Tôi đọc báo thấy F0 được khuyến cáo nằm sấp. Vậy khi nào thì F0 cần nằm sấp, và nằm sấp có tác dụng gì? (Công Tài, ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM).
Bài Viết Liên Quan
- Nhật ký người mẹ 14 năm đồng hành cùng con chữa bệnh tan m.áu bẩm sinh: ‘Tôi nợ 2 con một lời xin lỗi’
- Nhìn vị trí đau nhận biết bệnh nguy hiểm
- Quan hệ với bạn gái mới quen, nam điều dưỡng mắc bệnh xã hội hay gặp nhất hiện nay
Ảnh minh họa: Shutterstock
– Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hoàng Phú , Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM):
Nếu cho người mắc Covid-19 nằm sấp, phần sau của phổi mở ra, cho phép phế nang hoạt động dễ dàng hơn. Ngoài ra, phần lớn phổi nằm ở phía sau cơ thể người, vì vậy, khi bệnh nhân nằm úp sấp, áp lực lên phổi sẽ giảm, hệ thống thông khí tốt hơn, huy động được phế nang ở sau lưng nhiều hơn.
Cách nằm sấp có thể áp dụng cho F0 nhẹ đang điều trị tại nhà. Tuy nhiên, các trường hợp khó thở đến nỗi phải thay đổi tư thế dứt khoát cần đưa vào bệnh viện ngay.
Cung cấp 4,32 triệu viên thuốc Molnupiravir điều trị Covid-19 tại TP.HCM
* Tôi bị ung thư tuyến giáp và đang sử dụng thuốc Levothyroxine, như vậy tôi có tiêm vắc xin Covid-19 được không? Xin cảm ơn. ( N.An , ngụ Tân Phú, TP.HCM).
– Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hoàng Phú : Thuốc Levothyroxine là thuốc hormone tuyến giáp tổng hợp, không thuộc nhóm thuốc nằm trong danh mục hạn chế tiêm vắc xin Covid-19. Vậy nên những người đang sử dụng thuốc này vẫn có thể được tiêm vắc xin Covid-19.
Những bệnh nhân điều trị ung thư ở trong giai đoạn ổn định đều có thể tiêm vắc xin Covid-19. Một vài trường hợp được khuyến khích tiêm vắc xin sớm để hạn chế những biến chứng nguy hiểm do Covid-19 gây ra.
Chuyên mục HỎI NHANH VỀ COVID-19 ra mắt nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc liên quan đến tình hình dịch bệnh Covid-19. Bạn đọc có thể đặt câu hỏi cho chuyên mục này bằng hình thức bình luận bên dưới bài hoặc gửi qua email: suckhoethanhnien247@gmail.com
Câu hỏi sẽ được chuyển đến các bác sĩ, chuyên gia… để trả lời cho bạn đọc.
Thử nghiệm thuốc mới kháng virus cho F0 tại TP HCM
Khoảng 160-200 bệnh nhân Covid-19 triệu chứng nhẹ và vừa đang điều trị ở các bệnh viện dã chiến, được thử nghiệm thuốc kháng virus molnupiravir.
Đây là loại thuốc kháng virus mới trên thế giới, một số nước vừa hoàn thành giai đoạn thử nghiệm 2, 3 song đã sử dụng cho bệnh nhân Covid-19, như Mỹ, Ấn Độ. Theo Hội đồng Đạo đức y sinh học, Bộ Y tế, nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc molnupiravir tại Mỹ, Ấn Độ, kết quả “khả quan về tính an toàn, khả năng dung nạp, đặc biệt giảm tải lượng virus rõ rệt ở bệnh nhân thể nhẹ và vừa sau 5 ngày điều trị, góp phần giảm lây nhiễm trong cộng đồng, giảm tỷ lệ nhập viện, giảm tử vong”.
