Tôi nghe nói xuyên tâm liên có tác dụng hỗ trợ trị Covid-19, vậy tôi có thể tự uống khi mắc bệnh? (Thanh Thảo, 30 t.uổi, TP HCM)
Trả lời:
Xuyên tâm liên là vị thuốc có truyền thống sử dụng từ rất lâu và được ứng dụng rộng rãi tại một số nước châu Á, có nhiều tác dụng khác nhau như kháng khuẩn, kháng virus, hạ sốt, kháng viêm, chống dị ứng, mụn nhọt…
Theo y học cổ truyền, xuyên tâm liên được xem là “vua của các vị đắng”, tính hàn, xếp vào nhóm các dược liệu có tác dụng thanh nhiệt giải độc. So sánh về mặt tây y, xuyên tâm liên có nhiều tương đồng với nhóm thuốc kháng sinh, chuyên được sử dụng để điều trị các trường hợp ung nhọt, đinh độc, rắn độc cắn, trị tiêu chảy, ho, viêm họng, viêm gan siêu vi và viêm đường tiết niệu…
Bên cạnh đó, xuyên tâm liên cũng là dược liệu được nghiên cứu khá kỹ càng về thành phần hóa học và các tác dụng dược lý có liên quan, tại nhiều quốc gia như là Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan.
Tại Việt Nam, theo Hướng dẫn sử dụng thuốc cổ truyền, phương pháp y học cổ truyền trong phòng và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp do nCoV , của Bộ Y tế, xuyên tâm liên được sử dụng trong các phác đồ ở các giai đoạn khởi phát và toàn phát. Bộ Y tế đưa xuyên tâm liên vào bài thuốc “Ngân kiều tán” đối với giai đoạn khởi phát và bài “Ma hạnh thạch cam thang – Thương hàn luận”, “Cát căn cầm liên thang” đối với giai đoạn toàn phát.
Trường hợp bệnh nặng nguy kịch: Người bệnh thở khó, cử động thở nhanh hay phải có hỗ trợ thông khí, chuyển đến bệnh viện y học hiện đại hoặc các cơ sở điều trị bệnh truyền nhiễm theo quy định. Sử dụng xuyên tâm liên trong điều trị giúp bệnh nhân Covid-19 giảm nhẹ các triệu chứng đau họng, ho, cảm…, cải thiện chức năng hô hấp.
Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều kết quả từ các nghiên cứu lâm sàng và xuyên tâm liên khi sử dụng phải kết hợp với các tá dược phù hợp. Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc khi không có sự cho phép của nhân viên y tế, tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Bài Viết Liên Quan
- Loại quả này được ví như ‘ngôi vương’ của Việt Nam, ăn thường xuyên sẽ nhận 4 tác dụng lớn này
- 3 không khi ăn “loại rau tốt cho sức khỏe nhất thế giới”, Việt Nam trồng bạt ngàn
- Cụ ông liệt nửa người, từng tiên lượng t.ử v.ong khỏi Covid-19
Xuyên tâm liên được bào chế ở dạng viên. Ảnh: Shutterstock
Tiến sĩ, Dược sĩ Nguyễn Thành Triết
Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM Cơ sở 3
Hỏi nhanh về Covid-19: F0 nằm sấp có tác dụng gì?
Tôi đọc báo thấy F0 được khuyến cáo nằm sấp. Vậy khi nào thì F0 cần nằm sấp, và nằm sấp có tác dụng gì? (Công Tài, ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM).
Ảnh minh họa: Shutterstock
– Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hoàng Phú , Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM):
Nếu cho người mắc Covid-19 nằm sấp, phần sau của phổi mở ra, cho phép phế nang hoạt động dễ dàng hơn. Ngoài ra, phần lớn phổi nằm ở phía sau cơ thể người, vì vậy, khi bệnh nhân nằm úp sấp, áp lực lên phổi sẽ giảm, hệ thống thông khí tốt hơn, huy động được phế nang ở sau lưng nhiều hơn.
Cách nằm sấp có thể áp dụng cho F0 nhẹ đang điều trị tại nhà. Tuy nhiên, các trường hợp khó thở đến nỗi phải thay đổi tư thế dứt khoát cần đưa vào bệnh viện ngay.
Cung cấp 4,32 triệu viên thuốc Molnupiravir điều trị Covid-19 tại TP.HCM
* Tôi bị ung thư tuyến giáp và đang sử dụng thuốc Levothyroxine, như vậy tôi có tiêm vắc xin Covid-19 được không? Xin cảm ơn. ( N.An , ngụ Tân Phú, TP.HCM).
– Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hoàng Phú : Thuốc Levothyroxine là thuốc hormone tuyến giáp tổng hợp, không thuộc nhóm thuốc nằm trong danh mục hạn chế tiêm vắc xin Covid-19. Vậy nên những người đang sử dụng thuốc này vẫn có thể được tiêm vắc xin Covid-19.
Những bệnh nhân điều trị ung thư ở trong giai đoạn ổn định đều có thể tiêm vắc xin Covid-19. Một vài trường hợp được khuyến khích tiêm vắc xin sớm để hạn chế những biến chứng nguy hiểm do Covid-19 gây ra.
Chuyên mục HỎI NHANH VỀ COVID-19 ra mắt nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc liên quan đến tình hình dịch bệnh Covid-19. Bạn đọc có thể đặt câu hỏi cho chuyên mục này bằng hình thức bình luận bên dưới bài hoặc gửi qua email: suckhoethanhnien247@gmail.com
Câu hỏi sẽ được chuyển đến các bác sĩ, chuyên gia… để trả lời cho bạn đọc.