Năm 2020 Việt Nam ghi nhận hơn 1700 ca mắc mới và gần 1000 trường hợp t.ử v.ong ung thư bàng quang.
Chuyên gia cảnh báo những triệu chứng cảnh báo nguy cơ ung thư bàng quang cần đến bệnh viện ngay.
Ung thư bàng quang thường có tiên lượng tốt nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, tổn thương nông tại bàng quang.
Bài Viết Liên Quan
- Lợi ích của một tuần ăn rau, tránh thịt
- Nhiều người nghiện ăn đồ cay nhưng 6 tác hại ‘khủng khiếp’ này là lời cảnh tỉnh
- Khám phá 5 loại ‘kháng sinh tự nhiên’ có sẵn trong căn bếp của bạn
Tuy nhiên, triệu chứng ung thư bàng quang thường rất khó nhận biết. Chuyên gia khuyến cáo mọi người “lắng nghe cơ thể”, nhận biết những dấu hiệu nhỏ, mơ hồ nhưng có thể cảnh báo bất thường để đi khám sớm, kịp thời phát hiện nguy cơ.
Theo đó, cần hết sức lưu ý khi xuất hiện các dấu hiệu sau:
– Mệt mỏi, gầy sút, chán ăn
– Tiểu m.áu là dấu hiệu thường gặp nhất. Tiểu m.áu từng đợt, tiểu m.áu đại thể, toàn bãi.
– Đau khi đi tiểu
– Tiểu rắt, tiểu khó, tiểu không tự chủ, nước tiểu sẫm màu: đây là những triệu chứng xuất hiện đầu tiên, do bàng quang bị kích thích hay bị giảm thể tích.
– Các triệu chứng của n.hiễm t.rùng đường tiểu, tắc nghẽn đường tiểu do u xâm lấn hay do cục m.áu đông.
Khi ở giai đoạn muộn của ung thư bàng quang, tế bào ung thư đã di căn xa, sẽ xuất hiện các biểu hiện sau:
– Đau hông lưng
– Đau trên xương mu
– Đau hạ vị
– Đau tầng sinh môn
– Đau xương
– Đau đầu
Các bác sĩ khuyến cáo, mỗi người cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể bài tiết, đào thải các độc tố; Cải thiện chế độ ăn uống, ăn các loại rau củ chứa nhiều chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa… Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe.
Tiểu ra m.áu ồ ạt, phát hiện ung thư bàng quang
Cụ ông 71 t.uổi đột ngột đi tiểu ra m.áu ào ạt, đến bệnh viện cấp cứu thì phát hiện ung thư bàng quang giai đoạn cuối.
Bác sĩ Nguyễn Vĩnh Bình, trưởng khoa Ngoại tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long, hai ngày trước cho biết bệnh nhân vốn hoàn toàn bình thường, không có chấn thương vùng bụng hay có can thiệp về đường tiểu.
Các bác sĩ tiến hành hồi sức, cầm m.áu cho bệnh nhân. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính phát hiện có khối u to (3,4×3,1×3 cm), chiếm gần một phần ba lòng bàng quang. Kết quả sinh thiết cho thấy bệnh nhân bị ung thư bàng quang xâm lấn đến lớp cơ bàng quang. Bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ bàng quang, sau đó tạo hình bàng quang mới bằng ruột non.
Các bác sĩ phẫu thuật cắt toàn bộ bàng quang chứa khối u và tạo hình bàng quang mới cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Sau gần 5 giờ phẫu thuật, các bác sĩ lấy toàn bộ bàng quang có chứa khối u và nạo các hạch xung quanh để làm giải phẫu bệnh. Ngoài ra, một đoạn ruột non dài khoảng 60 cm đã được cắt, cân chỉnh và tạo thành một bàng quang mới cho bệnh nhân.
Theo bác sĩ Bình, khối u không di căn, bệnh nhân không cần hóa trị. Sau chăm sóc hậu phẫu và làm quen cảm giác mắc tiểu với bàng quang mới, bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường mà không cần mang ống dẫn nào.
Trước đây, với các ca tương tự, khi chưa có kỹ thuật tạo hình bàng quang thay thế bằng ruột, bác sĩ sẽ phải mở hai niệu quản ra da. Theo đó, bệnh nhân phải mang bên người hai túi dẫn lưu niệu quản chứa chất thải, ảnh hưởng sinh hoạt và có nguy cơ n.hiễm t.rùng.
Hiện, nguyên nhân ung thư bàng quang chưa được xác định rõ, nhưng những người t.iền sử hút t.huốc l.á, tiếp xúc bức xạ, hóa chất được xem là có yếu tố nguy cơ cao.
Bác sĩ Bình khuyến cáo, để phòng tránh ung thư bàng quang, người dân cần bỏ hút t.huốc l.á, hạn chế tiếp xúc với hóa chất, uống nước đầy đủ, có chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ. Khi có các dấu hiệu như tiểu khó, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ, n.hiễm t.rùng đường tiết niệu, đặc biệt là tiểu ra m.áu… người bệnh cần đến bệnh viện khám sớm để phát hiện nguyên nhân và điều trị kịp thời.