Chuyên gia y tế đưa ra lời khuyên về thời gian rửa tay để ngăn chặn sự lây lan của vi trùng bao gồm cả virus SARS-CoV-2.
Vệ sinh tay có thể bảo vệ khỏi n.hiễm t.rùng đường hô hấp và tiêu chảy. Với tình hình dịch bệnh COVID-19 phức tạp như hiện nay, điều này càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Rửa tay thường xuyên là một trong những biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19.
Được biết, virus SARS-CoV-2 chủ yếu lây lan qua các giọt b.ắn từ đường hô hấp tiết ra khi người bị nhiễm bệnh ho, hắt hơi, thở, hát hoặc nói chuyện. Bạn có thể mắc virus nếu bạn chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay chưa rửa sạch có thể đã chạm vào bề mặt hoặc đồ vật bị nhiễm mầm bệnh.
Do đó, các cơ quan y tế hàng đầu bao gồm Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cũng như Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình khuyến cáo chúng ta nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước ít nhất 20 giây hoặc sử dụng chất khử trùng tay với ít nhất 60% cồn để ngăn chặn sự lây lan của các biến chủng virus SARS-CoV-2 mới.
Bài Viết Liên Quan
- Phương pháp mới đ.ánh giá triển vọng của các liệu pháp điều trị ung thư
- Nước cam và sữa: thức uống nào tốt hơn vào buổi sáng?
- Hiểm họa khi cho trẻ ngồi trước người điểu khiển xe máy
Cơ chế rửa tay trong ít nhất 20 giây
Mới đây, các nhà nghiên cứu từ Hammond Consulting Limited đã mô tả cơ chế chính của việc rửa tay, ước tính quy mô thời gian mà các hạt, như virus và vi khuẩn, được loại bỏ khỏi tay.
Được biết, các hạt bị mắc kẹt trên bề mặt thô ráp của bàn tay trong các rãnh, do đó, năng lượng từ dòng nước phải đủ cao để loại bỏ chúng. Một dòng chảy mạnh hơn sẽ loại bỏ các hạt dễ dàng hơn, và độ mạnh của chất lỏng chảy phụ thuộc vào tốc độ xoa hai bàn tay.
Tờ Science Daily dẫn lời tác giả nghiên cứu Paul Hammond: ” Nếu bạn di chuyển hai tay quá nhẹ nhàng, quá chậm so với nhau, lực tạo ra bởi chất lỏng đang chảy không đủ lớn để thắng lực giữ hạt rơi xuống”.
Mô hình của Hammond cũng cho thấy rằng phải mất khoảng 20 giây chuyển động mạnh để đ.ánh bật virus và vi khuẩn tiềm ẩn. Các nhà nghiên cứu tin rằng hiểu được cơ chế loại bỏ các hạt vật lý khỏi tay có thể giúp tạo ra các loại xà phòng hiệu quả hơn, thân thiện với môi trường.
Khi nào bạn phải rửa tay?
CDC liệt kê một danh sách các thời điểm chính để rửa tay. Đó là:
– Trước, trong và sau khi chuẩn bị thức ăn.
– Trước và sau khi ăn thức ăn.
– Trước và sau khi chăm sóc người bệnh bị nôn mửa hoặc tiêu chảy tại nhà.
– Trước và sau khi điều trị vết cắt hoặc vết thương.
– Sau khi đi vệ sinh.
– Sau khi thay tã hoặc dọn dẹp trẻ đã đi vệ sinh.
– Sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi.
– Sau khi chạm vào động vật, thức ăn gia súc hoặc chất thải động vật.
– Sau khi xử lý thức ăn cho vật nuôi hoặc đồ ăn cho vật nuôi.
– Sau khi chạm tay vào rác.
Để ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2, cơ quan y tế đề nghị bạn cũng nên rửa tay trước và sau khi:
– Chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của bạn.
– Chạm vào khẩu trang của bạn.
– Ra vào nơi công cộng.
– Chạm vào một vật hoặc bề mặt mà người khác có thể thường xuyên chạm vào, chẳng hạn như tay nắm cửa, bàn, ghế, cầu thang, ống bơm xăng, xe đẩy hàng hoặc màn hình/ máy thu ngân điện tử,…
Mặc dù rửa tay bằng xà phòng và nước là cách tốt nhất để loại bỏ vi trùng, nhưng bạn có thể sử dụng chất khử trùng có cồn chứa ít nhất 60% cồn trong những trường hợp không có sẵn xà phòng và nước.
Cơ sở cai nghiện Bố Lá: chưa có F0 nào biểu hiện bệnh nặng
Chiều 23-7, ông Lê Minh Tấn, giám đốc Sở Lao động – thương binh và xã hội TP.HCM, cho biết theo thông tin từ cơ quan y tế, đến nay chưa có trường hợp F0 nào ở cơ sở cai nghiện Bố Lá có biểu hiện bệnh nặng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho các học viên tại Cơ sở cai nghiện m.a t.úy Bố Lá – Ảnh: Sở Lao động – thương binh và xã hội TP.HCM
Như vậy, hiện nay cơ sở này có 440 ca F0, ít hơn so với con số 506 ca F0 từ kết quả test nhanh ban đầu được công bố tại buổi họp báo thông tin về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn TP.HCM chiều 20-7.
Cụ thể, tại họp báo chiều 20-7, Sở Lao động – thương binh và xã hội TP.HCM đã thông tin kết quả test nhanh của 689 cán bộ, học viên, trong đó 450/607 người cai nghiện dương tính và 56/82 cán bộ, nhân viên dương tính.
“Hiện nay 362 học viên cai nghiện F0 được tổ chức ở tại 4 khu riêng biệt, số học viên có kết quả PCR âm tính ở 2 khu khác để tránh tình trạng lây nhiễm chéo. 78 cán bộ, nhân viên F0 cũng được bố trí ở một khu riêng biệt với 4 cán bộ, nhân viên âm tính còn lại”, ông Tấn cho biết.
Về công tác chăm sóc, điều trị, ông Lê Minh Tấn thông tin đội y bác sĩ của Sở Y tế TP.HCM đã có mặt tại cơ sở này vào ngày 21-7, tiến hành phun khử khuẩn toàn bộ cơ sở và lấy mẫu xét nghiệm PCR cho toàn bộ 689 cán bộ, học viên tại cơ sở.
“Đến nay chưa có trường hợp F0 nào biểu hiện bệnh nặng. Chúng tôi đã trang bị đầy đủ khẩu trang, dung dịch khử khuẩn, thuốc men và bình oxy như một phòng khám tại Bố Lá để chăm sóc cho cán bộ, học viên. Suất ăn hiện nay cũng được tăng cường lên 80.000 đồng/suất thay vì 33.000 đồng như trước đây để bồi bổ sức khỏe cho cán bộ, học viên”, ông Tấn cho biết thêm.
Thông tin về tình hình tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho đội ngũ cán bộ, nhân viên cũng như người có công, đối tượng bảo trợ xã hội (người tàn tật), người cao t.uổi do sở quản lý, ông Tấn cho biết trong đợt tiêm tháng 6-2021 có 1.200 người được tiêm mũi 1.
Tại đợt tiêm lần này, sở đã đề nghị danh sách tiêm vắc xin cho 220.000 người, trong đó người già trên 65 t.uổi khoảng 60.000 người.