GĐXH – Theo các chuyên gia y tế, ngồi xuống đứng lên bị chóng mặt, hoa mắt xuất phát từ nhiều nguyên nhân.
Bị rắn cắn vào tay, người đàn ông cầm theo đầu rắn đến viện cầu cứu bác sĩ
GĐXH – Trong lúc bắt rắn chẳng may bị rắn cắn vào tay, anh H. đã mang theo đầu con rắn khi đến bệnh viện để nhận diện và cầu cứu bác sĩ.
Hoa mắt chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống có thể gặp ở hầu hết các lứa tuổi, và có thể coi là một tình trạng bình thường. Tuy nhiên nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên thì cần cảnh giác vì rất có thể đó là báo hiệu cảnh báo bệnh.
Theo các chuyên gia y tế, ngồi xuống đứng lên bị chóng mặt, hoa mắt xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó cần cảnh giác 3 vấn đề về đường huyết:
Ảnh minh họa
Hạ đường huyết
Các chất chức năng chính của não là cacbohydrat, khi lượng đường trong máu thấp sẽ dẫn đến không cung cấp đủ năng lượng cho não và dễ xảy ra các rối loạn chức năng thần kinh não.
Người bị hạ đường huyết cũng sẽ gặp các vấn đề như đổ mồ hôi lạnh, da xanh xao, thậm chí có thể bị ngất, sốc trong trường hợp nặng. Bệnh nhân đang dùng thuốc hạ đường huyết và bệnh nhân bị suy dinh dưỡng lâu ngày cần đặc biệt lưu ý.
Tăng huyết áp
Nếu huyết áp không được kiểm soát hiệu quả trong một thời gian dài, người bệnh sẽ gặp phải vấn đề giảm độ đàn hồi của thành mạch máu, và cũng có thể gặp phải vấn đề xơ vữa động mạch.
Động tác ngồi xổm và đứng lên sẽ khiến huyết áp trong cơ thể dao động, có thể gây tăng huyết áp tạm thời, dẫn đến tăng áp lực lên não, gây chóng mặt, nhức đầu, nhức mắt.
Hạ huyết áp thế đứng
Ngồi xổm xuống hoặc đứng dậy đột ngột khi đang nằm trên giường, mắt có hoa mắt, chóng mặt, đánh trống ngực và mệt mỏi, … thuộc chứng hạ huyết áp thế đứng, sẽ cải thiện sau một thời gian ngắn nghỉ ngơi.
Bệnh này rất phổ biến và dễ xảy ra ở phụ nữ có thai lớn tuổi nằm trong thời gian dài. Người sử dụng thuốc hạ huyết áp trong thời gian dài cũng có thể làm tăng nguy cơ hạ huyết áp tư thế đứng. Bệnh hạ huyết áp tư thế đứng gây choáng váng, chóng mặt nên cần trị ngay để tránh ngất xỉu.
Cần làm gì khi thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt
Ảnh minh họa
– Tránh đứng dậy nhanh sau khi ngồi hoặc nằm
Sau khi ngồi lâu một chỗ hay ăn no nên đứng dậy một cách từ từ, chầm chậm. Hãy siết chặt cơ chân của bạn trước khi đứng dậy giúp lưu thông máu ổn định hơn, giảm nguy cơ bị choáng váng.
– Kê cao gối khi ngủ
Sau khi thức dậy nên nằm im vài phút để cơ thể từ từ thích ứng, bởi đây là thời điểm huyết áp thấp nhất. Sau đó ngẩng dầu dậy chậm rãi và ngồi ở mép giường thêm vài phút.
– Bổ sung đầy đủ dưỡng chất
Nên tăng cường những thực phẩm giàu từ Vitamin B6 có trong các loại cá, ngũ cốc, quả óc chó, trứng, thịt bò, heo rau xanh; Vitamin B9 có trong các loại rau có lá như các loại rau cải xanh, rau diếp, các loại đậu, nấm, các loại nước ép trái cây như nước cam, nước ép cà chua…; Magie: có nhiều trong quả bơ, ngũ cốc, socola, chuối, các loại rau lá xanh…; Vitamin C: có nhiều trong trái cây họ nhà cam, bưởi, xoài, đu đủ, dứa…
– Uống đủ nước
Khi cơ thể không được cung cấp đủ chất lỏng, hệ tuần hoàn của các cơ quan có nhiều sự thay đổi bất thường dẫn đến chóng mặt. Đặc biệt là khi qua một đêm dài, lượng nước trong cơ thể giảm nên rất dễ bị quay cuồng khi từ giường bước ra ngoài.
Song chúng ta hạn chế uống nhiều nước trước khi đi ngủ bởi nếu thế giấc ngủ sẽ bị gián đoạn bởi những lần đi vệ sinh. Tốt nhất là khi ngủ dậy bắt đầu một ngày mới, hãy duy trì đủ lượng nước cần thiết trong một ngày từ 1,5 – 2 lít nước.
– Xây dựng lối sống, sinh hoạt lành mạnh
Ngủ đủ giấc mỗi ngày, cơ thể luôn khỏe khoắn, tràn đầy năng lượng.
Dành nửa tiếng mỗi ngày tập luyện những bài tập thể dục phù hợp với thể lực như: đi bộ, tập yoga, thiền.
Loại bỏ những stress, căng thẳng giúp phòng ngừa hữu hiệu những cơn chóng mặt tâm lý.
Nên hạn chế các đồ uống kích thích như trà, cà phê, thuốc lá…
4 thói quen khiến gan sớm bị tổn thương, rút ngắn tuổi thọ của bạn
GĐXH – Có nhiều thói quen hàng ngày tưởng vô hại nhưng nó chính là nguyên nhân gây tác động xấu đến sức khoẻ gan mà bạn không biết.
Cựu Huấn luyện viên đội tuyển Việt Nam Toshiya Miura dẫn dắt U20 Thái Lan