Tôi vừa tiêm vắc xin Covid-19, về nhà sốt 38,7 độ C. Tôi uống thuốc hạ sốt sáng ra thấy đỡ, nhưng băn khoăn không dám uống tiếp thuốc cao huyết áp vì sợ không an toàn.
Khi nào tôi có thể uống lại?
Bác sĩ Bùi Văn Thường – Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai trả lời:
Bạn cần tiếp tục duy trì uống thuốc huyết áp mỗi ngày theo đơn thuốc cũ, tuyệt đối không bỏ thuốc sẽ rất nguy hiểm. Việc uống thuốc huyết áp không ảnh hưởng gì đến sức khỏe sau tiêm chủng, mà còn bảo vệ bạn an toàn trước mối nguy huyết áp tăng.
Bài Viết Liên Quan
- Loại bột được ưa chuộng này được coi là “thần dược” chữa bệnh nhưng cũng có thể biến thành thuốc độc nếu uống sai cách
- 5 cách giúp gan khỏe mạnh
- Tết đoàn tụ gia đình phải ghim ngay 4 ‘bí kíp’ để ăn uống lành mạnh
Khi huyết áp quá cao (kể cả tiêm hay không tiêm vắc xin) tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến cố tim mạch/ đột quỵ. Ngoài ra, huyết áp cao gây khó khăn cho việc theo dõi, đ.ánh giá một số phản ứng sau tiêm, đặc biệt là các trường hợp phản vệ sau tiêm vắc xin.
Vì thế, trước tiêm hay sau tiêm, những người huyết áp cao đang uống thuốc hạ huyết áp theo đơn của bác sĩ cần tuyệt đối tuân thủ điều trị.
Cũng cần lưu ý thêm, bị huyết áp cao là phải dùng thuốc suốt đời. Mọi người tuyệt đối tránh tình trạng, sau một thời gian dùng thuốc huyết áp thấy ổn định thì bỏ thuốc, nghĩ là đã khỏi. Tình trạng ổn định đó là do thuốc đem lại, cần uống thuốc mỗi ngày theo đơn, tái khám định kỳ để duy trì sự ổn định của huyết áp.
Với người đi tiêm vắc xin Covid-19, trước khi tiêm đều được kiểm tra huyết áp. Hiện tại không có khuyến cáo huyết áp là bao nhiêu thì có thể tiêm vắc xin Covid 19. Không có chống chỉ định tiêm chủng cho bệnh nhân tăng huyết áp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nhất khi tiêm chủng, trước khi tiêm, huyết áp nên ở mức giới hạn bình thường (90-140mmHg với huyết áp tâm thu và 60-90mmHg với huyết áp tâm trương).
Những người cao huyết áp sẽ được ngồi nghỉ ngơi (thậm chí bác sĩ kê thuốc nếu tại thời điểm tiêm huyết áp quá cao), đo lại huyết áp ổn định trong giới hạn trên sẽ được chỉ tiêm.
Người cao huyết áp sau tiêm phòng vẫn cần thực hiện theo dõi sức khỏe như hướng dẫn và nhớ tuân thủ uống thuốc huyết áp đều đặn.
Những lưu ý trong dùng thuốc ở bà mẹ cho con bú
Hầu hết các chuyên gia khuyến nghị cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu và kéo dài tới 2 năm. Thế nhưng, nhiều bà mẹ có thể cần phải dùng một số loại thuốc để trị các bệnh cấp tính hoặc mạn tính (có thể mắc phải) trong thời gian này.
Thuốc có thể vào sữa mẹ ảnh hưởng tới con. Vậy làm thế nào để dùng thuốc an toàn cho cả mẹ và con?
Lựa chọn thuốc dùng
Nhóm hạ sốt, giảm đau: Khi bị đau, sốt, có thể dùng paracetamol (acetaminophen). Đây là thuốc OTC (không kê đơn) được sử dụng để giảm đau, hạ sốt và nhức đầu… có thể dùng cho người cho con bú. Thuốc này có mặt trong nhiều sản phẩm với nhiều tên gọi khác nhau (theo từng nhà sản xuất). Cần dùng đúng theo liều khuyến cáo của nhà sản xuất trong hướng dẫn sử dụng thuốc.
Thuốc trị ngạt mũi dạng xịt: Ngạt mũi là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ nuôi con bú. Nên dùng thuốc xịt mũi co mạch như: oxymetazoline, phenylephrine… Đây cũng là các thuốc không cần đơn (OTC), hấp thu toàn thân hạn chế, được khuyên dùng. Không nên dùng thuốc dạng uống vì có thể ức chế sản xuất sữa ở bà mẹ.
