Các nhà nghiên cứu đã so sánh nguy cơ dẫn đến kết quả bất lợi giữa nữ giới và nam giới sau khi điều chỉnh các yếu tố khác như bệnh đái tháo đường, cholesterol m.áu cao, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, suy tim, bệnh thận mãn tính, bệnh động mạch ngoại vi, đột quỵ và t.iền sử gia đình.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Tạ Tùng Duy (Viện Y học ứng dụng Việt Nam) cho biết, theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu. Mọi đối tượng đều có thể bị mắc bệnh tim mạch, trong đó nam giới có khả năng mắc bệnh này cao hơn nữ giới. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới cho thấy, phụ nữ có nguy cơ t.ử v.ong sau một cơn đau tim cao hơn gấp đôi so với nam giới.
“Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy, phụ nữ gặp các biến chứng sau các cơn đau tim nguy hiểm hơn. Các nhà nghiên cứu ở thời điểm đó cũng cho rằng phụ nữ lớn t.uổi khi bị đau tim thường có nhiều bệnh đi kèm. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới đây cho thấy, phụ nữ trẻ t.uổi cũng có tỷ lệ t.ử v.ong khi bị đau tim cao hơn. Nếu như các nghiên cứu trước đây cho rằng những phát hiện đó là do t.uổi già thì trong nghiên cứu so sánh khác, thì cả phụ nữ từ 55 t.uổi trở xuống và phụ nữ trên 55 t.uổi đều có tỷ lệ t.ử v.ong cao hơn nam giới.
Trong số những đối tượng được nghiên cứu, phụ nữ có tỷ lệ cao huyết áp, đái tháo đường và đột quỵ trước đó chiếm nhiều hơn”, bác sĩ Duy cho biết.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh nguy cơ dẫn đến kết quả bất lợi giữa nữ giới và nam giới sau khi điều chỉnh các yếu tố khác như bệnh đái tháo đường, cholesterol m.áu cao, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, suy tim, bệnh thận mãn tính, bệnh động mạch ngoại vi, đột quỵ và t.iền sử gia đình. Ở mốc 30 ngày, 11,8% phụ nữ đã t.ử v.ong so với 4,6% ở nam giới. Sau 5 năm, 32,1% phụ nữ đã t.ử v.ong so với 16,9% nam giới và 34,2% phụ nữ trải qua các biến cố tim mạch nghiêm trọng trong vòng 5 năm, trong khi tỷ lệ này ở nam giới là 19,8%.
Theo bác sĩ Duy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Ví dụ, có một số tác dụng phụ của estrogen làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ gây bệnh tim đối với phụ nữ như rủi ro liên quan đến thời kỳ mãn kinh và phương pháp điều trị ung thư vú. Bên cạnh đó, tình trạng trầm cảm, căng thẳng, lo lắng,… cũng có thể làm cho nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở phụ nữ cao hơn nam giới. Mặt khác, việc ít nhận ra các triệu chứng của bệnh tim có thể là một trong những yếu tố khiến tỷ lệ t.ử v.ong cao. Do đó, cần nâng cao kiến thức về các triệu chứng của bệnh tim. Nếu như triệu chứng phổ biến của nam giới là đau ngực thì ở nữ giới có nhiều triệu chứng cùng một lúc. Nhưng vì các triệu chứng khác nhau nên có thể người bệnh trì hoãn đến bệnh viện tìm kiếm sự chăm sóc.
Bác sĩ: 4 cách đơn giản để tránh cơn đau tim ‘c.hết người’
Bệnh tim là nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu ở Mỹ đối với nam giới và phụ nữ và theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, cứ 40 giây lại có một người lên cơn đau tim.
“Mỗi năm, khoảng 805.000 người ở Mỹ bị nhồi m.áu cơ tim. Trong số này, 605.000 trường hợp là cơn đau tim đầu tiên. 200.000 trường hợp xảy ra với những người đã bị đau tim. Khoảng 1/5 cơn đau tim thầm lặng – tổn thương xảy ra, nhưng người đó không biết gì”.
