Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, lưu trữ và p.hân h.ủy chất béo.
Bài Viết Liên Quan
- 5 lần phẫu thuật cứu bệnh nhân bị đa chấn thương, dập phổi do tai nạn giao thông
- Thêm 79 ổ dịch sốt xuất huyết mới, tỷ lệ ca nặng ở TP.HCM tăng gấp 5 lần năm 2021
- Phương pháp kiểm tra đường huyết mới bằng nước bọt, không cần chích ngón tay
Chất xơ không chỉ giúp chống táo bón và đầy hơi, mà còn khiến bạn cảm thấy no lâu hơn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Vì vậy, đó là một phần quan trọng của việc giảm cân. Sau đây là một số thói quen ăn uống cần tránh nếu bạn đang cố gắng đạt được hoặc duy trì vòng eo mong muốn, theo Eat this, not that .
1. Ăn không đủ chất xơ
Chất xơ không chỉ giúp chống táo bón và đầy hơi, mà còn giúp cảm thấy no lâu hơn.
Những thực phẩm giàu chất xơ cũng giúp làm sạch ruột. Trong quá trình đào thải, chúng có thể giúp loại bỏ chất béo dư thừa và cholesterol.
2. Ăn quá nhiều chất làm ngọt nhân tạo
Mặc dù nhiều người nghĩ rằng nước ngọt, kem, sữa chua và kẹo không đường có thể là lựa chọn lành mạnh hơn, nhưng thực tế là chất làm ngọt nhân tạo trong nhiều loại thực phẩm này có thể phá hoại nỗ lực giảm cân.
Chúng không bị p.hân h.ủy trong đường tiêu hóa và có thể gây đầy hơi ở một số người.
3. Không uống đủ nước
Một quan niệm sai lầm phổ biến rằng uống nhiều nước sẽ góp phần gây đầy hơi, trong khi thực tế nó cho phép cơ thể tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn. Nước giúp chất xơ di chuyển và có thể giúp ngăn ngừa táo bón, theo Eat this, not that .
Ăn quá nhanh có thể khiến bạn ăn nhiều hơn và dễ bị đầy bụng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Chưa kể, nếu thay soda, nước trái cây hoặc đồ uống có đường bằng nước, có thể tiết kiệm rất nhiều calo và tiến thêm một bước đến vòng bụng phẳng hơn.
Viện Hàn lâm Khoa học, kỹ thuật và y học Quốc gia Mỹ khuyến nghị nam giới nên uống khoảng 3,7 lít nước mỗi ngày và 2,7 lít mỗi ngày đối với phụ nữ.
4. Ăn quá nhiều tinh bột
Không cần phải cắt giảm hoàn toàn tinh bột để có được vòng bụng phẳng. Thực tế, các loại thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp no lâu và giữ cho hệ tiêu hóa luôn hoạt động tốt. Hạn chế tinh bột có thể có lợi cho một số người. Thay vì loại bỏ tinh bột khỏi chế độ ăn uống, hãy cân nhắc chỉ ăn tinh bột vào bữa sáng và bữa trưa, đồng thời lưu ý đến khẩu phần nên ưu tiên protein, rau và trái cây.
5. Chọn ngũ cốc tinh chế thay vì ngũ cốc thô
Các chuyên gia đồng ý rằng ngũ cốc thô như yến mạch, mì ống nguyên cám và bánh mì đen là những lựa chọn tốt hơn nhiều so với các loại ngũ cốc tinh chế (như bánh mì trắng và mì ống) trong việc giữ vòng eo ở mức ổn định.
6. Ăn quá nhanh
Ăn nhanh không chỉ khiến bạn dễ dàng ăn quá nhiều, mà còn có thể khiến nuốt phải nhiều không khí – có thể góp phần gây đầy hơi.
Nên cố gắng dành ít nhất khoảng 20 phút cho bữa ăn. Điều này giúp dạ dày có thời gian để báo hiệu cho não bộ rằng bạn đã no, theo Eat this, not that .
Covid-19: Hội chứng “vắc xin hành” như dân mạng đặt tên có đáng ngại?
Nhiều người sợ sau tiêm vắc xin Covid-19 bị sốt cao trên 39 độ, người đang nóng như hòn than bỗng dưng lên cơn rét run đắp 3 chăn không đỡ. Hội chứng “vắc xin hành” như dân mạng đặt tên có đáng ngại?
Sau tiêm vắc xin Covid-19, nhiều người “cảnh báo” sẽ có một đêm “phê” vì sốt.
Rất nhiều người chia sẻ triệu chứng bản thân gặp phải sau 10-12 tiếng tiêm vắc xin, đầu tiên chỉ sốt hâm hấp, rồi leo vọt lên 39 độ, người đang nóng như hòn than bỗng lên cơn rét run, răng va vào nhau lập cập,”đắp 3 chăn” vẫn chưa đỡ sốt. Cư dân mạng nhiều người tếu táo đặt tên hội chứng “vắc xin hành”.