Tuy nhiên, nhằm đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, trước khi triển khai thí điểm tại cộng đồng, Hội đồng Đạo đức y sinh học quyết định thử nghiệm tại cơ sở y tế từ ngày 16/8 đến 22/8. Hai bệnh viện Thống Nhất (tại TP HCM) và Phổi Trung ương (Hà Nội) làm đầu mối phối hợp các cơ sở y tế triển khai thử nghiệm lâm sàng pha 1, 2, 3 trên bệnh nhân Covid-19 mức độ nhẹ và vừa.
PGS.TS, bác sĩ Lê Đình Thanh, Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất, cho biết thuốc molnupiravir đang được thử nghiệm giai đoạn 2 cho bệnh nhân tại các bệnh viện dã chiến TP HCM, đặc biệt là bệnh viện dã chiến số 8, nơi đội ngũ y tế Bệnh viện Thống Nhất tham gia điều trị.
“Dù nhiều nước đã hoàn thành giai đoạn thử nghiệm 2 và 3, đ.ánh giá tốt, nhưng Việt Nam vẫn thử nghiệm từ hai giai đoạn này để đ.ánh giá tính an toàn, hiệu quả của thuốc, có phù hợp với thể trạng người Việt hay không”, bác sĩ Thanh chia sẻ.
Ông cũng cho biết, quá trình thử nghiệm thuốc, lấy mẫu sàng lọc, được tiến hành rất khắt khe, nghiêm ngặt vì kết quả sẽ “quyết định đến vấn đề có đưa thuốc ra sử dụng ở cộng đồng hay không”.
Thuốc kháng virus molnupiravir dạng viên, gồm loại hàm lượng 200 mg và loại 400 mg. Bệnh nhân thử nghiệm theo liều uống 800 mg mỗi ngày, tương đương hai viên thuốc 400 mg, chia làm hai lần uống trong ngày.
Thuốc đang thử nghiệm cho bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và ở mức độ vừa. Đây là đối tượng nhiễm Covid-19 nhiều nhất. Bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân sau khi xét nghiệm PCR dương tính, có triệu chứng, thì nên sử dụng molnupiravir. Các triệu chứng vừa đến nặng, như triệu chứng hô hấp gồm hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi; đến bắt đầu có triệu chứng viêm phổi, khó thở.
“Nếu thuốc giúp cơ thể khống chế được tải lượng virus sẽ làm giảm tỷ lệ bệnh nhân chuyển nặng, giảm các biến chứng, từ đó đỡ gánh nặng cho các tầng trên”, theo bác sĩ Thanh.
Sau kết thúc giai đoạn 2, nhóm nghiên cứu tiến hành thử nghiệm giai đoạn 3 với khoảng 360-420 bệnh nhân. “Hy vọng đến cuối tháng 8 có kết quả để đưa thuốc ra sử dụng”, bác sĩ Thanh nói.
Dự kiến, sau thử nghiệm, Đại học Y dược TP HCM và Trường Đại học Y tế Công cộng sẽ trực tiếp triển khai chương trình thí điểm tại cộng đồng.
Mặc dù chưa hoàn tất các giai đoạn thử nghiệm, thuốc molnupiravir đã được Bộ Y tế đưa vào chương trình Home Care “thí điểm điều trị có kiểm soát các F0 tại nhà và cộng đồng”.
Thời gian qua, Bộ Y tế đã đề nghị các doanh nghiệp mua, nhập khẩu, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc molnupiravir. Bộ cũng xem xét cấp phép sử dụng thuốc điều trị Covid-19 trong điều kiện khẩn cấp.
Thuốc molnupiravir mới đây được một tập đoàn nhập khẩu tặng Bộ Y tế để điều trị bệnh nhân Covid-19.
Loại thuốc kháng virus đầu tiên được Bộ Y tế đưa vào điều trị bệnh nhân Covid-19 là remdesivir, dùng cho ca nặng và ưu tiên cho bệnh nhân trên 65 t.uổi, béo phì, sử dụng truyền tĩnh mạch và theo chỉ định của bác sĩ. Remdesivir đang được Bộ Y tế xem xét cấp phép khẩn cấp.