Sau 17 ngày điều trị, sinh viên người Campuchia đã được điều trị khỏi Covid-19, Tổng lãnh sự quán Campuchia tại Việt Nam đã trực tiếp gửi lời cảm ơn ban lãnh đạo, và y bác sĩ Bệnh viện 1A.
Bài Viết Liên Quan
- Biện pháp ngăn ngừa sỏi thận
- 3 thói quen buổi sáng tưởng vô hại nhưng nguy hiểm khôn lường, 90% người Việt đều làm
- Giữ phổi khoẻ mạnh trong dịch Covid-19 bằng cách bỏ ngay những thói quen phá hoại phổi nào?
P.R được Bệnh viện 1A cứu sống thành công dù được chẩn đoán suy hô hấp nặng do Covid-19.
Thông tin từ Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TPHCM (BV 1A) cho biết đã cứu sống thành công P.R (28 t.uổi, du học sinh Campuchia) đang theo học ngành bác sĩ Đa khoa tại Việt Nam. Du học sinh này khi nhập viện được chẩn đoán suy hô hấp mức độ nặng do Covid-19.
Trước đó, ngày 13/08, P.R đến bệnh viện 1A trong tình trạng khó thở, mệt mỏi, Sp02 giảm nặng (76%), môi tím, sốt cao 39,5 độ C, phổi nhiều rale nổ hai bên. Khi có kết quả dương tính với Covid-19, P.R nhanh chóng được đưa vào phòng hồi sức để theo dõi và điều trị.
Nhận thấy bệnh nhân có nguy cơ phải đặt nội khí quản, thở máy. Ban giám đốc bệnh viện 1A chỉ đạo khẩn phải điều trị tích cực, ngăn chặn bệnh diễn tiến nặng thêm. Sau đó, bệnh nhân được thở oxy dòng cao ( Dùng máy thở tạo áp lực dương cung cấp oxy cho bệnh nhân), mắc monitor theo dõi sinh hiệu liên tục.
Các y, bác sĩ tại BV 1A đã tận tình chăm sóc P.R trong thời gian điều trị.
Ngoài ra, Bệnh nhân được dùng thuốc kháng virus, kháng thể đơn dòng, chống đông, kháng viêm, và dinh dưỡng đường tĩnh mạch cũng được chỉ định kịp thời.
Ngày 20/08/2021, sau 7 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo trở lại, không khó thở, có thể tự ăn uống, gọi điện thoại cho người thân, Sp02 97%, sinh hiệu ổn.
Khi hay tin P.R qua cơn nguy kịch, Tổng lãnh sự quán Campuchia tại Việt Nam đã trực tiếp gửi lời cảm ơn ban lãnh đạo, và y bác sĩ Bệnh viện 1A. Ngày 30/08, sau 17 ngày điều trị, Bệnh nhân P. R. đã hồi phục sức khỏe hoàn toàn, xét nghiệm PCR âm tính với Covid 19, và được xuất viện.
TS. BS Đỗ Trọng Ánh, Giám đốc Bệnh viện 1A, chúc mừng P. R. được xuất viện và dặn dò anh giữ gìn sức khỏe để cùng Trường Y nơi anh đang theo học tiếp tục tham gia chống dịch.
Chia sẻ cảm xúc khi xuất viện, P.R cho biết mình như vừa từ cõi c.hết trở về. Quá trình điều trị, anh đã được các y, bác sĩ tận tình chăm sóc như một người thân trong gia đình. Chính sự tận tình đó đã giúp P.R bớt hoảng loạn và ổn định tâm lý để điều trị.
“Khi nhập viện, tôi cảm thấy mình rất khó thở, giống người sắp c.hết đ.uối, tâm lý hoang mang nhưng giờ thì đã ổn. Tôi cảm thấy mình thật may mắn khi được đưa tới Bệnh viện 1A kịp thời. Hôm nay được xuất viện, tôi vô cùng hạnh phúc, và biết ơn tập thể Y bác sĩ Bệnh viện 1A. Cầu mong cho những Bệnh nhân đang điều trị ở đây sẽ sớm được xuất viện như tôi và Sài Gòn sẽ khỏe mạnh trở lại”, P.R chia sẻ.
Nguy cơ tăng cân từ việc bỏ bữa tối
Những sinh viên thường xuyên nhịn bữa tối có xu hướng già hơn, bị thừa cân, thích hút thuốc và uống rượu, ngủ ít hơn.
Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc bỏ bữa sáng với sự tăng lên của chỉ số khối (BMI), nhưng có ít nghiên cứu tìm hiểu tác động của các bữa ăn khác.
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Osaka (Nhật Bản) với công trình đ.ánh giá thói quen ăn các bữa ăn hàng ngày đã chỉ ra việc bỏ bữa tối có thể làm tăng cân, béo phì.
Nghiên cứu theo dõi 17.573 n.am s.inh và 8.960 n.ữ s.inh từ 18 t.uổi trở lên ở Đại học Osaka trong vòng 3 năm. Những người tham gia được hỏi về tần suất ăn sáng, trưa và tối.
Các nhà nghiên cứu cũng xem xét thời gian ăn để xác định ảnh hưởng của việc học, phong cách sống, giấc ngủ, t.huốc l.á và rượu bia đối với thói quen ăn uống.
Những sinh viên thường xuyên nhịn bữa tối có xu hướng già hơn, bị thừa cân, thích hút thuốc và uống rượu, ngủ ít hơn. Họ cũng thường bỏ những bữa khác và ăn tối muộn.
Ở cả nam và nữ, bỏ bữa trưa cũng dẫn đến những hệ quả tương tự, ngoại trừ sự gia tăng chỉ số khối. Người không ăn tối có tỷ lệ tăng cân 10% hoặc hơn và chỉ số khối cơ thể cao hơn 25, được xếp vào nhóm thừa cân hoặc béo phì.