Sau tiêm vắc xin Covid-19 mũi một, tôi bị sốt nóng, sốt lạnh suốt đêm, đau nhức người, đau đầu… nên rất sợ tiêm lại. Vậy mũi một đã đủ tác dụng bảo vệ chưa, có nhất thiết phải tiêm nhắc lại mũi 2?
PGS.TS Đào Xuân Cơ, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Tổng Thư ký Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam trả lời:
Những triệu chứng mà bạn kể trên, chỉ là những phản ứng thông thường sau tiêm vắc xin. Rất nhiều người gặp các phản ứng như vậy, nhưng thường chỉ 1-2 hôm là hết, sau khi uống thuốc hạ sốt, uống nhiều nước, nghỉ ngơi…
Đó là những triệu chứng không đáng ngại, bạn nên tiêm mũi nhắc lại theo khuyến cáo của nhà sản xuất để phát huy tối đa hiệu quả bảo vệ của vắc xin.
Bác sĩ Đặng Thị Thanh Huyền , Phó trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia (Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương) trả lời:
Theo thông báo của nhà sản xuất, nếu tiêm một mũi vắc xin thì nguy cơ mắc bệnh Covid-19 giảm hơn 70% so với nhóm chưa được tiêm chủng. Tiêm vắc xin để phòng các biến chứng nghiêm trọng của bệnh, giảm nguy cơ t.ử v.ong và nguy cơ lây nhiễm cho bản thân cũng như cộng đồng.
Tuy nhiên, khi được tiêm mũi 1 là bạn đã được bảo vệ ở một mức độ an toàn nhất định. Khi tiêm mũi 2 sẽ củng cố miễn dịch, giúp bảo vệ hiệu quả hơn. Các nghiên cứu cho thấy, khi bạn tiêm đủ liều vắc xin Covid-19, khi không may mắc bệnh, nguy cơ khiến bệnh nặng, phải nhập viện giảm đi rất nhiều, lên tới 90%.
Bài Viết Liên Quan
- Chuyên gia cảnh báo về thừa cân – béo phì trong giai đoạn giãn cách
- Lý do phải tiêm vắc xin Covid-19 hằng năm
- Để tránh đau đầu cần hạn chế những thực phẩm nào?
Tổ chức Y tế thế giới cũng đã khuyến cáo, hầu hết các loại vắc xin Covid-19 hiện nay cần được tiêm 2 liều cách nhau từ 3-12 tuần (tùy từng loại vắc xin).
Các dữ liệu khoa học cho thấy hiệu lực bảo vệ của vắc xin đã bắt đầu hình thành sau khi tiêm liều thứ nhất, nhưng liều tiêm thứ hai sẽ làm gia tăng hiệu lực bảo vệ đó, giúp bảo vệ mạnh hơn, kéo dài hơn. Vì vậy, hãy tiêm liều thứ 2 theo đúng lịch trình khuyến cáo.
Khi người dân đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin Covid-19, vẫn cần thực hiện nghiêm thông điệp 5K, bởi sau tiêm vắc-xin vẫn có khả năng lây lan bệnh cho người khác và không vắc-xin nào có hiệu lực bảo vệ 100%.
Tại Việt Nam hiện đang lưu hành 5 loại vắc xin Covid-19, với thời gian tiêm nhắc lại mũi 2 là khác nhau:
Vắc xin Covid-19 AstraZeneca: Thời gian tiêm mũi 2 sau 8-12 tuần tiêm mũi một.
Vắc xin Gam-COVID-Vac (tên khác là SPUTNIK V): Mũi 2 cách mũi một: 3 tuần.
Vắc xin Moderna: Mũi 2 sau mũi một 28 ngày (4 tuần).
Vắc xin Comirnaty của hãng Pfizer: Mũi 2 tiêm sau mũi một 3- 4 tuần.
Vắc xin (Vero Cell), Inactivated: Mũi 2 cách mũi một: 3-4 tuần.
Tại sao ở nhà, đóng kín cửa vẫn có thể nhiễm Covid-19?
Dù không ra đường nhưng người dân vẫn có thể lây nhiễm SARS-CoV-2 từ người trung gian đưa virus về nhà.
Nhiều độc giả băn khoăn trước câu hỏi tại sao nhiều người ở nhà vẫn có thể lây nhiễm SARS-CoV-2, TS.BS Võ Văn Hải, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết, có nhiều trường hợp F0 là các cụ già ở nhà trong thời gian dài.
Họ không ra đường, không tiếp xúc với người lạ tuy nhiên dù ở nhà thực hiện giãn cách nhưng cũng không tránh khỏi được những nguy cơ bị lây nhiễm. Theo TS.BS Võ Văn Hải, biến thể Delta là một biển chủng của virus corona, có khả năng lây lan nhanh chóng.
Người dân TP.HCM tiêm vắc xin Covid-19
“Có trường hợp thắc mắc: Tại sao tôi tuân thủ khuyến cáo 5K vẫn nhiễm Covid-19?. Nhưng bạn tuân thủ vào thời gian này, địa điểm này nhưng vào thời gian khác, nơi khác, bạn không thể nào kiểm soát chắc chắn mình đã tuân thủ tuyệt đối quy tắc 5K khi đi làm và khi ra đường trong thời gian dài trước khi quay về nhà. Ngoài ra, khi bạn đang tuân thủ 5K nhưng người kế bên bạn không tuân thủ thì bạn vẫn có thể có nguy cơ bị lây nhiễm mà không hay biết”, TS.BS Võ Văn Hải chia sẻ.
