Mang thai được 3 tháng, chị P. cứ thấy đau vùng lưng, nghĩ là do thai chèn. Thế nhưng một tháng sau đó, khi đi khám, bác sĩ chẩn đoán chị bị ung thư vú trái di căn gan, xương, phổi.
16 tuần thai phát hiện ung thư vú di căn
Ngày 27/8, Bệnh viện K thông tin trường hợp hi hữu, 2 mẹ con sản phụ được cứu sống ngoạn mục, dù trước đó khi mang thai 16 tuần, các bác sĩ phát hiện thai phụ ung thư vú di căn gan, xương, phổi.
Bài Viết Liên Quan
- Tâm thần vì chơi game gần 10 tiếng mỗi ngày
- Dịch Salmonella bùng phát có liên quan đến sản phẩm xúc xích?
- ‘Thổi phồng’ công dụng khẩu trang ‘thần thánh’ lọc bụi mịn PM2.5 đến 95%
BS Trang xem lại hình ảnh ung thư vú di căn của bệnh nhân.
Chị Hoàng Thị Thu P. (32 t.uổi, Hà Nội) mang thai đứa con thứ 2, đến 3 tháng thai kỳ phát hiện tình trạng đau vùng lưng. Lúc đầu chị nghĩ hiện tượng đó là bình thường do thai chèn. Tuy nhiên, tháng 4/2021, sau các cơn đau mỗi lúc một nhiều hơn ở thai kỳ tháng thứ 4, chị P. đến khám tại Bệnh viện Bạch Mai. Chị P. sốc, choáng váng khi kết quả chẩn đoán cho thấy chị bị ung thư vú trái di căn gan, xương, phổi khi thai vừa tròn 16 tuần, bước sang tuần thai thứ 17.
Lúc này, chị P. phải đứng trước lựa chọn, phải trì hoãn điều trị hoặc là dừng thai kỳ.
Thế rồi bản năng một người mẹ, chị gạt hết bao lời khuyên can của mọi người, quyết định hoãn điều trị để giữ thai.
Sau quyết định này là chuỗi ngày chị P. và chồng thấp thỏm, lo âu, mong mỏi em bé có thể ở trong bụng mẹ lâu nhất.
Đầu tháng 7/2021, chị đi khám và được bác sĩ yêu cầu nhập viện tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương theo dõi. Đến ngày 9/7, khi thai được 28 tuần, các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương mổ lấy thai. Em bé Nguyễn Ngọc Quỳnh My chào đời ở tuần thai 28, nặng 1,1kg.
Sau 5 tiếng mổ lấy thai, ngay trong đêm 10/7, chị P. được chuyển sang khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện K.
Ngày 12/7, chị P. chuyển biến xấu khi c.hảy m.áu trong ổ bụng vì nhân di căn gan vỡ. Ngay lập tức ê kíp cấp cứu của bệnh viện K đã hội chẩn với PGS.TS Bùi Văn Giang, Giám đốc Trung tâm chẩn đoán hình ảnh tiến hành nút mạch u gan cầm m.áu cho bệnh nhân.
Những tưởng sau nút mạch u gan bệnh nhân sẽ ổn định. Nhưng đêm 13/7 bệnh nhân có dấu hiệu c.hảy m.áu tử cung sau mổ lấy thai ngày thứ 4.
TS.BS Lê Trí Chinh, Trưởng khoa Ngoại phụ khoa là người trực tiếp phẫu thuật cho chị P. cho biết, sau mổ lấy thai 4 ngày, bệnh nhân c.hảy m.áu rất nhiều, không cầm được. Các bác sĩ đã hội chẩn trong đêm và trao đổi với gia đình để phẫu thuật cấp cứu cho chị P.
“Nếu không phẫu thuật và xử trí kịp thời, sẽ ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh bởi lượng m.áu mất đi quá lớn g.ây s.ốc do mất m.áu. Trong mổ, chị P. c.hảy m.áu ở eo tử cung, rối loạn đông m.áu, chúng tôi đã cắt tử cung bán phần, cắt ruột thừa”, TS Chinh cho biết.
“Nhớ lại thời điểm đó, khi bác sĩ thông báo mổ cấp cứu, chúng tôi tưởng rằng đã mất con. Thấy hàng chục bác sĩ rầm rập, tôi và chồng con gái như ngất đi. Đến khi có bác sĩ đi ra thông báo “Ca mổ ổn rồi, bà vào nhìn con gái một chút cho yên tâm”, cả nhà vỡ òa”, cô Đặng Thị Chín, 60 t.uổi, mẹ bệnh nhân P. chia sẻ.
