Đo huyết áp là bước đ.ánh giá lâm sàng bắt buộc trước khi tiêm chủng vắc xin Covid-19. Tuy nhiên có một số ý kiến cho rằng, công đoạn này không đem lại hiệu quả và thậm chí làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
Theo TS.BS Vũ Minh Điền – Phó Giám đốc Trung tâm phòng chống dịch, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ( Hà Nội), có 2 mục đích chính của việc đo huyết áp trước tiêm chủng đó là phục vụ công tác tiên lượng trước tiêm và theo dõi sức khỏe người bệnh sau tiêm.
Tiên lượng trước tiêm
BS Điền chia sẻ: “Việc đo huyết áp sẽ giúp đ.ánh giá huyết động của bệnh nhân. Huyết áp của người bình thường dao động từ 90/60 – 120/90mmHg. Tuy nhiên, một số người có nền huyết áp cao hơn bình thường, điển hình là người bị huyết áp cao, thì nền của họ ở khoảng 140/90 – 150/90mmHg. Ngược lại, với một số người huyết áp thấp, nền huyết áp thường chỉ ở mức dưới 90/60mmHg”.
Bài Viết Liên Quan
- Bật mí 5 loại nước trái cây siêu ngon uống vào hết ngay táo bón!
- Những điều cha mẹ cần lưu ý khi dịch cúm vào mùa
- Người nhiễm Ebola có thể tái phát bệnh sau vài năm
TS.BS Vũ Minh Điền – Phó Giám đốc Trung tâm phòng chống dịch, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội).
Nếu không đo huyết áp, cán bộ y tế không thể biết được bệnh nhân là người có huyết áp bình thường hay có bệnh nền tăng/hạ huyết áp.
Một trong những tác dụng phụ của vắc xin Covid-19 đã được ghi nhận (tỉ lệ rất thấp) đó là làm nhịp tim nhanh, có thể gây thuyên tắc mạch.
BS Điền chỉ ra rằng, với những người đã có bệnh nền cao huyết áp, nếu không may gặp tác dụng phụ sau tiêm là nhịp tim nhanh sẽ dễ làm tăng huyết áp, tiềm ẩn nguy cơ với sức khỏe.
Đo huyết áp là một trong các bước để nhận biết người dân có đạt tiêu chuẩn cho việc tiêm vắc xin ngừa Covid-19 hay không.
Theo dõi và đ.ánh giá sức khỏe sau tiêm
Mục đích thứ hai của việc đo huyết áp khi khám sàng lọc trước tiêm phòng Covid-19 là để phục vụ công tác theo dõi và đ.ánh giá sức khỏe sau tiêm.
Sau khi tiêm, mọi người sẽ ở lại điểm tiêm để theo dõi sức khỏe thêm 30 phút. Trước khi ra về hoặc khi xuất hiện dấu hiệu bất thường sẽ được đo lại huyết áp. Từ 2 kết quả đo này, nhân viên y tế có thể biết được huyết áp của người được tiêm tăng lên hay hạ xuống, làm căn cứ để đ.ánh giá sức khỏe cũng như phát hiện kịp thời tình trạng sốc phản vệ.
Đo huyết áp cho người được tiêm vắc xin Covid-19.
“Ví dụ một người có bệnh nền tăng huyết áp, huyết áp nền của họ đã là 140/90mmHg. Sau khi tiêm, người đó cảm giác khó chịu, nhân viên y tế kiểm tra lại và phát hiện huyết áp còn 100/60mmHg, nghĩa là đã tụt 40mmHg so với ban đầu, nguy cơ cao là đã rơi vào sốc phản vệ (Khi bị sốc phản vệ sẽ gây tụt huyết áp). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mức huyết áp 100/60mmHg vẫn là ngưỡng bình thường của những người khỏe mạnh. Do đó, nếu không có kết quả đo trước khi tiêm, nhân viên y tế không thể nắm được sự thay đổi bất thường của huyết áp để có chẩn đoán kịp thời”, BS Điền dẫn chứng.
Ngược lại, với những người có bệnh nền huyết áp thấp, thường sẽ bị những cơn huyết áp thấp gây chóng mặt, choáng váng. Trong trường hợp sau tiêm, họ cũng xuất hiện tình trạng này, việc nắm được bệnh nền của người được tiêm sẽ giúp cán bộ y tế có cơ sở để đ.ánh giá xem đây là triệu chứng của sốc phản vệ hay chỉ là cơn huyết áp thấp.
Công đoạn quan trọng trong đảm bảo an toàn cho người được tiêm
Cũng theo chuyên gia này, nếu biết tổ chức đúng cách, việc đo huyết áp khi khám sàng lọc trước tiêm không làm mất thêm quá nhiều thời gian và nếu đơn vị tiêm chủng biết cách tổ chức tốt, thì cũng không làm tăng nguy cơ lây bệnh. Trong khi đó, công đoạn này có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho người được tiêm.
Tiêm vắc xin Covid-19.
“Trước khi ban hành hướng dẫn, Hội đồng chuyên môn về khám sàng lọc của Bộ Y tế đã trao đổi và thảo luận rất kỹ về vấn đề này và vẫn quyết định phải đo huyết áp cho người được tiêm chủng trước khi tiêm”, BS Điền nhấn mạnh.
