Khoa Thận nhân tạo cơ sở An Đồng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp (Hải Phòng), đang điều trị cho 56 người bệnh suy thận giai đoạn cuối phải lọc m.áu chu kỳ, trong đó có 20 người 18-35 t.uổi…
Khoa Thận nhân tạo cơ sở An Đồng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp (Hải Phòng). Ảnh: BVCC
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 10% dân số thế giới đang phải đối mặt với các bệnh lí về thận và mỗi năm, bệnh lý này cướp đi mạng sống của 5 – 10 triệu người.
Tại Việt Nam, hiện có khoảng 5 triệu người đang bị suy thận, khoảng 26.000 người bị suy thận mạn tính giai đoạn cuối phải chạy thận nhân tạo và 8.000 ca mắc mới mỗi năm. Đáng lo ngại hơn, trong những năm trở lại đây, tỉ lệ người bệnh trẻ t.uổi mắc bệnh và phải lọc m.áu chu kỳ tăng 5-10%, trở thành gánh nặng cho y tế, gia đình và xã hội.
Nếu như trước đây, bệnh chỉ xuất hiện ở nhóm người trên 60 t.uổi, thì hiện nay, tỉ lệ người trẻ trong độ t.uổi từ 18-30 t.uổi chiếm đến 25%.
Tình trạng người bệnh suy thận mạn đang ngày càng trẻ hóa, số người cần phải lọc m.áu tiếp tục có xu hướng tăng là thách thức không hề nhỏ đối với ngành y tế và là hồi chuông báo động tới tất cả mọi người. Đặc biệt, bệnh thận thường diễn tiến âm thầm, rất khó phát hiện và người bệnh đến bệnh viện điều trị đều đã ở giai đoạn nặng.
Theo BSCKII. Bùi Thị Thu Hằng, Trưởng Khoa Thận nhân tạo cơ sở An Đồng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp (Hải Phòng), hiện tại, Khoa điều trị cho 56 người bệnh suy thận giai đoạn cuối phải lọc m.áu chu kỳ, trong đó có 20 người bệnh từ 18-35 t.uổi.
“Một vài năm trở lại đây, số lượng người bệnh có xu hướng trẻ hóa. Nhiều người trẻ không có biểu hiện, chỉ phát hiện ra bệnh khi tình cờ đi khám sức khỏe định kỳ, khám nghĩa vụ quân sự hay khám t.iền hôn nhân. Đa số người bệnh trẻ t.uổi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn cuối nhưng đều có tâm lý chủ quan hoặc nhiều người mang theo tâm trạng chán nản, không tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị, điều này không chỉ gây khó khăn trong quá trình điều trị mà còn làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng, suy giảm sức khỏe nặng nề và trở thành gánh nặng cho gia đình”, BSCKII. Bùi Thị Thu Hằng nói.
Cũng theo bác sĩ, bệnh suy thận thường không có các biểu hiện rõ ràng, dễ bị bỏ qua, nhất là những người trẻ có tâm lý chủ quan, lơ là, bỏ qua những biểu hiện bất thường của cơ thể.
Bên cạnh những nguyên nhân dẫn tới bệnh thận mạn giai đoạn cuối như di truyền, thận đa nang, nhiễm khuẩn, bệnh tự miễn… thì thói quen sinh hoạt không lành mạnh như: Tình trạng ăn uống thừa năng lượng, thức ăn chế biến sẵn nhiều hóa chất bảo quản; lạm dụng các loại đồ uống; lối sống ít vận động thể lực cũng là những nguyên nhân dẫn tới trẻ hóa suy thận mạn.
Suy thận mạn tính có thể xảy ra ở mọi lứa t.uổi và giới tính. Để hạn chế nguy cơ suy thận mạn tính, mỗi người cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường bổ sung các loại rau củ, uống nhiều nước, giảm lượng muối trong khẩu phần ăn, thường xuyên tập luyện thể thao để nâng cao sức khỏe, sử dụng các loại thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ…
Đối với những người bệnh mắc các bệnh lý nguy cơ như viêm cầu thận mạn, thận đa nang, viêm thận bể thận mạn do sỏi, lupus, đái tháo đường, tăng huyết áp… thì phải theo dõi và điều trị để phòng biến chứng dẫn đến suy thận.