Kết quả sinh thiết cho thấy, bệnh nhân P. vú trái Carcinoma xâm nhập, di căn tử cung, ruột thừa. Kèm di căn gan, phổi, xương trên chẩn đoán hình ảnh. Vì đây là trường hợp người bệnh ung thư vú mới trải qua 2 ca phẫu thuật lớn, biến chứng nặng do suy gan, suy thận, rối loạn đông m.áu nên ngay sau đó, chị P. được chăm sóc tại Khoa Hồi sức tích cực với rất nhiều diễn biến cần theo dõi sát sao và hội chẩn liên khoa hàng ngày.
Sau một tháng điều trị tại khoa Hồi sức tích cực, sức khỏe bệnh nhân còn rất yếu nhưng đã có dấu hiệu tiến triển khá hơn, các bác sĩ đã quyết định để chị P. chuyển điều trị tại khoa Nội 5, Bệnh viện K.
Hồi sinh kỳ diệu
BS Phạm Thị Thu Trang, khoa Nội 5 cho biết, bệnh nhân P. nhập khoa điều trị với thể trạng yếu, u lan tỏa chiếm gần toàn bộ 2 vú, vú trái to hơn; hạch nách trái – phải rất nhiều, kích thước 1-3cm, thậm chí 8cm; kèm hạch xương đòn 2 bên; hạch ổ bụng, thâm nhiễm phúc mạc tiểu khung; di căn gan; di căn xương; tổn thương xẹp phổi thùy dưới; phù bạch huyết tay trái; thị lực 2 mắt giảm.
Trên nền bệnh nhân ung thư hai bên vú giai đoạn muộn, di căn nhiều vị trí (hạch nách 2 bên, hạch thượng đòn 2 bên, hạch trung thất, xương, gan, tử cung, ruột thừa/ sau mổ đẻ thai 28 tuần, tăng men gan, giảm tiểu cầu, thể trạng yếu, các bác sĩ quyết định điều trị hóa chất, nâng cao thể trạng và hạ men gan.
Sau 3 tuần điều trị, đ.ánh giá lâm sàng thể trạng bệnh nhân tốt, ăn, ngủ, sinh hoạt bình thường, không đau bụng, không c.hảy m.áu âm đạo, không thiếu m.áu; tiểu cầu về chỉ số bình thường; u 2 bên vú mềm hơn, kích thước u nhỏ hơn đã giảm 30%, hạch nách 2 bên giảm kích thước còn 1-2cm, mềm, không còn chèn ép hố nách; hết phù bạch huyết tay trái ; hạch thượng đòn 2 bên giảm kích thước còn 1cm, mềm; mắt trái đỡ lác, thị lực tốt hơn; men gan hiện tại chỉ tăng nhẹ.
Bệnh nhân khỏe khoắn, sắp được xuất viện về nhà.
“Tuy bệnh giai đoạn rất muộn, di căn nhiều vị trí, bệnh nhân thể trạng lúc vào khoa yếu, tiên lượng ban đầu rất xấu, nhiều nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình điều trị nhưng sau 3 tuần điều trị bệnh nhân đang có những chuyển biến tích cực, bệnh đáp ứng rất tốt với phác đồ hóa trị hiện tại”, BS Trang thông tin.
Với tình trạng sức khỏe đang ổn định, đầu tuần tới chị P. sẽ truyền và điều trị đợt 3 và sẽ ra viện về nhà với gia đình sau 4 tháng.
Được biết tại BV Phụ sản Trung ương, con gái chị P. cũng có tiến triển tốt, bé nặng 1600gram, tự thở và các bác sĩ sẽ theo dõi để bé ổn định hơn để có thể xuất viện.
“Chuẩn bị vài ngày tới là về nhà và có thể sẽ được gặp con, ôm con đó là điều hạnh phúc kỳ diệu với tôi. Khi nằm viện, đứng trước ngưỡng sinh tử, tôi chỉ ước dù được một lần ôm con cũng mãn nguyện. Nhưng giờ sức khỏe tôi đã ổn hơn, tự chăm sóc được cho mình, bác sĩ nói tôi đáp ứng thuốc rất tốt, tôi hạnh phúc rơi nước mắt, sẽ kiên cường chiến đấu với bệnh tật để ở bên con lâu thật lâu”, chị P. chia sẻ.