Theo Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 của Bộ Y tế, việc khám sàng lọc trước tiêm chủng sẽ bao gồm 2 phần chính là “Hỏi t.iền sử bệnh” và “Đ.ánh giá lâm sàng”.
Trong đó, phần Đ.ánh giá lâm sàng gồm các bước sau:
Phát hiện các bất thường về dấu hiệu sống:
– Đo thân nhiệt, huyết áp, đếm mạch tất cả những người đến tiêm.
– Đếm nhịp thở ở những người có bệnh nền.
Quan sát toàn trạng:
– Đ.ánh giá mức độ tri giác bằng cách hỏi những câu hỏi về bản thân người đến tiêm. Lưu ý những người có bệnh nền nặng nằm liệt giường, mất tri giác, mất năng lực hành vi.
– Ghi nhận bất kỳ biểu hiện bất thường nào quan sát thấy ở người đến tiêm để hỏi lại về t.iền sử sức khỏe.
Trước đó, ngày 10/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký ban hành Quyết định 3802/QĐ-BYT về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19″, áp dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở tiêm chủng Nhà nước và tư nhân trên cả nước.
Theo hướng dẫn này, đo huyết áp là một bước đ.ánh giá lâm sàng bắt buộc trước khi tiêm chủng của tất cả các trường hợp.
Máy đo huyết áp tại nhà giúp phát hiện sớm bệnh cao huyết áp
Thường xuyên theo dõi huyết áp tại nhà giúp phát hiện sớm và điều trị hiệu quả bệnh cao huyết áp, đồng thời ngăn chặn được các biến chứng nguy hiểm gây tàn phế, t.ử v.ong.
Cao huyết áp là một bệnh lý mãn tính, nếu không được theo dõi và kiểm soát tốt, sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi m.áu cơ tim, suy tim, phình động mạch gây vỡ mạch…
Theo thống kê từ Viện Tim mạch Quốc gia, số người mắc cao huyết áp ở Việt Nam đang tăng rất nhanh. Đáng lưu ý, bệnh nhân cao huyết áp đang ngày một trẻ hóa, nhiều trường hợp có độ t.uổi chỉ từ 30 đến 45.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 như hiện nay, người bị cao huyết áp mắc Covid-19 có nguy cơ diễn biến nặng hơn và phải thở máy, nhất là những trường hợp huyết áp chưa được điều trị và kiểm soát tốt.
Được mệnh danh là “kẻ g.iết n.gười thầm lặng” do các triệu chứng thường mờ nhạt, một trong những phương pháp phòng ngừa kịp thời chính là theo dõi huyết áp tại nhà. Điều này sẽ giúp phát hiện sớm bệnh, thuận lợi cho việc điều trị và ngăn chặn được các biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh đó, việc tự giám sát huyết áp cũng khiến mọi người ý thức trách nhiệm hơn với sức khỏe của bản thân, từ đó cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt và sử dụng thuốc đúng cách. Đồng thời, người bệnh cũng sẽ tự đ.ánh giá được tác dụng của thuốc điều trị đang dùng thông qua sự ổn định của chỉ số huyết áp.
Ngoài ra, đo huyết áp tại nhà còn giúp tránh được hội chứng “tăng huyết áp áo choàng trắng”. Đây là tình trạng huyết áp tăng cao đột ngột khi đo tại bệnh viện, phòng khám nhưng khi về nhà lại trở về mức bình thường và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Hiện tượng này chủ yếu xuất phát từ tâm lý lo sợ, hồi hộp khi gặp bác sĩ.
Có thể thấy, một chiếc máy đo huyết áp tại nhà mang lại nhiều lợi ích lâu dài cho sức khỏe. Thiết bị y tế này còn giúp tiết kiệm chi phí thăm khám và hạn chế đi lại trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang ngày một phức tạp.
Trên thị trường hiện nay, máy đo huyết áp B.Well Swiss MED-55 đến từ Thụy Sĩ là thiết bị y tế đang được nhiều người tin dùng. Máy có cách sử dụng dễ dàng, thích hợp cho các bệnh nhân theo dõi sức khỏe khi điều trị tại nhà.
Với chế độ “3-check”, MED-55 sẽ tiến hành đo 3 lần liên tiếp, sau đó xử lý bằng thuật toán chuyên biệt được các bác sĩ khuyên dùng. Đây là tính năng được thiết kế dựa trên chuẩn đo của y khoa để cho ra kết quả chính xác nhất. Đặc biệt, máy có thể phát hiện rối loạn nhịp tim sớm nhờ công nghệ PAD, giúp phòng ngừa tai biến cho người dùng. Ngoài ra, máy còn sử dụng công nghệ Intellect Active để xác định mức độ bơm khí phù hợp với từng người khiến việc đo huyết áp trở nên nhẹ nhàng và nhanh chóng.
Về thiết kế, MED-55 được đ.ánh giá là khác biệt so với thị trường nhờ sự gọn nhẹ, thanh mảnh. Nút nguồn to, rõ và đèn màn hình chuyển màu tương ứng khi thông báo kết quả đo sẽ giúp hạn chế nhầm lẫn, nhất là với người dùng lớn t.uổi, mắt kém. Ngoài ra, máy cũng có thể cắm sạc vào laptop, điện thoại mà không cần đến củ sạc và tự động tắt nguồn khi không sử dụng để tiết kiệm pin.