Bà mẹ cho con bú không tùy tiện dùng thuốc.
Thuốc kháng sinh: Khi bị nhiễm khuẩn, nhóm kháng sinh có thể dùng là cephalosporin theo đơn của bác sĩ. Nói chung, chất kháng khuẩn an toàn khi sử dụng cho phụ nữ cho con bú nếu nó an toàn khi dùng cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên khi dùng nhóm thuốc này có thể ảnh hưởng đến vi khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh dẫn đến tiêu chảy hoặc tưa miệng. Nhóm penicillin (amoxicillin, penicillin G) cũng được chấp nhận dùng ở người cho con bú để điều trị n.hiễm t.rùng do vi khuẩn.
Thuốc chống viêm corticoid: Các thuốc corticoid như prednisolone được sử dụng để điều trị viêm khớp và các bệnh chứng khác. Hiện chưa có tác dụng phụ nào được báo cáo ở trẻ bú mẹ khi mẹ sử dụng bất kỳ corticosteroid nào trong thời gian cho con bú.
Thuốc tránh thai: Ngoài việc kiểm soát sinh sản trong thời gian cho con bú bằng các biện pháp tránh thai tự nhiên (tính ngày rụng trứng đối với những người có vòng kinh đều hay dùng b.ao c.ao s.u…) thì thuốc tránh thai có thể dùng là loại chỉ chứa progestin. Đây được coi là biện pháp tránh thai nội tiết tố được lựa chọn trong thời kỳ cho con bú.
Thuốc chống nấm: Miconazole (sử dụng tại chỗ), là thuốc OTC được sử dụng để điều trị n.hiễm t.rùng nấm men, không có khả năng ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, kể cả việc bôi tại chỗ cho núm vú. Fluconazole là thuốc kê đơn, có thể chấp nhận được ở các bà mẹ đang cho con bú vì lượng thuốc vào trong sữa mẹ ít hơn liều của trẻ sơ sinh.
Thuốc huyết áp: Một số thuốc hạ huyết áp có thể dùng như: methyldopa, metoprolol (không cần đề phòng đặc biệt), nifedipin (được sử dụng điều trị tăng huyết áp và hội chứng Raynaud – co thắt mạch núm vú gây đau), hiện dữ liệu hạn chế cho thấy không có hoặc rủi ro tối thiểu cho trẻ sơ sinh…
Cách dùng thuốc an toàn
Để dùng thuốc an toàn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, thậm chí là thảo dược, thực phẩm chức năng hoặc vitamin. Ngay cả trà thảo mộc cũng có thể không an toàn (ví dụ chứa ma hoàng hoặc các thành phần có hại khác), vì các nhãn sản phẩm ghi “tự nhiên” không phải lúc nào cũng an toàn.
Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết, với liều thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất có thể.
Trong trường hợp cần phải dùng thuốc, nên dùng 1 lần mỗi ngày (khi có thể). Thời điểm dùng tốt nhất là ngay sau khi cho con vừa bú xong, bởi thời điểm này trẻ sẽ có thời gian dài nhất mà không cần bú.
Theo dõi em bé để biết các tác dụng phụ như buồn ngủ, khó chịu, các phản ứng tiềm ẩn hoặc đã biết khác của thuốc.
Nên dùng các loại thuốc có tác dụng ngắn hơn (vì sẽ nhanh chóng đào thải khỏi cơ thể) và các loại thuốc đơn lẻ (giúp linh hoạt hơn trong việc dùng thuốc); tránh dùng các thuốc có tác dụng kéo dài (LA), giải phóng kéo dài (ER) và các dạng thuốc kết hợp.
Các biện pháp phòng ngừa đặc biệt có thể cần thiết ở trẻ sinh non (thiếu tháng), do kích thước và hệ thống cơ quan của trẻ còn kém phát triển hơn trẻ sinh đủ tháng.
Nên hỏi bác sĩ (khi kê đơn) về những rủi ro và lợi ích của của thuốc khi bạn đang cho con bú hoặc bất kỳ loại thuốc nào bạn chọn từ các lựa chọn OTC không cần đơn thuốc.
Khi sử dụng nhiều hơn 1 loại thuốc hoặc một loại thuốc kết hợp, hãy làm theo các khuyến nghị cho con bú đối với loại thuốc có vấn đề nhất.