Một bệnh viện ở Australia kêu gọi các nạn nhân bị rắn cắn không bắt con vật và mang tới gặp bác sĩ.
Tiến sĩ Adam Michael, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bundaberg gần Brisbane, nói với ABC: “Chúng tôi thực lòng không muốn mọi người tương tác với con rắn. Bất kỳ nỗ lực nào đến gần để bắt, g.iết hoặc chụp ảnh con vật đều chỉ khiến bạn gặp nguy hiểm”.
Theo Viện Y tế Quốc gia, khoảng 3.000 người nghi ngờ bị rắn cắn mỗi năm ở Australia. Từ 100 đến 200 trường hợp cần dùng thuốc giải độc.
Nhân viên y tế lấy nọc độc từ một con rắn để nghiên cứu tại Viện Rắn cắn Qimen ở tỉnh An Huy, Trung Quốc vào tháng 11/2023. Ảnh: Fox
Tiến sĩ Michael nhớ lại, một nạn nhân từng mang theo con rắn nâu trong hộp đựng thức ăn bằng nhựa “không được buộc chắc chắn lắm”. Con rắn cố gắng thoát ra ngoài khiến các y bác sĩ hoảng sợ.
Ông cũng kể về các trường hợp mang theo rắn trong túi nylon hay hộp nhựa kém an toàn hơn. Bệnh viện sau đó đã phải trả t.iền để đưa những con rắn về tự nhiên. “Chúng tôi muốn mọi người có thể được khám và đ.ánh giá nhanh chóng và việc có một con rắn sống trong khoa sẽ làm chậm quá trình đó”, Tiến sĩ Michael giải thích.
Đồng thời, ông đảm bảo rằng các bác sĩ không cần phải nhìn thấy con rắn để điều trị các vết cắn độc: “Chúng tôi có thể xác định xem bạn có cần thuốc chống nọc độc hay không và cần loại nào dựa trên các dấu hiệu lâm sàng, xét nghiệm m.áu cũng như bộ dụng cụ phát hiện nọc rắn. Chúng tôi thực sự không được đào tạo để xác định loại rắn và vì thế con rắn không có ích gì cả. Nó chỉ khiến y bác sĩ cũng như chính bạn gặp nguy hiểm”.
Thay vào đó, Tiến sĩ Michael khuyên bệnh nhân tập trung vào vết thương và điều trị: Giữ bình tĩnh, sơ cứu theo hướng dẫn và tới bệnh viện càng sớm càng tốt.
Khi bị rắn cắn, nạn nhân không tự đi lại vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào cơ thể nhanh hơn. Cố định chân, tay bị rắn cắn bằng nẹp; cởi bỏ đồ trang sức ở chân tay bị rắn cắn (vì có thể gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề). Có thể chích nặn rửa vết cắn dưới vòi nước sạch với xà phòng rồi sát trùng.
Nếu bệnh nhân khó thở thì người xung quanh tiến hành hô hấp nhân tạo. Vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, nếu ở chân, tay thì có thể để thõng tay chân.
Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành, đều cần xử trí và theo dõi tại bệnh viện ít nhất trong 12 giờ đầu. Nếu để trễ sau 24-48 giờ, kết quả điều trị rất kém hoặc không hiệu quả.
Cô gái 25 t.uổi đi cấp cứu vì uống quá nhiều loại thuốc phổ biến
Sau khi uống hơn 20 viên thuốc paracetamol, cô gái 25 t.uổi được đưa đi cấp cứu, phải dùng thuốc giải độc.
Bệnh nhân là chị T.H.H, ở huyện Phù Ninh, Phú Thọ. Nữ bệnh nhân được đưa vào Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh sau khi uống hơn 20 viên thuốc paracetamol ở nhà.
Ngay sau khi uống thuốc, bệnh nhân bị đau bụng, nôn nhiều, tức ngực, khó thở, phải đi cấp cứu. Bác sĩ nhanh chóng rửa dạ dày, truyền dịch bù nước, điện giải, dùng thuốc giải độc cho cô gái 25 t.uổi. Tới ngày 15/4, sau 5 ngày điều trị tích cực, người bệnh ổn định và đủ điều kiện xuất viện.
Cô gái phải cấp cứu sau khi uống hơn 20 viên thuốc giảm đau, hạ sốt paracetamol. Ảnh: BVCC
Bác sĩ chuyên khoa I Trần Thạch Hải, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh, cho biết paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt phổ biến. Thuốc có tính an toàn cao, ít tác dụng phụ khi được sử dụng đúng liều lượng và đúng cách.
Tuy nhiên, việc sử dụng quá liều paracetamol có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như suy gan, suy thận, viêm tụy, hạ đường huyết và nhiễm acid lactic.
Bác sĩ Hải khuyên trước khi dùng thuốc, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc, không uống quá liều quy định. Nếu bệnh nhân có biểu hiện hoặc nghi ngờ ngộ độc thuốc, cần đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.