Thói quen sống của bạn có thể tác động đến hệ thống miễn dịch – hàng rào bảo vệ bạn khỏi vi trùng, virus và bệnh mạn tính.
Bài Viết Liên Quan
- Cứu sống bé 3 tháng t.uổi bị ngói rơi vào đầu
- Người mắc bệnh thống phong nên hạn chế 6 nhóm thực phẩm này nếu không muốn bệnh nặng hơn
- Bí quyết kiểm soát cảm giác thèm ăn, tránh tăng cân
Một số nghiên cứu cho thấy những người thiền định thường xuyên có thể có phản ứng hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn. ẢNH SHUTTERSTOCK
Thay thế những thói quen có hại bằng những thói quen tốt có thể giúp giữ cho hệ miễn dịch của bạn khỏe mạnh.
Hãy kiểm tra danh sách này để xem bạn có thể từ bỏ thói quen xấu nào không, theo WebMD.
1. Thiếu ngủ
Bạn có thể nhận thấy rằng mình có nhiều khả năng bị cảm lạnh hoặc n.hiễm t.rùng những khi ngủ không đủ giấc.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ngủ đủ giấc cũng giống như được tiêm vắc xin cúm – có khả năng chống lại bệnh tật mạnh mẽ hơn.
Ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến nồng độ hoóc môn căng thẳng cao hơn. Nó cũng có thể dẫn đến viêm nhiều hơn.
Ngủ đủ giấc là chìa khóa để có sức khỏe tốt.
2. Không tập thể dục
Cố gắng tập thể dục thường xuyên, vừa phải, như đi bộ 30 phút mỗi ngày. Điều này có thể giúp hệ miễn dịch chống lại n.hiễm t.rùng.
Không tập thể dục thường xuyên, bạn có nhiều khả năng bị cảm lạnh hơn những người thường xuyên tập thể dục.
Tập thể dục cũng giúp cơ thể cảm thấy hài lòng hơn và ngủ ngon hơn. Cả hai đều tốt cho hệ miễn dịch.
3. Không chú ý đến việc ăn uống lành mạnh
Ăn hoặc uống quá nhiều đường sẽ hạn chế các tế bào của hệ miễn dịch tấn công vi khuẩn. Hiệu ứng này kéo dài ít nhất vài giờ sau khi uống một vài loại đồ uống có đường.
Hãy ăn nhiều trái cây và rau quả, giàu chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin E và beta-carotene, kẽm. Ăn nhiều loại trái cây và rau có màu sắc rực rỡ, như quả mọng, trái cây họ cam quýt, kiwi, táo, nho đỏ, xà lách, hành tây, rau bó xôi, khoai lang và cà rốt.
Ngoài ra, tỏi và súp gà là 2 thứ cũng đặc biệt tốt cho hệ miễn dịch – có thể giúp chống lại virus và vi khuẩn. Nếu bạn bị cảm cúm, một chén súp gà có thể giúp bạn khỏe lại nhanh hơn, nghiên cứu cho thấy. Một số loại nấm, như nấm hương – cũng có thể giúp ích cho hệ miễn dịch, theo WebMD.
4. Luôn lo lắng căng thẳng
Ai cũng có lúc bị căng thẳng, đó là một phần của cuộc sống. Nhưng nếu căng thẳng kéo dài sẽ khiến bạn dễ bị bệnh, từ cảm lạnh cho đến các bệnh hiểm nghèo.
Căng thẳng mạn tính khiến cơ thể tiếp xúc với mức độ cao hoóc môn căng thẳng – ngăn chặn hệ miễn dịch.
Bạn có thể không thể thoát khỏi căng thẳng, nhưng bạn có thể kiểm soát nó tốt hơn.
Học cách thiền, sống chậm lại, kết nối với những người khác, tập thể dục, tư vấn cũng là một trợ giúp cần nghĩ đến.
Một số nghiên cứu cho thấy những người thiền định thường xuyên – có thể có phản ứng hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn.
Trong một thử nghiệm, những người thiền định trong khoảng thời gian 8 tuần, đã tạo ra nhiều kháng thể hơn đối với vắc xin cúm so với những người không thiền định. Và phản ứng của hệ miễn dịch của họ vẫn tăng lên 4 tháng sau đó, theo WebMD.
5. Không giao tiếp xã hội
Có những mối quan hệ bền vững và một mạng lưới xã hội tốt sẽ rất tốt cho bạn.
Những người kết nối với bạn bè, có khả năng miễn dịch mạnh hơn những người cảm thấy cô đơn, các nghiên cứu cho thấy.
Trong một nghiên cứu, những người cô đơn có phản ứng miễn dịch với vắc xin cúm kém hơn những người có kết nối với những người khác.
6. Ít cười
Bất cứ điều gì có thể khiến bạn cười là đã có thể có tác động tích cực đến hệ thống miễn dịch của bạn. ẢNH SHUTTERSTOCK
Trong trường hợp này, thì cười đúng là mười thang thuốc. Nó hạn chế mức độ hoóc môn căng thẳng trong cơ thể và tăng cường một loại tế bào bạch cầu chống lại n.hiễm t.rùng.
Chỉ cần xem những clip hài, đọc những mẫu truyện cười, xem phim hài, hay bất cứ điều gì có thể khiến bạn cười là đã có thể có tác động tích cực đến hệ thống miễn dịch của bạn.
Trong một nghiên cứu, những người được thông báo trước 3 ngày rằng họ sẽ được xem một bộ phim hài, thế là mức độ hoóc môn căng thẳng của họ đã giảm xuống.