Mặc dù những số liệu thống kê này không khiến bạn yên tâm, nhưng tin tốt là có nhiều cách để giúp tránh một cơn đau tim c.hết người.
Tiến sĩ Bayo Curry-Winchell, Giám đốc Y tế và Bác sĩ Chăm sóc Khẩn cấp ở Carbon Health và Saint Mary’s Hospital, chia sẻ về những cách đơn giản để tránh cơn đau tim “chết người”, theo Eat This, Not That!
Khám tim. Ảnh SHUTTERSTOCK
1. Tại sao các cơn đau tim lại phổ biến?
Tiến sĩ Curry-Winchell nói: “Đây là một câu hỏi được đặt ra bởi vì có rất nhiều yếu tố góp phần gây ra các cơn đau tim, bao gồm nhưng không giới hạn ở lối sống, t.uổi tác và t.iền sử gia đình của bạn.
Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm huyết áp cao, cholesterol trong m.áu cao và hút thuốc.
Tin tốt để tránh điều này là bạn luôn có thể thực hiện các bước để giảm rủi ro bằng cách thay đổi các yếu tố bạn kiểm soát”.
2. Ai có nguy cơ bị đau tim và tại sao?
“Mọi lứa t.uổi đều có thể bị đau tim. Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, rối loạn lipid m.áu (tăng cholesterol), tăng huyết áp, hút t.huốc l.á, uống rượu (mức tiêu thụ vừa phải) và được coi là thừa cân – bạn đang có nguy cơ cao bị sự cố về tim”, tiến sĩ Curry-Winchell nhấn mạnh, theo Eat This, Not That!
3. Biết rủi ro của bạn
Tiến sĩ Curry-Winchell nhắc nhở: “Kiểm tra sức khỏe hằng năm là rất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch của bạn.
Khám sức khỏe cho phép nhà cung cấp dịch vụ y tế của bạn có cơ hội lắng nghe trái tim của bạn (có khả năng xác định những âm thanh bất thường như tiếng thổi hoặc nhịp điệu bất thường), thảo luận về nguy cơ sức khỏe cá nhân và gia đình của bạn đối với cơn đau tim”.
4. Luôn hoạt động
Chế độ tập thể dục (thậm chí đi bộ ngắn mỗi ngày) sẽ giúp trái tim của bạn khỏe mạnh. Ảnh SHUTTERSTOCK
“Như cha tôi luôn nói, hãy tiếp tục vận động! Vận động là chìa khóa! Chế độ tập thể dục (thậm chí đi bộ ngắn mỗi ngày) sẽ giúp trái tim của bạn khỏe mạnh”, tiến sĩ Curry-Winchell nói.
5. Ăn màu sắc của cầu vồng
“Một chế độ ăn gồm các loại thực phẩm tốt cho tim mạch như trái cây và rau quả (có màu cầu vồng là tốt nhất), giàu chất xơ, protein sạch và ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp ích cho việc duy trì sức khỏe tim mạch của bạn”, tiến sĩ Curry-Winchell cho biết.
6. Đừng bỏ qua một triệu chứng mới
Kiểm tra huyết áp, nhịp tim. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tiến sĩ Curry-Winchell chia sẻ: “Hãy lưu ý nếu bạn đang cảm thấy đau hoặc khó chịu ở ngực, cổ, hàm, lưng hoặc có bất kỳ khó thở nào (thở gấp), buồn nôn, nôn mửa hoặc nhận thấy bất kỳ triệu chứng mới nào như mệt mỏi hoặc choáng váng.
Bạn là người hiểu rõ nhất về cơ thể mình, nếu bạn nghĩ có điều gì đó không ổn – hãy đi kiểm tra!”, theo Eat This, Not That!