Cũng theo Bác sĩ Hải, một khả năng khác là do người nhà đi ra ngoài và đem virus về nhà. Ví dụ người cao t.uổi có thể ở nhà nhưng con, cháu họ đi chợ, đi làm, đi nhận thực phẩm… và đem virus về. Theo đó, người con, người cháu đã nhiễm Covid-19 nhưng do sức đề kháng tốt nên họ chưa có triệu chứng. Trong khi đó, người cao t.uổi bị lây và do hệ miễn dịch yếu, có bệnh nền…các triệu chứng dễ xuất hiện trước.
“Nhiều trường hợp, cha, mẹ được xác định là F0 và sau đó, xét nghiệm con, cháu trong nhà mới biết họ cũng là F0 dù nguồn lây lại do từ con, cháu”, TS.BS Hải chia sẻ.
“Virus có trong mũi, họng của người bệnh. Nó nằm trong dịch tiết mũi, họng, khi F0 hắt hơi, thở… vius sẽ bị phát tán, dính trên tay chân và các bề mặt đồ vật. Tay chúng ta tiếp xúc với các đồ vật đó và đưa lên mặt cũng sẽ là nguy cơ lây nhiễm. Ngoài ra, dù không ra ngoài đường nhưng khi bạn vào thang máy xuống nhà để lấy thực phẩm – vào môi trường kín, trong đó có F0, cũng sẽ có nguy cơ lây nhiễm.
Bên cạnh đó, virus có thể nằm trên bề mặt thực phẩm và thời gian nó tồn tại tùy vào từng môi trường khác nhau. Bạn không ra ngoài nhưng bạn lấy thực phẩm có nhiễm khuẩn vào nhà, cũng sẽ có nguy cơ lây nhiễm”, ông Hải nói thêm.
TS.BS này nhấn mạnh, virus dễ tồn tại và lây lan rất nhanh trong môi trường kín như phòng kín, thang máy hay siêu thị không được thông gió tốt, không được những người chung quanh tuân thủ tốt 5K như bạn…
“Có trường hợp thắc mắc, hàng xóm là F0, cả khu phố đóng cửa nhưng vẫn lây nhiễm. Ở trường hợp này, mặc dù đóng cửa nhưng cũng có lúc bạn phải mở cửa ra lấy đồ ăn, đổ rác…Vô tình bạn đã tiếp xúc môi trường bên ngoài và nếu môi trường này có người F0 không tuân thủ tốt 5K thì chính bạn đã vô tình mang mầm bệnh vào nhà, đóng cửa kín và vô tình nhốt chúng lại trong nhà bạn. Khi bạn đóng kín, nhà không có hệ thống thông gió, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh càng cao”.
Vì vậy ông Hải nhấn mạnh, để hạn chế khả năng lây nhiễm, các gia đình phải tạo môi trường nhà cửa càng thông thoáng càng tốt.
Cũng theo ông Hải, hiện nay nhiều tỉnh, thành đang thực hiện giãn cách xã hội, mọi người hầu hết đều ở nhà, nhưng thỉnh thoảng vẫn có những cơ hội dễ bị lây nhiễm như khi đi tiêm vắc xin mà không tuân thủ đúng nguyên tắc 5K hoặc khi tập trung lấy mẫu và còn có nguy cơ là lây nhiễm từ những vật phẩm được chuyển phát từ nơi khác đến…không được sát trùng một cách cẩn thận và đúng cách.
Tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc 5K là điều BS.TS Võ Văn Hải nhấn mạnh. Theo ông Hải, ví dụ người dân tuân thủ việc đeo khẩu trang nhưng nếu đưa tay ra bấm nút của thang máy rồi đưa tay lên mặt chỉnh sửa khẩu trang cũng sẽ gây ra nguy cơ lây nhiễm.
Hai vật dụng người dân thường dùng nhưng hay quên xịt sát trùng đó là t.iền giấy và điện thoại cầm tay (cellphone). Điện thoại cầm tay là vật dụng trung gian dễ gây lây nhiễm nhất vì khi nghe điện thoại chúng ta thường xuyên áp vào mặt. “Điện thoại cầm tay, cũng như đôi bàn tay, bạn hạn chế đưa lên áp vào má nghe và cần thường xuyên khử khuẩn, nhất là khi ra ngoài đường về nhà, trước khi ăn uống…”, TS.BS Hải chia sẻ.
Cũng theo BS Hải, tiếp xúc t.iền giấy không khác gì tiếp xúc với tay nắm cửa nơi công cộng – nguy cơ lây nhiễm cao. Người dân nên hạn chế tiếp xúc tối đa hoặc chỉ tiếp xúc khi t.iền đã được khử khuẩn. Sau khi chạm tay lên bề mặt t.iền, bạn phải tuyệt đối xịt sát trùng hoặc rửa tay với xà phòng khử khuẩn dù t.iền giấy đó được khử khuẩn hay chưa.
Ngoài ra, ví t.iền, thẻ ngân hàng cũng cần lưu ý cẩn trọng khử khuẩn thường xuyên.
Bên cạnh đó, theo BS Hải, khi bước vào nhà (dù đi ra khỏi nhà với thời gian ngắn hay dài) bạn cũng tuyệt đối tuân thủ đúng 5K. Chỉ khi nào bạn đã “khử khuẩn”, bạn an toàn lúc đó mới được tiếp xúc các vật dụng và người trong nhà.
Do biến chủng này có khả năng lây lan nhanh, TS.BS Võ Văn Hải tiếp tục khuyến cáo người dân:
1. Tiêm đủ 2 mũi vắc xin càng sớm càng tốt và tiêm đúng theo khuyến cáo nhà sản xuất.
2. Luôn luôn nâng sức đề kháng cơ thể.
3. Luôn luôn vệ sinh nơi ở, nơi làm việc hàng ngày và đúng cách.
4. Luôn tuân thủ 5K và nhắc nhở mọi người chung quanh bạn thực hiện theo