Đi khám ngay nếu thấy nước tiểu có màu này vào sáng sớm

Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt, nếu buổi sáng xuất hiện màu lạ thì có thể bạn đang bị báo động, nên thăm khám bác sĩ ngay.

BSCK II Lê Quang Hải, khoa Thận – Tiết niệu – Lọc m.áu ( Bệnh viện Nông Nghiệp) cho biết, nước tiểu được lọc qua thận và bài tiết ra ngoài cơ thể qua hệ thống tiết niệu. Vì thế nhìn màu sắc nước tiểu có thể biết được tình trạng sức khỏe của mình, thậm chí là nguy cơ mắc bệnh cần đi khám.

Theo bác sĩ Hải, về cơ bản, màu sắc nước tiểu sẽ phụ thuộc vào việc sử dụng thực phẩm gì trước đó hoặc cơ thể có uống đủ nước không.

Ví dụ người ăn nhiều thịt đỏ, uống nhiều rượu bia nước tiểu thường sẫm màu và mùi khó chịu. Trong khi người có chế độ ăn uống cân đối, khoa học, uống đủ nước thì nước tiểu có màu trắng hoặc hơi vàng. Điều này cũng chứng tỏ thận tốt và không phải chịu áp lực làm việc nhiều.

“Tuy nhiên không phải lúc nào nước tiểu màu trắng cũng thể hiện sức khỏe thận đang tốt”, bác sĩ Hải nói và cho biết vào buổi sáng nếu bạn tiểu ra nước màu trắng thì có thể thận của bạn đang “kêu cứu”.

di kham ngay neu thay nuoc tieu co mau nay vao sang som 0e1 7069139

Màu nước tiểu có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn. (Ảnh minh họa)

Thận có nhiều chức năng, trong đó có chức năng lọc và thải chất độc ra ngoài. Vào ban đêm dù cơ thể không vận động, không bổ sung nước nhưng thận vẫn làm việc. Sau khi được lọc qua thận, nước tiểu sẽ được tích trữ và lắng đọng lại, đó là lý do vì sao buổi sáng chúng ta đi tiểu rất nhiều.

Và khi nước tiểu được lắng đọng qua cả một đêm thì vào buổi sáng, màu nước tiểu không thể có màu trắng mà phải có màu vàng hoặc vàng đậm mới là bình thường.

“Nếu nước tiểu có màu trắng thì đó chính là dấu hiệu thận đã bị hỏng, thậm chí mất chức năng hoàn toàn“, bác sĩ Hải chia sẻ.

Một dấu hiệu nữa cũng được bác sĩ Hải cảnh báo nguy cơ thận mất chức năng là đi tiểu nhiều vào ban đêm, nhất là ở những người trẻ.

Theo vị chuyên gia về thận, thông thường tiểu đêm thường gặp ở người cao t.uổi. Đây là sinh lý bình thường vì t.uổi càng cao, chức năng càng kém. Với người trẻ, nếu chế độ sinh hoạt hôm trước bình thường, đêm đi tiểu quá 2 lần thì chứng tỏ thận cũng đang có vấn đề.

Để thận được hoạt động tốt, ngoài chế độ ăn uống, bác sĩ Hải khuyên mọi người cần chú ý đến màu sắc nước tiểu. Đây là vấn đề nhiều người thường bỏ qua vì ngại quan sát, nhất là phụ nữ. Ngoài ra, khi đi khám sức khỏe cũng cần làm xét nghiệm nước tiểu để biết được chức năng thận đang như thế nào.

Bác sĩ Hải chia sẻ, việc siêu âm chỉ phát hiện khối u trú, cặn thận, sỏi thận chứ khó biết được chức năng của thận thế nào. Trong khi đó xét nghiệm m.áu có thể biết được chức năng thận, nhưng khi thể hiện qua kết quả xét nghiệm m.áu thì thận có thể đã teo và hỏng.

Do vậy, xét nghiệm nước tiểu sẽ biết được thận đang khỏe hay đang yếu, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn, hướng dẫn chế độ ăn hợp lý để không bị suy thêm.

Để có một quả thân khỏe mạnh, bác sĩ Hải khuyến cáo nên ăn uống lành mạnh, giảm lượng muối trong bữa ăn, hạn chế rượu, bia, t.huốc l.á, uống nhiều nước và tập thể dục đều đặn.

Suy thận nặng vì tin cỏ mực, đậu đen xanh lòng

Gần đây, nhiều bệnh nhân phải nhập viện điều trị suy thận, thậm chí lọc m.áu sau khi uống các loại thảo dược, lá thuốc theo truyền miệng.

Bệnh nhân HTA (nam, 48 t.uổi, ngụ Long An) có t.iền căn bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, bệnh thận mạn giai đoạn 3, đang điều trị suy thận tại BV Nguyễn Tri Phương, TP.HCM.

Bổ chưa thấy đã phải nhập viện

Cách lúc nhập viện một tuần, bệnh nhân nghe người quen mách uống cỏ mực giúp bổ thận nên sắc cỏ mực uống liên tục, ngày 2-3 chén, có những ngày uống thay nước lọc. Sau đó ít lâu thì xuất hiện tiểu ít dần, hay khó thở.