Nếu đã từng mổ lấy thai
Dù Tổ chức Y tế Thế giới nói rằng, tỷ lệ mổ lấy thai hợp lý chỉ khoảng 10-15%, nhưng thực tế tỷ lệ này cứ tăng dần. Việt Nam cũng nằm trong khuynh hướng chung nên ngày càng nhiều bà mẹ có vết mổ lấy thai trên tử cung.
Những thông tin sau đây sẽ giúp ích được cho những bà mẹ từng sinh mổ và nay lại muốn mang thai lần nữa.
Đôi điều về vết mổ trên tử cung
Về cơ bản, mổ lấy thai có 2 “kiểu”: Mổ dọc hoặc mổ ngang. Vết sẹo trên bụng bạn có thể là dọc hay ngang, nhưng quan trọng là đường mổ trên tử cung. Hầu hết, các bác sĩ sẽ mổ ngang nếu không có gì đặc biệt buộc phải mổ dọc. Lý do là đường mổ ngang sẽ ít ra m.áu hơn. Ngoài ra, nếu mổ đường ngang trên tử cung, khi mang thai lần sau có thể theo dõi sinh ngả â.m đ.ạo nếu thuận lợi và không có điều gì bắt buộc mổ lại.
Cần lưu ý gì nếu từng mổ lấy thai?
Bạn cần giữ lại các giấy tờ liên quan đến cuộc phẫu thuật để có thông tin chính xác, điều này sẽ giúp ích cho nhân viên y tế rất nhiều.
Lý do mổ, số lần mổ, các biến cố trong và sau mổ đều là những thông tin cực kỳ quan trọng cho lần mang thai tiếp theo.
Nguy cơ đáng lưu ý cho lần mang thai sau là vỡ tử cung. Nhưng bạn đừng sợ, tỷ lệ vỡ tử cung khoảng 4-9%, do vậy phần lớn các bà mẹ đều an toàn. Vỡ tử cung có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, nhưng thường là gần hoặc trong chuyển dạ. Vì lý do nào đó bạn phải mổ lại trong lần mang thai tiếp theo, hãy chuẩn bị tinh thần mổ lấy thai sớm hơn thời điểm mong muốn. Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa những lợi ích và nguy cơ cho mẹ và thai để quyết định thời điểm mổ lấy thai.
Lường trước những điều có thể xảy ra nếu bạn đã từng sinh mổ mà muốn mang thai lần nữa.
Trường hợp đã từng mổ tử cung vì lý do khác
Có bạn hỏi: Nếu tôi chưa từng mổ lấy thai nhưng có mổ bóc u xơ tử cung…? Thì câu chuyện cũng giống như bạn mổ lấy thai, vì mổ bóc u xơ tử cung cũng là vết mổ trên tử cung. Một lần nữa, bạn cần giữ lấy các giấy tờ liên quan cuộc mổ để bác sĩ có thông tin chính xác, mang tính quyết định thời điểm chấm dứt thai kỳ.
Có khác biệt gì không nếu mổ lấy thai từ 2 lần trở lên?
Có khá nhiều khác biệt so với lần mổ lấy thai thứ 2, vì lần này không ai can đảm thử thách chuyển dạ sinh thường do khả năng vỡ tử cung cao hơn. Ngay cả việc mổ lấy thai lần sau này cũng khó khăn hơn, nhiều rủi ro hơn. Hơn nữa, mổ lấy thai nhiều lần sẽ dễ bị nhau cài chặt vào tử cung (gọi là nhau cài răng lược) hoặc ra m.áu nhiều sau mổ, đôi khi các bác sĩ cần cắt tử cung để cầm m.áu. Do vậy, thật sự chỉ nên mổ lấy thai khi đúng chỉ định y khoa.
Xuân mới đến rồi, nhiều gia đình đang chuẩn bị kế hoạch có thêm em bé trong năm mới. Dù thế nào, các bác sĩ sẽ cố gắng hết sức để mẹ tròn con vuông! Mổ lấy thai đúng chỉ định có thể cứu sống mẹ và con – mình cùng nhau xác định rõ điều này nhé. Tuy nhiên, việc này có thể có những điều không mong muốn về sau, vì vậy, nếu không thể tránh khỏi cuộc mổ thì ta cùng tìm hiểu để lường trước những rủi ro có thể gặp.