Sắp tới vợ chồng tôi có kế hoạch sinh con, xin hỏi chúng tôi nên tiêm phòng vaccine Covid-19? Việc tiêm có ảnh hưởng đến thai nhi nếu lỡ mang thai? (Hằng Nga, 30 t.uổi, Quảng Nam)
Bài Viết Liên Quan
- 3 loại rau không nên cho hoặc nấu cho ít muối kẻo hấp thụ quá nhiều natri, hại tim mạch
- Bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ ngày càng trẻ hóa
- Làm sao để giảm cân trong khi ngủ?
Trả lời:
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC), nếu vợ chồng bạn dự định có em bé ở thời điểm hiện tại hoặc sắp tới thì vẫn có thể tiêm vaccine Covid-19. Hiện không có bằng chứng cho thấy bất kỳ loại vaccine nào, kể cả vaccine Covid-19, gây ra các vấn đề về khả năng sinh sản của phụ nữ hoặc nam giới.
CDC không khuyến nghị xét nghiệm mang thai định kỳ trước khi chủng ngừa Covid-19. Nếu bạn đang dự định mang thai, không cần phải tránh thai sau khi chủng ngừa Covid-19 . Giống như tất cả các loại vaccine, các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu về các tác dụng phụ của vaccine Covid-19 và sẽ báo cáo các vấn đề khi được ghi nhận.
Những người đang mang thai có nguy cơ cao mắc Covid-19 nặng hơn ngày càng gia tăng. CDC và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã thu thập và xem xét thông tin về việc tiêm chủng Covid-19 trong thời kỳ mang thai. Dữ liệu ban đầu không xác định được bất kỳ mối lo ngại nào về sự an toàn cho phụ nữ mang thai được tiêm chủng hoặc cho trẻ sơ sinh.
Các báo cáo mới nhất chỉ ra rằng phụ nữ mang thai được tiêm vaccine mRNA (Pfizer, Moderna), chủ yếu trong ba tháng cuối thai kỳ đã truyền kháng thể cho thai nhi. Những kháng thể này có thể giúp bảo vệ trẻ sau khi sinh.
Vaccine Moderna và Pfizer-BioNTech là vaccine mRNA không chứa virus sống, do đó không thể truyền nhiễm cho người khác. Ngoài ra, vacccine mRNA không tương tác với DNA của một người hoặc gây ra các thay đổi di truyền vì mRNA không đi vào nhân tế bào, nơi lưu giữ DNA của chúng ta.
Hiện không có bằng chứng cho thấy kháng thể được hình thành từ vaccine Covid-19 gây ra bất kỳ vấn đề nào đối với thai kỳ, điều này bao gồm sự phát triển của nhau thai. Cũng không có bằng chứng nào cho thấy các vấn đề rắc rối về khả năng sinh sản là tác dụng phụ của bất kỳ loại vaccine nào được FDA chấp thuận. Các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng về các tác dụng phụ vaccine Covid-19 và báo cáo các phát hiện,
Tiêm vaccine Covid-19 trong khi mang thai có thể bảo vệ bạn khỏi bệnh nặng do Covid-19. Nếu bạn đang mang thai và hiện cân nhắc có nên tiêm phòng hay không, hãy nói chuyện với bác sĩ chăm sóc chính hoặc bệnh viện Sản phụ khoa của bạn trước.
Thạc sĩ, bác sĩ Calvin Q Trinh
Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM
Những rủi ro tiềm ẩn khi mang thai sau t.uổi 35
Phụ nữ trên 35 t.uổi mang thai thường phải đối mặt một số rủi ro nguy hiểm tới sức khỏe của cả mẹ và em bé.
Trong thời đại công nghiệp phát triển, phụ nữ càng có xu hướng sinh con muộn nhiều hơn, đặc biệt sau t.uổi 35. Dù có sức khỏe tốt và hoàn toàn có thể sinh ra một em bé khỏe mạnh, phụ nữ mang thai ở độ t.uổi này cần lưu ý đến những vấn đề có nguy cơ xảy ra cho cả mẹ và bé.
Rủi ro khi mang thai muộn
Theo Mayo Clinic, t.uổi tác cao không chỉ làm giảm khả năng sinh sản của phụ nữ, mà còn là yếu tố nguy cơ khiến đ.ứa b.é sinh ra mắc phải các dị tật di truyền. Những rủi ro nhất định có thể gặp phải khi mang thai sau 35 t.uổi bao gồm: huyết áp cao, u xơ tử cung, t.iền sản giật, sẩy thai, sinh non, nhau thai bất thường, xuất huyết bất thường…
Khó thụ thai
Phụ nữ khi sinh ra chỉ có một số lượng trứng nhất định. Từ độ t.uổi 30, chất lượng trứng có thể suy giảm và trứng cũng ít rụng hơn dù k.inh n.guyệt vẫn đều đặn. Bên cạnh đó, khi đã có t.uổi, trứng cũng không dễ thụ tinh như thời còn trẻ. Nếu ở t.uổi 30, khả năng thụ thai trong mỗi chu kỳ là khoảng 20%, nhưng tới t.uổi 35, con số này càng giảm.
Nguy cơ khó thụ thai ở phụ nữ sau t.uổi 35 tăng cao. Ảnh: Healthline.