Thậm chí, nhiều người khi chuẩn bị tiêm vắc xin, đọc được những chia sẻ này tỏ ra lo sợ, trì hoãn, ngại đi tiêm.
Vậy việc sốt nóng, sốt lạnh sau tiêm vắc xin Covid-19 có nguy hiểm không?
PGS.TS Đào Xuân Cơ, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Tổng Thư ký Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam khẳng định: “Có người tiêm về cảm giác ớn lạnh, có người sốt 39-40 độ phải dùng thuốc hạ sốt, rồi đau nhức ê ẩm cánh tay tiêm. Đừng quá lo lắng, đó là triệu chứng thông thường sau tiêm vắc xin, không đáng ngại”.
Theo đó, PGS Cơ sau khi tiêm hãy uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, nước trái cây, nước oresol khi sốt cùng với thuốc hạ sốt paracetamol theo cân nặng nếu sốt trên 38,5 độ C. Sau tiêm 2-3 ngày tuyệt đối không uống bia rượu, hạn chế hoạt động nặng, hoạt động thể thao. Các phản ứng thông thường đó thường hết sau 1-2 ngày.
Trên thực tế, khi một số người chia sẻ triệu chứng “vắc xin hành” sau tiêm, thì cũng có rất nhiều người cho biết “không có cảm giác gì”, chỉ hơi đau vết tiêm.
PGS Cơ cho biết, đây cũng là điều hoàn toàn bình thường. “Hơn 30% người sau tiêm vắc xin Covid-19 không có triệu chứng đặc biệt, hoặc thoáng qua không nhận biết được”, PGS Cơ nói.
Theo PGS Cơ, việc tiêm vắc xin cùng với thực hiện 5K rất quan trọng để ngăn ngừa dịch Covid-19 lây truyền. Mục tiêu làm sao đạt trên 2/3 dân số tiêm vắc xin, đạt miễn dịch cộng đồng mới kiểm soát tốt nguy cơ dịch Covid-19.
“Trong bối cảnh toàn thế giới đang thiếu vắc xin, việc có được vắc xin tiêm đã là khó, làm sao tiêm vắc xin hiệu quả, an toàn là rất quan trọng. Vì thế, Bộ Y tế đã triển khai nhiều biện pháp đảm bảo tiêm đến đâu an toàn đến đó, mọi người khi thuộc nhóm đối tượng được tiêm vắc xin, nên đi khám để được tiêm theo chỉ định”, PGS Cơ khuyến cáo.
Ông cũng nhấn mạnh các tác dụng phụ khi đi tiêm vắc xin phần lớn là thông thường.
“Tất cả vắc xin bản chất là đưa chất lạ vào cơ thể. Vắc xin nào cũng có tỉ lệ nhất định về tác dụng phụ, tác dụng không mong muốn của vắc xin”, PGS Cơ nói.
Với vắc xin Covid-19 của AstraZeneca, hiện tại, tất cả các nước đều báo cáo tác dụng phụ không mong muốn, như biểu hiện sốt, đau mỏi người giống như triệu chứng cúm, đau mỏi, sưng nề tại chỗ tiêm. Đây là biểu hiện thông thường sau tiêm vắc xin, người dân ko nên quá lo lắng với các biểu hiện thông thường này.
Tuy nhiên, có một tỉ lệ nhỏ, tùy theo từng loại vắc xin, sau tiêm có thể có biểu hiện quan ngại: phản ứng dị ứng, có trường hợp biểu hiện phản vệ.
Hiện tại, những biểu hiện phản ứng dị ứng thông thường như nổi mề đay, ngứa nhưng không có biểu hiện khác như tụt huyết áp, khó thở, những triệu chứng này có thể khắc phục, điều trị, người dân có thể hỏi bác sĩ tư vấn.
Còn với phản ứng phụ nguy hiểm, như sốc phản vệ, đông m.áu rất hiếm xảy ra, cần theo dõi chặt sau tiêm. Việt Nam đều có hướng dẫn xử lý chi tiết, có chiến lược khám sàng lọc, tổ chức tiêm để phòng ngừa những nguy cơ này. Theo đó, tại các điểm tiêm đều có bác sĩ có kinh nghiệm về chuyên ngành hồi sức cấp cứu, có điều dưỡng được đào tạo chuyên ngành này để xử trí tại chỗ khi xảy ra tình huống.
Còn với phản ứng huyết khối có thể xảy đến 4 tuần sau tiêm, vì thế, người tiêm vắc xin cần chú ý theo dõi trong 28 ngày, nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường nên đến ngay cơ sở y tế.