Ngày 1/9, Bộ Y tế có văn bản yêu cầu các đơn vị khẩn trương rà soát các đối tượng đã tiêm mũi một vắc xin Covid-19 và lập kế hoạch tiêm mũi 2 cho những người đã đủ thời gian tiêm phòng.
Công văn do Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên kí ngày 1/9, gửi đến Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục Y tế, Bộ Công an; Cục Quân Y, Tổng cục Hậu cần ( Bộ Quốc Phòng), các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế được giao nhiệm vụ tiêm vắc xin.
Bài Viết Liên Quan
- Việc tiêm vaccine Covid-19 cho t.rẻ e.m trên thế giới như thế nào?
- Nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vì t.huốc l.á
- Dù là nam hay nữ, sau 45 t.uổi mà có thể từ bỏ 6 loại thực phẩm này thì xin chúc mừng, bạn sẽ sống lâu
Bộ Y tế “thúc” các đơn vị khẩn trương rà soát để tiêm mũi 2 vắc xin Covid-19 cho những người đã tiêm đủ thời gian.
Bộ Y tế cho biết, tính đến ngày 29/8, cả nước đã tiêm được hơn 19,7 triệu liều vắc xin phòng Covid-19, trong đó có hơn 14,7 triệu người đã được tiêm mũi một, hơn 2,5 triệu người tiêm đủ 2 liều vắc xin.
Để đảm bảo tiêm đủ liều cho các đối tượng đã tiêm mũi một đủ thời gian, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị cần khẩn trương rà soát các đối tượng đã tiêm mũi một và lập kế hoạch tiêm mũi 2 cho những người tiêm mũi một đã đủ thời gian tại đơn vị mình để chủ động tổ chức tiêm chủng ngay khi tiếp nhận vắc xin.
Các cơ sở tiêm chủng sử dụng loại vắc xin để tiêm mũi 2 theo hướng dẫn tại Công văn ngày 27/7/2021 của Bộ Y tế trước đó.
Các đơn vị cần liên hệ ngay với Viện Vệ sinh dịch tễ/Viện Pasteur hoặc các Quân khu để tiếp nhận, vận chuyển vắc xin về đơn vị theo quyết định phân bổ vắc xin theo từng đợt của Bộ Y tế.
Bộ Y tế cũng yêu cầu các đơn vị thực hiện báo cáo hàng ngày và báo cáo sau khi kết thúc đợt tiêm chủng.
Đối với đơn vị triển khai tiêm mũi 2 vắc xin Pfizer cho những người đã tiêm mũi một vắc xin AstraZeneca thì cần thực hiện báo cáo riêng theo công văn đã hướng dẫn trước đó.
4 trẻ c.hết, số mắc bệnh tay chân miệng tăng 4 lần, Bộ Y tế tiếp tục ra công văn yêu cầu tăng cường phòng bệnh
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng.
Gia tăng trẻ tay chân miệng: 4 dấu hiệu bất cứ cha mẹ nào cũng phải thuộc
Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước ghi nhận 17.451 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 4 trường hợp t.ử v.ong tại Kiên Giang (2), An Giang (1) và Long An (1).
So với cùng kỳ năm 2020, số mắc tăng 4 lần và gia tăng chủ yếu khu vực miền Nam và cục bộ tại một số tỉnh, thành phố như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp, An Giang.
Bệnh tay chân miệng tại Việt Nam là bệnh lưu hành quanh năm, lây truyền qua đường tiêu hóa và gặp ở hầu hết 63 tỉnh, thành phố, thường ghi nhận số mắc gia tăng vào khoảng thời gian từ tháng 4-5 và tháng 9-10 hàng năm.
Trẻ dễ bị nhiễm bệnh do liên quan đến thực hành vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường không đảm bảo, đặc biệt kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên.
Để tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, nhằm giảm đến mức thấp nhất số trường hợp mắc, t.ử v.ong, không để dịch bệnh lan rộng và kéo dài, ngày 6/4/2021 Bộ Y tế đã có Công văn số 2527/BYT-DP gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị chỉ đạo triển khai một số nội dung về tăng cường phòng chống dịch tay chân miệng.
Theo đó, công văn đề nghị các địa phương tăng cường các hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ phù hợp tới người dân về các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, triển khai tích cực các hoạt động vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân; thực hiện tốt vệ sinh môi trường, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, thực hiện ăn sạch, ở sạch và giữ gìn đồ chơi cho trẻ sạch; đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh…
Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai mạnh mẽ các hoạt động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt là tại nhà trẻ, trường mẫu giáo; yêu cầu các cơ sở giáo dục phải có đủ các phương tiện rửa tay, xà phòng và có vị trí thuận tiện tạo điều kiện thuận lợi cho người chăm sóc trẻ và t.rẻ e.m thực hiện rửa tay bằng xà phòng; thực hiện vệ sinh lớp học, làm sạch bề mặt bàn ghế học tập và đồ chơi hàng ngày bằng xà phòng hoặc các chất rửa tẩy thông thường. Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở giáo dục, thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để tổ chức khám, điều trị và xử lý ổ dịch kịp thời.
Ngành Y tế tăng cường các hoạt động giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, xử lý triệt để tránh để dịch lây lan ra diện rộng; tổ chức tốt việc phân tuyến điều trị tại các bệnh viện, hạn chế việc chuyển tuyến các bệnh nhân trong khả năng điều trị nhằm giảm quá tải cho bệnh viện tuyến trên; phân luồng khám bệnh, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân; lưu ý đối với các bệnh nhân nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp t.ử v.ong.
Đồng thời, Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương chỉ đạo ngành y tế cơ sở thực hiện tốt phòng tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị, đặc biệt phòng việc lây nhiễm chéo giữa bệnh tay chân miệng với bệnh sởi, viêm phổi và viêm đường hô hấp khác; đồng thời tham mưu kịp thời cho Ủy ban nhân dân các cấp các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả, phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh của địa phương.