viện, cô gái 27 t.uổi mới chia sẻ về bệnh tình của mình khiến nhiều người bất ngờ.
“Nếu mẹ biết, có thể sẽ chạy đến với mình”
Nguyễn Thị Lệ Huyền (27 t.uổi, một nhân viên văn phòng tại TPHCM) vừa có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 ngày 16/8. Trong ngày, Huyền được làm thủ tục xuất viện sau 10 ngày nằm điều trị tại Khu điều trị bệnh nhân F0 Trường tiểu học Tây Bắc Lân (huyện Hóc Môn, TPHCM).
Thế nhưng, mãi đến khi được về nhà, nhiều người thân, bạn bè và kể cả bố mẹ cô gái mới biết Huyền là F0, vừa có thời gian dài nằm điều trị trong khu cách ly.
Nơi Huyền nằm điều trị là một trường tiểu học.
Huyền kể lại, từ tháng 7, khu vực phòng trọ sinh sống có ca mắc Covid-19 nên Huyền được ở nhà và làm việc online. Thế nhưng, từ ngày 1/8, Huyền bắt đầu có những biểu hiện, triệu chứng nhẹ của người mắc Covid-19 như đau họng, mệt mỏi, ho và ngứa cổ.
3 ngày sau, Huyền được làm test nhanh và cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Huyền được xác định mắc Covid-19 từ đầu tháng 8.
“Do mới test nhanh, mình được lấy thêm mẫu để xét nghiệm khẳng định PCR. Trong 2 ngày chờ kết quả, mình được yêu cầu về phòng trọ tự cách ly, theo dõi sức khỏe. Có lẽ đó là quãng thời gian ám ảnh là lo sợ nhất mà mình gặp phải từ trước đến nay”, Huyền nhớ lại.
Trong thời gian cách ly điều trị, nữ bệnh nhân không tiết lộ với người thân mình là F0.
Bắt đầu từ ngày thứ 4 (tức là ngày thứ 2 kể từ khi test nhanh cho kết quả dương tính), sức khỏe của Huyền xấu đi rõ rệt. Không thể ăn cơm, khắp người đau ê ẩm và bắt đầu mất vị giác, khứu giác. Có thời điểm, Huyền đo nhiệt độ cơ thể lên đến hơn 39 0 C.
Huyền kể thêm: “Vì mình bị m.áu nhiễm mỡ, lại đúng thời điểm bệnh hen suyễn tái phát khiến hai đêm liên tiếp mình thức trắng. Đến ngày thứ 5, tình trạng càng tồi tệ hơn khi không thể uống nước, sốt cao nên mình điện thoại gọi xe cấp cứu”.
Cũng đúng ngày thứ 5, Huyền nhận được kết quả khẳng định dương tính với SARS-CoV-2 nên được chuyển vào khu cách ly F0 tại điểm Trường Tiểu học Tây Bắc Lân (huyện Hóc Môn).
Tại đây, chứng kiến những bệnh nhân cũng giống như mình đang nằm điều trị, Huyền hoang mang, lo sợ nhưng vẫn quyết giấu gia đình ở quê vì không muốn tâm lý của mọi người bị ảnh hưởng.
“Bố mẹ mình đều làm nông ở một huyện vùng núi của tỉnh Lâm Đồng. Thế nhưng nếu nghe tin mình bị bệnh, có lẽ mẹ mình sẵn sàng chạy xuống thành phố bất kể có được hay không.
Huyền và các bệnh nhân trong phòng đều động viên nhau cùng vượt qua bệnh tật.
Trong suốt quá trình điều trị bệnh, mình không nói với ai cả. Bởi nếu nói ra, sẽ có rất nhiều người lo lắng, thậm chí là lo nghĩ vì không biết mình có thể vượt qua căn bệnh này hay không”, cô gái 27 t.uổi chia sẻ.
Hơn 10 ngày nằm trong khu điều trị, Huyền vẫn thường xuyên nói chuyện điện thoại với bố mẹ ở quê. Thậm chí, có ngày Huyền còn chủ động gọi về cho bố mẹ, như là cách tự an ủi, động viên bản thân.
