Giám đốc điều hành Pfizer, Albert Bourla, dự đoán mọi người rất có thể sẽ cần tiêm nhắc lại vắc xin Covid-19 hằng năm.
Điều này dựa trên cơ sở chúng ta có khả năng phải đối mặt với những biến thể virus SARS-CoV-2 trong nhiều năm tới.
Ông Bourla thừa nhận không chắc chắn hoàn toàn về suy đoán của mình. Nhưng người điều hành của hãng sản xuất vắc xin Covid-19 tin rằng mọi người sẽ phải tiêm chủng thường xuyên vì nguy cơ xuất hiện các biến thể mới và hiệu quả bảo vệ cơ thể của vắc xin sẽ suy yếu theo thời gian.
“Kịch bản có khả năng xảy ra nhất là chúng ta sẽ cần phải tiêm nhắc lại hằng năm, giống như chúng ta vẫn làm với vắc xin cúm”, ông Bourla nói.
Bài Viết Liên Quan
- Thói quen rửa rau sai lầm khiến rước bệnh vào người
- Thực phẩm giàu chất béo tốt cho người ăn chay
- Sau khi quan hệ, nếu thấy “vùng kín” xuất hiện những dấu hiệu sau đây thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt
Ảnh minh họa: Indiatimes
Vắc xin Covid-19 của Pfizer, đồng phát triển với hãng công nghệ sinh học BioNTech của Đức, đang trên đà trở thành một trong những loại thuốc bán chạy nhất mọi thời đại của ngành dược phẩm vào năm 2021. Pfizer ước tính vắc xin này sẽ tạo ra doanh thu 33,5 tỷ USD trong năm nay.
Các quan chức y tế Mỹ hồi đầu tháng cho biết, họ có kế hoạch bắt đầu cung cấp liều vắc xin tăng cường vào tháng 9. Nhưng trước tiên Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cần xem xét và phê duyệt đăng ký của các công ty.
Đ.ánh giá của ông Bourla cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại mãi mãi, mọi người phải học cách sống chung và giảm thiểu thiệt hại của virus. Các chuyên gia cho rằng đại dịch có khả năng kéo dài đến năm 2023. Sau đó, virus sẽ trở thành đặc hữu, vẫn tồn tại nhưng ít nguy cơ là mối đe dọa thường xuyên.
Một trong những cuộc tranh luận lớn nhất xung quanh vắc xin Covid-19 là liệu nhu cầu chủng ngừa có giảm dần theo thời gian hay mọi người có cần tiêm thường xuyên hay không. Nếu tiêm vắc xin tăng cường trở thành hoạt động lâu dài, điều đó có thể đem lại hàng tỷ USD doanh thu cho các nhà sản xuất vắc xin như Pfizer và Moderna trong nhiều năm tới.
Cho đến nay, chưa có công ty nào nộp đầy đủ hồ sơ về mũi vắc xin tăng cường để được cấp phép sử dụng khẩn cấp. Pfizer cho biết họ dự kiến sẽ hoàn thành việc nộp hồ sơ vào cuối tuần này.
Trong vài tháng qua, hãng Pfizer đã đưa ra và bảo kệ ý kiến cần phải tiêm mũi nhắc lại từ 6 đến 12 tháng sau khi tiêm mũi 1.
Kế hoạch tiêm liều tăng cường trên diện rộng vẫn còn gây tranh cãi. Một số nhà virus học và chuyên gia vắc xin cho biết, điều đó chưa cần thiết. Các nhà lãnh đạo của Tổ chức Y tế Thế giới đã chỉ trích kế hoạch này vì khiến nhiều người ở các nước có thu nhập thấp và trung bình không có điều kiện tiếp cận với vắc xin.
Pfizer và BioNTech hợp tác với Eurofarma phân phối vaccine tại Mỹ Latinh
Theo thông báo mới đây, hai hãng sản xuất vaccine ngừa COVID-19 là Pfizer và BioNTech đã hợp tác với công ty dược phẩm Eurofarma của Brazil để phân phối vaccine tại Mỹ Latinh.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNtech. Ảnh: Reuters
Eurofarma sẽ nhận các sản phẩm thuốc và hoàn thành việc sản xuất các liều vaccine để đưa ra phân phối. Hoạt động sản xuất sẽ bắt đầu vào năm tới, với mục tiêu sản xuất 100 triệu liều vaccine khi đạt công suất tối đa. Chủ tịch Eurofarma Maurizio Billi đ.ánh giá thương vụ với hai hãng dược phẩm lớn trên là một cột mốc quan trọng đối với công ty gần 50 năm t.uổi này.
Trong một tuyên bố, Giám đốc Pfizer Albert Bourla khẳng định tất cả mọi người, bất kể điều kiện tài chính, chủng tộc, tôn giáo hay địa lý, đều xứng đáng được tiếp cận vaccine ngừa COVID-19 để cứu sống chính mình.
Theo ông Bourla, việc hợp tác với Eurofarma sẽ mở rộng mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu của Pfizer sang một khu vực khác và giúp hãng này tiếp tục cung cấp khả năng tiếp cận vaccine công bằng và bình đẳng.
Brazil là một “điểm nóng” trên bản đồ dịch COVID-19 toàn cầu, với tổng số người t.ử v.ong tới gần 575.000 người, chỉ sau Mỹ.
Pfizer và BioNTech cho biết hai hãng này đã vận chuyển hơn 1,3 tỷ liều vaccine đến hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu và đặt mục tiêu cung cấp một tỷ liều hàng năm cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình vào năm 2021 và 2022.
Tháng trước, hai hãng trên đã công bố một thỏa thuận tương tự với công ty Biovac ở Nam Phi, với mục tiêu cung cấp tới 100 triệu liều mỗi năm cho 55 quốc gia thuộc Liên minh châu Phi.