Có lẽ hy vọng về việc chữa trị căn bệnh thế kỷ HIV sắp thành hiện thực. Mới đây hãng dược Moderna tuyên bố sắp thử nghiệm vắc xin HIV giai đoạn 1 với 56 tình nguyện viên, theo trang tin Gizmodo .
Bài Viết Liên Quan
- Khoai tây mọc mầm thì độc chứ có 3 loại hạt nảy mầm là thành ‘báu vật’
- Điều trị sơ cứu cho nạn nhân đau tim
- Thường xuyên uống nước ép dứa giúp hỗ trợ tiêu hóa, phòng ngừa ung thư hiệu quả
Vắc xin Moderna. Ảnh AFP
Theo dữ liệu đăng ký thử nghiệm, vắc xin HIV của công ty dược Moderna sẽ dựa trên cùng một nền tảng mRNA như vắc xin Covid-19 của hãng này. Thử nghiệm sẽ kiểm tra độ an toàn của vắc xin và đo lường phản ứng miễn dịch của tình nguyện viên.
Hãng Moderna đã công bố nỗ lực phát triển vắc xin HIV từ hồi tháng 4, theo đó họ hợp tác với Sáng kiến vắc xin AIDS quốc tế (IAVI) và Quỹ Bill & Melinda Gates. Vào thời điểm đó, hãng đã thảo luận về kế hoạch thử nghiệm 2 loại vắc xin mới, được đặt tên là mRNA-1644 và mRNA-1574.
Hôm 11.8, Moderna cùng các đối tác nghiên cứu đã công bố thông tin chi tiết về giai đoạn 1 thử nghiệm vắc xin mRNA-1644. Theo thông tin được đăng tải, cuộc thử nghiệm chính thức bắt đầu vào ngày 19.8. 56 tình nguyện viên tham gia là những người khoẻ mạnh, không nhiễm HIV.
Ứng cử viên vắc xin HIV bắt đầu thử nghiệm tại Anh
Hiện nay có nhiều loại thuốc kháng vi rút có thể loại bỏ hầu hết các dấu vết của HIV ở người bệnh, cũng như giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, vi rút vẫn có nhiều cách để tồn tại trong cơ thể một khi nó đã lây nhiễm sang các tế bào, ví dụ như tự nhanh chóng biến đổi các bộ phận trong cấu trúc của nó khiến các kháng thể đặc hiệu với HIV của hệ miễn dịch (do tiêm vắc xin mà có) khó nhận ra.
Theo trang tin Gizmodo , thử nghiệm giai đoạn 1 của Moderna dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2023. Thời gian ngắn nhất từ khi thử nghiệm trên người đến khi một loại vắc xin được phê duyệt đầy đủ là 5 năm. Sẽ mất vài năm nữa để hoàn thiện vắc xin HIV nhưng đây là dấu hiệu đáng mừng cho tương lai.
Phát hiện mới về thời điểm người tiêm vaccine Pfizer có nguy cơ bị ‘nhiễm đột phá’
Ngày càng có nhiều thông tin về những ca nhiễm COVID-19 ở những người đã tiêm đủ liều vaccine (ca nhiễm đột phá) trong bối cảnh biến thể Delta gây ra những quan ngại mới trong cuộc chiến chống đại dịch.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNtech. Ảnh: Reuters
Giới bác sĩ và các nhà khoa học đang nghiên cứu ba loại vaccine đang sử dụng tại Mỹ gồm Moderna, Pfizer và Johnson&Johnson nhằm tìm hiểu độ hiệu hữu của vaccine trước biến thể Delta có mức lây nhiễm cao và cơ chế xuất hiện “nhiễm đột phá”. Nghiên cứu mới nhất tại Israel, hiện ở giai đoạn chuẩn bị công bố khảo nghiệm, đã cho thấy những người tiêm vaccine Pfizer có khả năng dương tính với COVID-19 tập trung ở một khoảng thời nhất định.
Các chuyên gia tại Trung tâm Y tế Leumit và Trung tâm Y khoa Shamir (Shamir Medical Center Institutional Review Board) tại Israel đã tiến hành nghiên cứu trên một nhóm 33.943 người trưởng thành được tiêm đủ liều vaccine Pfizer. Họ chia thành ba nhóm, trên 60 t.uổi, từ 40-59 t.uổi và từ 18-39 t.uổi và theo dõi trong nhiều tháng để xét nghiệm nhằm tìm ra “nhiễm đột phá’.
Kết quả cho thấy, tỉ lệ nhiễm đột phá là 1,8% – một con số cho thấy vaccine vẫn rất hiệu quả trong ngăn ngừa lây nhiễm. Tuy nhiên, điều khiến các chuyên gia quan tâm hơn chính là việc tỉ lệ dương tính với “nhiễm đột phá” có xu hướng rơi vào những người đã có thời gian tiêm ngừa lâu, với mũi tiêm thứ hai kết thúc trước đó trên 5 tháng.
Phát hiện này cũng phù hợp với đ.ánh giá của Giám đốc điều hành Pfizer, ông Albert Bourla đưa ra hồi tháng 7 về hiệu quả của vaccine, dù mức sai số có thể khác nhau so với nghiên cứu của phía Israel. Dựa trên kết quả nghiên cứu ở 44.000 người tại Mỹ và nhiều nước khác, lãnh đạo Pfizer cho biết độ hiệu quả của vaccine giảm xuống còn 84% sau từ 4-6 tháng, so với mức 96,2% tối đa đạt được sau 1 tuần đến 2 tháng kể từ khi tiêm liều thứ hai. Đây là lý do chính để Pfizer đưa ra đề nghị về tiêm mũi thứ ba bổ sung.