Tạm bỏ những bộ đồ bảo hộ kín mít, gần 100 nhân viên y tế tại Trung tâm ICU Covid-19 của Bệnh viện Bạch Mai ở Bệnh viện dã chiến số 16 (quận 7), hiến m.áu để truyền cho bệnh nhân.
Sảnh đăng ký hiến m.áu tại Trung tâm ICU sáng 27/8 vắng vẻ do phải giữ khoảng cách chống dịch. Có mặt từ sớm, điều dưỡng Phan Thị Thu Huệ, chuẩn bị nước trà gừng, bánh ngọt, sữa tươi cho mọi người nghỉ ngơi, nhanh hồi sức sau hiến m.áu.
“Không phải lần đầu hiến m.áu nhưng lần này ý nghĩa quá, nhất là khi tình trạng m.áu đang cạn kiệt mà bệnh nhân cần gấp”, điều dưỡng Huệ nói.
Từ phòng điều trị ra, điều dưỡng Trần Hoài Sơn cởi đồ bảo hộ, khử khuẩn, người ướt mồ hôi, đến bàn đăng ký hiến m.áu. Anh trực tiếp điều trị người bệnh, hiểu rõ “một giọt m.áu lúc này đều rất quý giá”.
“Chúng tôi tư vấn các bác sĩ chỉ nên hiến 250 ml m.áu để giữ sức khỏe lo điều trị bệnh nhân, song nhiều người vẫn hiến 350 ml, rất đáng trân trọng”, điều dưỡng Huệ nói.
GS. TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết trung tâm ICU đang điều trị cho nhiều bệnh nhân nặng, trong khi nguồn cung cấp m.áu đang rất thiếu do thời gian giãn cách xã hội kéo dài.
“Vì vậy, các y bác sĩ tổ chức hiến m.áu ngay tại chỗ để cung cấp m.áu nhanh và đủ cấp cứu các bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến 16 và Trung tâm Hồi sức tích cực là hết sức cần thiết”, giáo sư Tuấn nói.
Chỉ trong buổi sáng 27/8, gần 100 đơn vị m.áu đã được hiến. Hoạt động hiến m.áu sẽ tiếp tục thực hiện để hỗ trợ điều trị bệnh nhân.
Do ảnh hưởng của đại dịch suốt 3 tháng qua, TP HCM và các tỉnh phía Nam đang khan hiếm m.áu phục vụ điều trị bệnh nhân. Viện Truyền m.áu Huyết học Trung ương phải vận chuyển m.áu từ Hà Nội vào chi viện miền Nam.
Bài Viết Liên Quan
- Vết sẹo thủy đậu trên mặt người phụ nữ phát triển thành ung thư
- 6 thói quen ăn uống cần tránh để không bị béo bụng
- Phát hiện đột biến gene tạo m.áu liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim
Điều dưỡng Phan Thị Thu Huệ tham gia hiến m.áu cho bệnh nhân nặng, sáng 27/8. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Trung tâm ICU của Bệnh viện Bạch Mai đặt tại Bệnh viện dã chiến số 16 (quận 7) đang điều trị hơn 300 bệnh nhân. Nơi này quy mô 500 giường hồi sức tích cực, hoạt động từ 7/8.
Bác sĩ Ngô Đức Hùng, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết trong hơn 300 bệnh nhân nặng đang điều trị thì có khoảng 50 bệnh nhân đã cai máy thở, tự thở khí trời và đang trong giai đoạn bình phục. Đặc biệt, một cô gái 24 t.uổi, nặng 130 kg, hồi phục ngoạn mục.
Đến nay, khoảng 500 cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Bạch Mai, gần 1.000 thầy trò Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai, chi viện TP HCM.
Thiếu m.áu trầm trọng, TP.HCM tổ chức hiến m.áu thế nào trong giãn cách?
Sau khi Thủ tướng yêu cầu nơi áp dụng Chỉ thị 16 không tổ chức hiến m.áu, TP.HCM sẽ tạm ngưng tổ chức hiến m.áu lưu động tại khu dân cư và tập trung vận động 4 nhóm đối tượng.