U lympho không Hodgkin: Dấu hiệu cảnh báo và cách điều trị
Nhiều người bị u lympho không Hodgkin nhưng không có yếu tố nguy cơ rõ ràng. Ngược lại, một số người có thể có nhiều yếu tố nguy cơ lại không bao giờ phát triển thành bệnh.
Bệnh u lympho ác tính hay còn gọi là bệnh ung thư hạch là một trong những bệnh ung thư đang có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây. Đây là một bệnh m.áu ác tính có khả năng điều trị hiệu quả, tỷ lệ lui bệnh và kéo dài thời gian sống cao nếu người bệnh tuân thủ điều trị.
Bệnh U lympho là nhóm bệnh ác tính của tổ chức lympho, bao gồm 2 nhóm:
– U lympho Hodgkin (chiếm khoảng 20-30%).
– U lympho không Hodgkin (70-80%).
Theo TS. BS. Vũ Đức Bình, Trưởng khoa Bệnh m.áu tổng hợp, Viện Huyết học – Truyền m.áu TW, u lympho không Hodgkin là nhóm bệnh ác tính của mô lympho, có thể biểu hiện tại hạch hoặc ngoài hạch. Về cơ bản, u lympho không Hodgkin được chia thành 2 nhóm: tế bào B và tế bào T. Mỗi nhóm lại bao gồm nhiều thể bệnh khác nhau.
Các dấu hiệu của bệnh u lympho không Hodgkin
– Có đến 60% người bệnh có hạch to, và không đau. Hạch thường xuất hiện ở cổ, hố thượng đòn, nách, bẹn, có thể gặp hạch trung thất, hạch ổ bụng.
– Tổn thương ngoài hạch tiên phát chiếm khoảng 40% nghĩa là u xuất hiện đầu tiên, ở ngoài các hạch lympho, như dạ dày, amidan, hốc mắt, da…
– Lách thường to độ I/II, tuy nhiên, trong u lympho thể lách hoặc giai đoạn muộn của bệnh, lách có thể to độ III/IV.
– Gan to ít gặp hơn và thường kèm theo hạch to và/hoặc lách to.
– Khoảng
– Có thể thiếu m.áu do hạch xâm lấn tủy xương, tan m.áu tự miễn, cường lách hoặc hiếm hơn là do hiện tượng thực bào tế bào m.áu.
– Giai đoạn muộn, thường có biểu hiện chèn ép, xâm lấn của mô lympho. Ví dụ như: Hội chứng trung thất, liệt do chèn ép tủy sống, lồi mắt, tắc ruột nếu u ống tiêu hóa…
Ai có nguy cơ mắc u lympho không Hodgkin?
Cho đến nay nguyên nhân sinh bệnh vẫn chưa được chứng minh một cách rõ ràng. Các nhà khoa học chỉ đưa ra một số yếu tố nguy cơ cao dẫn đến bệnh u lympho không Hodgkin như: tổn thương gen, yếu tố nhiễm khuẩn (HIV, EBV, HTLV-1, HHV8…), yếu tố miễn dịch (suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải HIV/AIDS, sau ghép tạng…), bệnh lý tự miễn, môi trường (thuốc trừ sâu, dioxin, phóng xạ…).
Theo Healthline , nhiều người bị u lympho không Hodgkin không có yếu tố nguy cơ rõ ràng. Cũng có thể có nhiều yếu tố nguy cơ và không bao giờ phát triển thành bệnh. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ u lympho không Hodgkin bao gồm:
– Lớn t.uổi hơn, vì hầu hết mọi người đều từ 60 t.uổi trở lên khi được chẩn đoán.
– Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
– N.hiễm t.rùng, đặc biệt là với HIV, virus Epstein-Barr hoặc Helicobacter pylori.
– Tiếp xúc với một số hóa chất, chẳng hạn như chất diệt cỏ và côn trùng.
U lympho không Hodgkin được điều trị như thế nào?
Điều trị bệnh tùy thuộc vào t.uổi của bạn, loại u lympho không Hodgkin bạn mắc phải và giai đoạn bệnh bạn mắc phải.
Điều trị ngay lập tức không phải lúc nào cũng cần thiết. Bác sĩ của bạn có thể chỉ theo dõi bệnh đang phát triển chậm và không gây ra các triệu chứng. Điều trị có thể đợi cho đến khi bệnh tiến triển.
Bệnh có thể được điều trị theo một số cách:
– Hóa trị có thể được thực hiện bằng đường uống hoặc tiêm. Nó t.iêu d.iệt các tế bào ung thư. Hóa trị có thể được sử dụng một mình hoặc với các phương pháp điều trị khác.
– Xạ trị liên quan đến việc sử dụng các chùm năng lượng công suất cao để t.iêu d.iệt các tế bào ung thư và loại bỏ các khối u. Xạ trị có thể được sử dụng một mình hoặc với các phương pháp điều trị khác.
– Việc cấy ghép tế bào gốc cho phép bác sĩ của bạn sử dụng liều cao hơn của hóa trị liệu. Phương pháp điều trị này t.iêu d.iệt tế bào gốc cũng như tế bào ung thư. Sau đó, bác sĩ sử dụng phương pháp cấy ghép để trả lại các tế bào khỏe mạnh cho cơ thể. Bác sĩ có thể cấy ghép tế bào của chính bạn hoặc họ có thể sử dụng tế bào của người hiến tặng.
Thuốc có thể được sử dụng để tăng cường hệ thống miễn dịch. Chúng cũng có thể được sử dụng để cung cấp các đồng vị phóng xạ liên kết với các tế bào ung thư.