Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ung thư đại trực tràng có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt.
Ung thư đại trực tràng thường gặp ở những người trên 50 t.uổi, tuy nhiên tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng trong nhiều năm gần đây tăng nhanh ở giới trẻ. Tại Bệnh viện K căn bệnh này đã được chẩn đoán ở cả những bệnh nhân 20 t.uổi.
Ung thư đại trực tràng là ung thư phổ biến hàng thứ 5 tại Việt Nam sau ung thư gan, phổi, dạ dày, vú. Theo Globocan 2020, Việt Nam ghi nhận gần 16.000 ca mắc mới và hơn 8.200 ca t.ử v.ong vì căn bệnh này.
Dưới đây là 5 nguyên tắc ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa ung thư đại trực tràng:
Thêm thành phần chất xơ
Bài Viết Liên Quan
- Những ai nên hạn chế ăn ngô?
- Thuốc long đờm nên sử dụng khi nào?
- Mắc bệnh lạ, cậu bé 5 t.uổi mất trí nhớ, chỉ sống tối đa được thêm 6 năm
Chất xơ từ trái cây, rau quả và ngũ cốc nguyên hạt có thể làm giảm tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng qua cơ chế lên men tạo ra axit béo chuỗi ngắn và cung cấp nguồn năng lượng cho men vi sinh đường ruột.
Trong một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2015, các nhà khoa học đã thử hoán đổi chế độ ăn giàu chất xơ của những người dân nông thôn ở Nam Phi, với chế độ ăn giàu chất béo, nhiều thịt của một nhóm người Mỹ gốc Phi. Kết quả là sau 2 tuần hoán đổi chế độ ăn, nhóm người ở vùng nông thôn Nam Phi khi áp dụng chế độ ăn phương Tây đã có hiện tượng tăng lên các triệu chứng viêm trực tràng, đồng thời suy giảm butyrate, loại axit béo chuỗi ngắn có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư trực tràng. Trong khi đó, kết quả lại hoàn toàn trái ngược ở nhóm người Mỹ gốc Phi khi ăn chế độ giàu chất xơ.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mỗi người trưởng thành nên hấp thụ 25-30 gam chất xơ hàng ngày.
Chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chất chống oxy hóa, chẳng hạn như vitamin C và vitamin E, có khả năng quét các gốc tự do và giúp giảm các hợp chất nitroso trong ruột để giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Để hấp thu các chất chống oxy hóa, giải pháp hiệu quả nhất là ăn nhiều trái cây và rau quả. Trái cây và rau quả có nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể và tăng cường hệ thống miễn dịch. Trái cây và rau quả cũng là một nguồn giàu chất chống oxy hóa, bảo vệ chống lại các tế bào ung thư. Một số loại rau đặc biệt, chẳng hạn như bông cải xanh (súp lơ) và cải bắp, chứa hàm lượng chất chống oxy hóa rất cao.
Tăng cường vitamin D, canxi, selenium
Vitamin D là một chất dinh dưỡng liên quan mật thiết đến sức khỏe, cơ chế của nó cũng giống như canxi, nó có thể làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư.
Selenium là một khoáng chất rất cần thiết cho hoạt động của tuyến giáp và hệ miễn dịch. Điều đáng chú ý là cơ thể của chúng ta không thể tổng hợp selenium, mà phải hấp thụ từ thực phẩm. Các thực phẩm giàu selenium bao gồm: ngũ cốc nguyên hạt, hải sản, nấm hương, ức gà. Khoa học đã chứng minh selenium mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, điển hình như: ngăn ngừa bệnh về tim mạch, Alzheimer, làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn và đặc biệt là phòng, chống ung thư.
Bổ sung axit béo omega-3
Các nhà nghiên cứu Mỹ từ Đại học Illinois cho rằng thực phẩm giàu axit béo omega-3 có thể chống ung thư. Các loại thực phẩm thuộc nhóm này bao gồm: hải sản, dầu hạt lanh, quả óc chó và trứng cá đen.
Thực tế là sự chuyển hóa các axit béo omega-3 trong cơ thể tạo ra phân tử phá hủy các tế bào ung thư. Ngoài ra, các chất này làm chậm sự hình thành các mạch m.áu mới liên quan đến các mô ác tính và ức chế sự di chuyển của các tế bào ung thư. Điều này có nghĩa là hiệu quả của hóa trị liệu sẽ tăng lên nếu cho bệnh nhân thực hiện chế độ ăn nhiều axit béo omega-3.
Ưu tiên nguồn protein từ cá, tôm, thịt trắng
Ăn nhiều thịt đã chế biến sẵn và thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ ung thư đường ruột. Thịt đỏ bao gồm các loại thịt gia súc như bò, heo, dê. Thịt chế biến bao gồm thịt xông khói, xúc xích, thịt muối và các sản phẩm tương tự.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, hãy chọn cá, thịt gia cầm, hoặc đậu làm nguồn cung cấp protein chính thay vì thịt đỏ hoặc thịt chế biến sẵn.
Ngoài ra, khi chế biến đồ ăn, nên ăn đồ luộc thay vì chiên, nướng.
Rối loạn tiêu hóa kéo dài có phải ung thư không?
Thời gian gần đây bố tôi liên tục bị rối loạn tiêu hóa, có ngày ông vào nhà vệ sinh đến 3-4 lần, liệu có phải dấu hiệu của ung thư đại trực tràng.