Tổ chức hiến m.áu nhân đạo thế nào trong điều kiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 là vấn đề được ông Trần Trường Sơn, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TP.HCM, thông tin tại buổi họp báo sáng 10/8.
Ông Sơn cho biết kể từ tháng 5 đến nay, đặc biệt là tháng 7 và 8, công tác vận động hiến m.áu và tiếp nhận m.áu gặp rất nhiều khó khăn do dịch Covid-19. Hàng hoạt điểm hiến m.áu tại các địa phương phải hủy. Người dân ngại dịch bệnh nên không đến hiến m.áu.
Từ đó dẫn tới lượng m.áu tiếp nhận tập trung tại các điểm hiến m.áu cố định như Bệnh viện Truyền m.áu Huyết học, Trung tâm Hiến m.áu Nhân đạo TP, và Bệnh viện Chợ Rẫy liên tục thiếu. Đỉnh điểm, lượng dự trữ m.áu trong tháng 8 tại ngân hàng m.áu thiếu 8.000-12.000 túi; trong đó, nhóm m.áu O thiếu trầm trọng, sau đó là nhóm m.áu A.
Do đó, ngày 4/8, UBND TP.HCM đã ban hành công văn tổ chức vận động hiến m.áu nhân đạo. Tuy nhiên, ngày 6/8, Văn phòng Chính phủ lại có văn bản truyền đạt yêu cầu của Thủ tướng về việc chưa tổ chức hiến m.áu tình nguyện tại địa phương đang áp dụng Chỉ thị 16.
Lượng m.áu dự trữ tại TP.HCM nhiều lúc gần như chạm đáy. Ảnh: Phạm Ngôn.
Ông Sơn cho biết quyết tâm của thành phố là không để thiếu m.áu cấp cứu cũng như thiếu oxy điều trị cho người mắc Covid-19. Do đó, để tuân thủ tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng mà vẫn đảm bảo số m.áu cho cấp cứu, thành phố có 2 giải pháp.
Thứ nhất, thành phố tạm ngưng tổ chức hiến m.áu lưu động tại khu dân cư ở các quận, huyện, TP Thủ Đức. Trong khi đó, thành phố tiếp tục đẩy mạnh vận động hiến m.áu với 4 nhóm đối tượng theo công văn trước đó. Công tác hiến m.áu phải đảm bảo bộ tiêu chí an toàn về hiến m.áu vừa được Sở Y tế ban hành hôm 9/8.
4 nhóm đối tượng được vận động:
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc tại cơ quan hành chính Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp thành phố. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc tại cơ quan Đảng, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, chính trị xã hội thành phố. Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tập trung của thành phố. Người lao động làm việc tại một số doanh nghiệp đông công nhân và đang thực hiện phương thức “vừa cách ly, vừa sản xuất”.
Thứ hai, thành phố tiếp tục duy trì câu lạc bộ “Máu hiếm” và câu lạc bộ “Ngân hàng m.áu sống”.
Bên cạnh đó, ngành y tế sẽ ban hành ngay phần mềm riêng cho người hiến m.áu và các bộ phận hiến m.áu trên nền tảng website giotmauvang.vn, dự kiến sẽ ra mắt trong tuần sau.
Ông Sơn cho biết chỉ tiêu lượng m.áu TP.HCM được Trung ương giao chiếm 1/6 cả nước, cụ thể trong năm nay là 220.000 túi m.áu. Tuy nhiên, đến nay, TP mới chỉ đạt được 45% chỉ tiêu này.
Nghịch lý là lượng m.áu phải cung cấp đúng nhu cầu của đơn vị tiếp nhận m.áu nên không thể lấy hơn, không thể để thiếu. M.áu chỉ có thể lưu trữ trong 30-45 ngày, không thể lâu hơn. Do đó, ngân hàng m.áu phải điều tiết lượng m.áu dự trữ trong khoảng 5.000-6.000 túi m.áu. Ông Sơn chia sẻ đây là một trong những khó khăn của ngành y tế trong công tác tiếp nhận m.áu.