Trong tất cả những lần nói chuyện, cô gái đều tỏ ra khỏe mạnh, lạc quan, đôi khi nói những câu bông đùa cùng người thân.
Trong quá trình điều trị, từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 10, mỗi khi sốt cao, Huyền phải uống thêm thuốc hạ sốt.
Huyền bảo, trong những ngày mà bệnh tình của Huyền nặng nhất, cháo không thể ăn, nước không thể uống, thậm chí thường xuyên nôn ói và tiêu chảy, Huyền vẫn bình tĩnh để trò chuyện với mẹ.
“Mẹ hỏi sao xung quanh ồn thế, mình chỉ nói là cán bộ địa phương họ tuyên truyền phòng, chống dịch. Mình không nói cho ai biết đang nằm trong khu điều trị F0 bởi trên Facebook cá nhân, mình vẫn đăng những bài viết giải trí, vẫn đi bình luận “dạo” với bạn bè”, Huyền kể.
Lạc quan là điều quan trọng nhất
Từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 10 là quãng thời gian Huyền cảm nhận rõ nhất ranh giới giữa sự sống và cái c.hết. Mất nước, lên cơn hen, sốt gần 40 0 C và không thể ăn cháo hay uống nước, Huyền chỉ nằm li bì trên giường bệnh.
Cô gái 27 t.uổi trở về sau thời gian dài điều trị Covid-19.
“Thật sự khi mắc phải căn bệnh này, mình rất hoang mang. Những ngày đầu mình còn khóc, nhưng về sau, mình không còn sức để khóc nữa. Mình vốn có bệnh lý nền nên nguy cơ chuyển nặng rất cao”, Huyền nhớ lại.
Thế nhưng, chính trong thời điểm bệnh tật giày vò, Huyền nhận thông báo nơi bố mẹ Huyền sinh sống cũng có ca mắc Covid-19. Lo cho bố mẹ, mong muốn được về nhà cùng người thân buộc Huyền phải mạnh mẽ để chiến đấu với bệnh tật.
Chia sẻ về quá trình điều trị bệnh, Huyền cho biết, kể từ khi vào khu vực điều trị, tất cả các F0 đều nhận được sự hỗ trợ của các y, bác sĩ. Bản thân cô có bệnh nền nên được bác sĩ trao đổi, tư vấn thêm về việc dùng thuốc kết hợp trong suốt quá trình điều trị.
Mỗi sáng, Huyền thường ra phơi nắng và vận động nhẹ tại gần nơi mình nằm.
“Mỗi ngày, ngoài sử dụng thuốc điều trị các triệu chứng của bệnh, mình còn dùng thêm thuốc hen suyễn. Mình uống bổ sung rất nhiều nước ấm, dù lúc đó cứ uống vào là buồn nôn và miệng đắng chát. Đặc biệt, vào ngày thứ 9, thứ 10 của bệnh, nếu mình cố gắng vượt qua thì cơ hội mình khỏi bệnh là rất lớn”, cô gái chia sẻ.
Sau ngày thứ 10, Huyền dần lấy lại được vị giác và khứu giác. Khi tình trạng bệnh đã khá hơn, Huyền cố gắng ngồi dậy và vận động ngay nơi mình nằm, phơi nắng vào mỗi sáng sớm.
Huyền được xuất viện về nhà cách ly sau khi có kết quả âm tính.
“Quan trọng nhất là tinh thần của người bệnh phải lạc quan. Mỗi khi tỉnh táo, mình thường xem các kênh giải trí để thư giãn đầu óc. Dù không ai mong muốn mình rơi vào hoàn cảnh này, nhưng mình tự coi đây là một chuyến du lịch, một cuộc trải nghiệm để vượt qua chính mình”, Huyền xúc động kể lại câu chuyện của mình.
Trở về sau thời gian điều trị Covid-19, người thân và rất nhiều bạn bè bất ngờ khi biết chuyện Huyền là F0. Càng bất ngờ hơn khi Huyền “giữ kín” chuyện mình bị bệnh nhưng vẫn tỏ ra lạc quan và vui vẻ.