Đặc biệt, cần đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện các dấu hiệu bất thường và điều trị kịp thời, tránh để các bệnh lý về thận diễn biến nặng dẫn tới suy thận mạn tính.
Hải Phòng: Giải phẫu phục hồi tổn khuyết vùng má bệnh nhi bị chó cắn nát
Bị giống chó cổ H’mong lai tạo mà gia đình nuôi tấn công, b.é t.rai 12 t.uổi ở Hải Phòng bị tổn thương vùng mặt nghiêm trọng và được giải phẫu, phục hồi tổn khuyết thành công.
Vừa qua, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp đã tiếp nhận trường hợp b.é t.rai 12 t.uổi, ở Cầu Đất, Ngô Quyền, Hải Phòng nhập viện do vết thương chó cắn.
Theo gia đình bệnh nhi cung cấp, chú chó cắn b.é t.rai là giống chó H’mông cộc đuôi – giống chó cổ được lai tạo từ giống chó bản địa và chó sói được gia đình nuôi.
Sau khi bị chó cắn, cháu bé được gia đình khẩn trương đưa vào BV Việt Tiệp cơ sở 1. Tại đây, bệnh nhi bị tổn thương vùng mặt nghiêm trọng và biến dạng. Nửa mặt trái bị dập nát, vết thương nham nhở lộ gân cơ vùng má, thái dương, ống tuyến nước bọt, tổn thương góc mắt trong, đứt ống lệ đạo, dập đứt sụn mi dưới, khuyết da vùng trên mắt trái cùng nhiều vết thương nham nhở vùng gáy c.hảy m.áu nhiều. Các bác sĩ nhận định đây là ca cấp cứu phức tạp có nguy cơ đe dọa tính mạng cháu bé.
Trong phẫu thuật, bệnh nhi đã được các bác sĩ tiến hành cắt lọc tổ chức dập nát, làm sạch vết thương; xử trí khâu các vết thương vùng cổ, gáy; sử dụng kính hiển vi khâu nối ống lệ đạo, ống tuyến nước bọt, khâu phục hồi sụn mi góc mắt dưới theo giải phẫu.
Bệnh nhi đã được hội chẩn nhanh chóng bởi các chuyên khoa Mắt, Vi phẫu tạo hình, Răng – Hàm – Mặt, Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp. Sau khi đã có chẩn đoán và thống nhất điều trị, các bác sĩ đã phối hợp xử lý trong thời gian nhanh nhất đưa bệnh nhi vào phòng phẫu thuật.
Trong phẫu thuật, bệnh nhi đã được các bác sĩ tiến hành cắt lọc tổ chức dập nát, làm sạch vết thương; xử trí khâu các vết thương vùng cổ, gáy; sử dụng kính hiển vi khâu nối ống lệ đạo, ống tuyến nước bọt, khâu phục hồi sụn mi góc mắt dưới theo giải phẫu. Ngoài ra, ê-kíp xoay vạt tại chỗ khâu phục hồi tổn khuyết vùng má trái; ghép da mỏng vùng mi trên mắt trái để bảo đảm chức năng mắt, ăn nhai và thẩm mĩ sau này cho cháu bé.
Sau 3 giờ, phẫu thuật đã diễn ra thành công các bác sĩ đã bảo toàn gương mặt cho cháu bé.
Cháu bé đã dần ổn định sức khỏe và tinh thần sau quá trình giải phẫu, điều trị tại BV Việt Tiệp.
Hiện, tình trạng sức khỏe của cháu bé đã dần hồi phục, tiếp tục theo dõi điều trị tại Đơn nguyên Ngoại Nhi, Khoa phẫu thuật Kỹ thuật cao theo yêu cầu của Bệnh viện.