Bố tôi đã 65 t.uổi, chưa từng đi kiểm tra sức khỏe.
TS.BS Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện K; Trưởng khoa Ngoại bụng I, Bệnh viện K cho biết, dấu hiệu ung thư đại trực tràng giai đoạn đầu dễ gây lầm tưởng với các bệnh lý đường tiêu hóa khác, do đó phần lớn bệnh nhân ung thư đại trực tràng ở nước ta được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, chủ yếu là giai đoạn 3-4 nên điều trị gặp nhiều hạn chế; nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, tỉ lệ sống sau 5 năm lên tới trên 90%.
Ở giai đoạn sớm, ung thư đại trực tràng thường không có biểu hiện rõ ràng khiến người bệnh chủ quan, lầm tưởng với nhiều bệnh lý đường tiêu hóa khác. Tuy nhiên khi có những triệu chứng sau, cần đặc biệt lưu ý đến ung thư đại trực tràng:
Rối loạn tiêu hóa kéo dài: Bệnh ung thư đại trực tràng có biểu hiện ở mọi bộ phận liên quan đến đường tiêu hóa. Một số dấu hiệu thường gặp như hơi thở hôi, hay ợ hơi, ợ chua, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn. Đau quặn bụng, đau râm ran là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn. Song một vài trường hợp, nó báo hiệu sự tồn tại của các khối u ở dạ dày – ruột.
Chán ăn, khó tiêu, đầy trướng bụng trên vùng rốn, ăn không ngon là tình trạng thường thấy ở người bệnh ung thư đại tràng. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, sút cân.
Người bị ung thư đại trực tràng bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần trong ngày rất giống với triệu chứng bệnh lị. Tuy nhiên, người mắc bệnh lị có thể điều trị bằng cách dùng kháng sinh, còn loại thuốc này không có tác dụng với bệnh nhân ung thư đại trực tràng.
Giảm cân bất thường: Không phải do tập luyện hay ăn kiêng giảm cân mà cơ thể đột ngột sút cân thì bạn cũng không nên coi thường. Rất có thể đó là dấu hiệu của ung thư, nhất là ung thư đại tràng, dạ dày hoặc các bộ phận khác liên quan đến đường tiêu hóa.
Các rối loạn liên quan bài tiết phân: Đại tràng là cơ quan bài tiết phân trong quá trình tiêu hóa, nên ở giai đoạn sớm, người bệnh thường hay bị chứng rối loạn đại tiện, bài tiết phân như đi táo, đi lỏng thất thường, tình trạng này kéo dài.
Ung thư đại trực tràng thường khiến người bệnh đau quặn, mót rặn, khó chịu khi đi ngoài. Khi đi đại tiện, người bệnh thường bị đau quặn, mót rặn, phân nhày mũi m.áu và phân nát, phân hình lá lúa (do phân phải đi qua khối u), đi xong vẫn muốn rặn tiếp.
Phân mỏng, hẹp so với bình thường: Kích thước của chất thải cũng giúp phát hiện những bất thường trong hệ tiêu hóa. Tình trạng phân mỏng rất có thể do một vật cản giống như một khối u khiến phân bị chặn lại. Nếu phân có kích thước mỏng như một chiếc bút chì hoặc có hình lá lúa do phải đi qua khối u thì cần đề cao cảnh giác.
Xuất hiện m.áu trong phân : Đại tiện kèm m.áu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân. Một số trường hợp, ở giai đoạn cuối bệnh nhân còn thấy h.ậu m.ôn trực tràng sa xuống, toàn thân gầy đi, số lần đại tiện tăng lên, khi táo bón, khi tiêu chảy.
Đây là triệu chứng phổ biến của căn bệnh song nó không đồng nghĩa mọi trường hợp phân có m.áu đều do mắc ung thư đại tràng. Nếu mắc bệnh khác như trĩ, nứt h.ậu m.ôn bạn cũng gặp hiện tượng trên. Cần phân biệt đại tiện ra m.áu do trĩ thường là m.áu tươi. Còn bệnh nhân ung thư trực tràng thường xuất huyết dưới dạng m.áu lẫn với nhầy. Vì m.áu c.hảy ở niêm mạc vùng ung thư có thể bị viêm nên tiết nhầy.
Mệt mỏi và suy nhược: đây là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư nhưng lại dễ bị bỏ qua nhất. Mệt mỏi do ung thư đại tràng thường liên quan đến thiếu m.áu do mất m.áu trong phân. Người bệnh cảm thấy kiệt sức ngay cả khi đã nghỉ ngơi, đồng thời suy nhược cơ thể một cách nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.
Trong trường hợp của bố bạn, bạn miêu tả chưa cụ thể nên không rõ tình trạng rối loạn tiêu hóa như thế nào, có gây sút cân không? Có đi ngoài ra m.áu không nên rất khó có thể đưa ra nhận định.
Tuy nhiên, ông đã 65 t.uổi, chưa đi kiểm tra sức khỏe, trong đó có nội soi đại tràng, bạn nên thu xếp đưa ông đi khám sức khỏe, nội soi đại tràng để kịp thời phát hiện nguy cơ.
Ung thư đại trực tràng nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ được chữa khỏi lên tới 90%. Nhiều người đã sống khỏe mạnh hơn 20 năm sau khi phát hiện bệnh.