Nguy cơ dị tật cao
Đối với phụ nữ trong độ t.uổi sinh sản, tỷ lệ rủi ro bất thường khi mang thai chỉ khoảng 1/500, khả năng bé mắc hội chứng Down khoảng 1/1.100. Trong khi đó, tỷ lệ rủi ro này với phụ nữ mang thai ở t.uổi 35 là khoảng 1/180, tỷ lệ trẻ mắc bệnh Down là 1/350.
Nguyên nhân là chất lượng trứng cũng như nội tiết tố của phụ nữ trong độ t.uổi 35 không còn ổn định như trước, phôi thai có vấn đề về nhiễm sắc thể cũng xuất hiện nhiều hơn. Điều này dễ dẫn đến khả năng sinh con bị khuyết tật.
Phụ nữ trên 35 t.uổi có khả năng sinh non và trẻ dễ bị nhẹ cân. Trẻ sinh non thường có các vấn đề y tế phức tạp.
Dễ bị cao huyết áp cao
Theo Medical News Today, một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ có t.uổi dễ bị tình trạng cao huyết áp trong thời kỳ mang thai: trước 20 tuần (tăng huyết áp mạn tính), sau 20 tuần (tăng huyết áp thai kỳ) hoặc sau 20 tuần và đi kèm với protein trong nước tiểu (t.iền sản giật).
Tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ
Đây là loại bệnh tiểu đường chỉ xảy ra trong thời kỳ mang thai, phổ biến hơn khi phụ nữ lớn t.uổi. Nếu không được điều trị, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể khiến em bé phát triển lớn hơn đáng kể so với mức trung bình, làm tăng nguy cơ bị thương trong khi sinh. Bệnh tiểu đường thai kỳ cũng có thể làm tăng nguy cơ sinh non, huyết áp cao trong thai kỳ và các biến chứng cho trẻ sau khi sinh.
Nguy cơ sẩy thai cao
Phụ nữ ở độ t.uổi ngoài 35 mang thai thường có nguy cơ sẩy thai và thai c.hết lưu cao hơn so với người trẻ. Nguy cơ sẩy thai cũng tăng theo độ t.uổi, trong khi phụ nữ ở độ t.uổi 35 là 20%, độ t.uổi 45 lên tới 35%.
Tỷ lệ sẩy thai cao được cho là do tình trạng sức khỏe của mẹ và sự hiện diện của các nhiễm sắc thể bất thường ở thai nhi. Ngoài ra, hiện tượng thai c.hết lưu còn có thể xảy ra tự nhiên ở giai đoạn muộn của thai kỳ.
Phụ nữ sau t.uổi 35 khi mang thai cần được chăm sóc cẩn thận để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. Ảnh: CCRM.
Lưu ý khi mang thai trên t.uổi 35
Theo Webmd, chăm sóc bản thân cẩn thận là cách tốt nhất để bảo vệ em bé và sức khỏe của bạn khi mang thai ở độ t.uổi 35. Đặc biệt, bạn cần chú ý đến những điều cơ bản:
Thăm khám thường xuyên
Phụ nữ mang thai trên 35 t.uổi cần được chăm sóc cẩn thận trước khi sinh. Điều này giúp sức khỏe của bạn và thai nhi được bảo vệ an toàn hơn. Hãy nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng bất thường nào xảy ra. Tư vấn tâm lý thời điểm này cũng rất quan trọng, giúp thai phụ cảm thấy thoải mái hơn.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Trong thời kỳ mang thai, bạn sẽ cần nhiều axit folic, canxi, sắt, vitamin D và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Nếu bạn đã thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, hãy duy trì nó. Bổ sung hàng ngày một loại vitamin trước khi sinh – lý tưởng nhất là bắt đầu một vài tháng trước khi thụ thai – có thể giúp bạn có đủ dưỡng chất cho cả mẹ và con.
Tăng cân vừa phải
Tăng cân đúng mức có thể hỗ trợ sức khỏe của em bé và giúp bạn giảm cân sau khi sinh dễ dàng hơn. Nói chuyện với bác sĩ để xác định yếu tố phù hợp với bạn và lên kế hoạch cụ thể cho quá trình tăng cân.
Tập thể dục nhẹ nhàng
Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp giảm bớt, hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khó chịu, tăng cường năng lượng và cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn. Nó cũng giúp bạn tăng sức chịu đựng và sức mạnh cơ bắp cho quá trình chuyển dạ và sinh con.
Tuy nhiên, khi mang thai ở độ t.uổi muộn như vậy, bạn cần được tư vấn kỹ lưỡng trước khi bắt đầu tập thể dục.
Tránh các chất có nguy cơ
Rượu, t.huốc l.á là những thứ không được phép sử dụng trong thời kỳ mang thai. Rượu làm tăng nguy cơ mắc một loạt các khuyết tật về tinh thần và thể chất của bé. Hút thuốc làm tăng khả năng sinh con nhẹ cân, thường xảy ra ở phụ nữ lớn t.uổi. Không hút thuốc cũng có thể giúp ngăn ngừa t.iền sản giật.
Ngoài ra, phụ nữ cần tìm hiểu về các hóa chất độc hại trong môi trường sống và làm việc để hạn chế khả năng tiếp xúc.