Theo chia sẻ của TS.BS Nguyễn Đức Thành – Trưởng kíp Vi phẫu, trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhi cho biết: “Phẫu thuật vi phẫu tổn thương tạo hình vùng mặt ở cháu bé gặp nhiều khó khăn do tổn thương dập nát, khuyết da, nhiều dị vật bẩn…ống lệ đạo có kích thước rất nhỏ, thành mỏng nên đòi hỏi kỹ thuật chuyên sâu cũng như phương tiện phẫu thuật hiện đại. Kỹ thuật khâu phục hồi lệ đạo dưới kính hiển vi cho bệnh nhi này vẫn đang là phương pháp tối ưu nhất cho đến thời điểm hiện tại.
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp là cơ sở y tế duy nhất tại Hải Phòng có đủ điều kiện cơ sở vật chất cũng như các y, bác sĩ có trình độ chuyên môn có thể thực hiện thành vi phẫu thuật đem lại hy vọng cho rất nhiều người bệnh. Đặc biệt trong thời gian qua hai Khoa Sản, Nhi được thành lập tại Bệnh Viện đã có nhiều trường hợp bệnh nhi có bệnh lý phức tạp cần thực hiện kỹ thuật cao như: Bỏng, dị tật bẩm sinh, tạo hình vi phẫu… đã được điều trị thành công, mở ra cơ hội cho bệnh nhi được thụ hưởng các dịch vụ y tế kỹ thuật cao ngay tại Hải Phòng mà không phải chuyển lên tuyến Trung ương”.
Qua trường hợp bệnh nhi này, TS.BS Nguyễn Đức Thành cũng khuyến cáo, ở người lớn vết thương do chó cắn hay gặp ở chân và tay nhưng với trẻ nhỏ, độ cao tầm mặt của các em bé thường ngang với tầm miệng và chân của chó, nên khi bị chó tấn công, xác suất tổn thương ở vùng mặt sẽ cao hơn. Vết thương mặt do chó gây ra thường là vết cắn xé do răng, vết rách nát do cào xước của móng vuốt và những vùng tụ m.áu do va đ.ập. Hình ảnh điển hình của vết thương chó cắn là một vùng giải phẫu rộng lớn bị rách nát, thiếu hổng, xảy ra ở nhiều vị trí, ảnh hưởng đến nhiều cơ quanh vùng mặt như mắt, mũi, miệng, tai…
Đặc biệt vết thương do chó cắn dễ bị nhiễm các loại tạp khuẩn, nhiễm virus bệnh dại từ nước bọt của chó và nhiễm uốn ván từ móng vuốt chó….Chính vì thế, việc điều trị vết thương do chó gây ra thường rất phức tạp, tốn kém, và thường để lại những di chứng như sẹo xấu, sẹo co kéo, tổn thương các cơ quan vùng mặt…; ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và chức năng khuôn mặt của em bé sau này.
Theo đó, để phòng tránh chó cắn, cần nhắc nhở t.rẻ e.m nên hạn chế tiếp xúc với chó nhà; tránh đùa giỡn chọc phá chó, tránh thâm nhập vào địa phận dành riêng cho chó, tránh lại gần chó lạ. Đối với các bậc cha mẹ, nếu nhà có trẻ nhỏ nên hạn chế nuôi chó.
Trong trường hợp cần thiết phải nuôi chó cần lưu ý các điểm sau: xích nhốt chó ở nơi biệt lập mà t.rẻ e.m không có khả năng tới; không tập hay huấn luyện chó những động tác hiếu chiến, chích ngừa đầy đủ cho chó.
Đặc biệt có thể hướng dẫn cho trẻ biết cách tự bảo vệ vùng đầu mặt của mình khi chẳng may bị chó tấn công bằng động tác như sau: cuộn tròn người lại như trái banh, hai tay ôm chặt lấy đầu và mặt.