Bệnh nhân đến BV Nguyễn Tri Phương trong tình trạng phù toàn thân, khó thở phải ngồi, tiểu ít. Bác sĩ (BS) chẩn đoán bệnh nhân bị tổn thương thận cấp nghĩ do độc chất. Sau chạy thận cấp cứu lần một, bệnh nhân bắt đầu có nước tiểu dần trở lại, được ngưng chạy thận và tiếp tục theo dõi ngoại trú tại phòng khám chuyên khoa thận.

Tiếp đó là bệnh nhân PVH (nam, 47 t.uổi, ngụ Vĩnh Long) đến khám tại BV Bình Dân, TP.HCM trong tình trạng ăn uống kém, da xanh xao, chân đau nhức không rõ nguyên nhân, cơ thể mệt mỏi.

Qua kiểm tra, các BS chẩn đoán bệnh nhân đã suy thận giai đoạn 5, phải nhập viện để lọc m.áu nhằm tránh nguy cơ hôn mê, t.ử v.ong do các biến chứng suy thận cấp gây ra.

suy than nang vi tin co muc dau den xanh long b72 7037037
Khoa Thận – Lọc m.áu BV Nguyễn Tri Phương. Ảnh: THẢO PHƯƠNG

Trước đó, bệnh nhân có uống thuốc điều trị suy thận nhưng khi thấy đỡ đau mệt lại bỏ thuốc để uống cỏ mực và đậu đen xanh lòng. Hơn ba tháng điều trị theo lời đồn thì suy thận nặng như trên. Theo các BS, nếu đáp ứng điều trị bằng thuốc kém, chức năng thận không phục hồi tốt hơn, bệnh nhân sẽ phải lọc m.áu định kỳ suốt đời.

Còn bệnh nhân NTN (nữ, 39 t.uổi, ngụ T.iền Giang) tái khám tại BV Bình Dân trong tình trạng người phù nặng, bụng báng, đau nhức khắp người, phải ngồi xe lăn. Sau khi thăm khám, các BS chỉ định bệnh nhân nhập viện điều trị vì đã rơi vào suy thận độ 4.

Trước đó, bệnh nhân bị bệnh thận và đã điều trị tại BV một thời gian. Khoảng nửa năm trở lại đây, bệnh nhân ngưng điều trị chuyển sang uống lá thuốc do được người quen mách. Mỗi ngày uống một thang, liên tục trong năm tháng bệnh nhân đã uống 150 thang thuốc.

Hiện bệnh nhân đang được nhập viện điều trị và dùng thuốc. Nếu diễn tiến tốt sẽ phục hồi độ lọc cầu thận, duy trì chức năng thận, bằng không có thể phải lọc m.áu.

Nguy cơ lọc m.áu suốt đời

BS CKII Lê Thị Đan Thùy, Trưởng khoa Nội thận – Lọc m.áu BV Bình Dân, cho biết bệnh nhân bị bệnh thận nếu tự ngưng điều trị, thay thế thuốc hoặc uống các loại lá không rõ nguồn gốc dễ dẫn tới suy thận không thể phục hồi, phải lọc m.áu suốt đời.

Cũng theo BS Thùy, người bệnh thận mạn chức năng thận vốn đã kém nên việc dùng các hoạt chất từ cây cỏ, lá thuốc, ngay cả ăn uống thường ngày đều phải cẩn trọng, tránh suy thận nặng hơn. Đồng thời, bệnh nhân phải đi khám, kiểm soát thường xuyên các chỉ số như protein niệu, các xét nghiệm để đ.ánh giá chức năng thận.

“Người suy thận cần tuân thủ điều trị và có chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý thì mới kiểm soát tốt biến chứng trên thận, có thể bảo tồn chức năng thận ổn định dù phát hiện suy thận nhiều năm” – BS Thùy nói thêm.

ThS-BS CKII Vũ Thị Minh Hoa, Trưởng khoa Thận – Lọc m.áu BV Nguyễn Tri Phương, cho hay gần đây khoa tiếp nhận nhiều ca suy thận do uống cỏ mực, cây lá hoặc thuốc Đông y không rõ nguồn gốc. Khoảng 70% trong số đó phải chạy thận, lọc m.áu.

Theo BS Hoa, có những bệnh nhân mới uống vài thang cỏ mực, vào BV trong tình trạng tổn thương thận cấp. Trường hợp này BS có thể điều trị để bệnh nhân thoát khỏi tình trạng cấp tính.

Tuy nhiên, nếu không theo dõi diễn tiến, khả năng sau này bệnh nhân có thể bị suy thận mạn.

“Vài bệnh nhân uống cỏ mực trong thời gian dài (trên ba tháng) nhập viện trong tình trạng suy thận nặng, thận không phục hồi, phải lọc m.áu suốt đời. Có người bị nặng, tổn thương nhiều cơ quan chứ không riêng suy thận” – BS Hoa thông tin, đồng thời cho biết nhiều người không bệnh nhưng vẫn uống cỏ mực thường xuyên mong mát gan, bổ thận, vô tình làm tổn thương gan, thận.

“Suy thận giai đoạn sớm, mức độ nhẹ không cần điều trị nhiều, chỉ cần theo dõi kiểm soát huyết áp, tiểu đường, tuân thủ điều trị tốt. Tránh tự ý dừng thuốc hoặc dùng kèm các loại thuốc, lá không rõ nguồn gốc, không những bệnh không khỏi mà còn nguy hiểm đến tính mạng” – BS Hoa khuyến cáo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *