Thời tiết thất thường những ngày qua đang khiến dịch cúm A, B tăng mạnh ở Hà Nội. Cùng với đó, ca mắc Covid-19 cũng đang tăng nhanh.
Nhiều trường hợp đồng mắc cúm A và Covid-19.
Điều trị cho bệnh nhân đồng nhiễm cúm A và SARS-CoV-2. Ảnh: BV Bệnh Nhiệt đới trung ương.
Các chuyên gia y tế phân tích, thời tiết giao mùa đông xuân và độ ẩm cao hiện đang là điều kiện thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn phát triển. Đây là nguyên nhân khiến số bệnh nhân mắc cúm A tăng cao trong thời gian gần đây. Đáng lo ngại, đã ghi nhận ca bệnh mắc đồng thời cả cúm A và SARS-CoV-2 khiến suy hô hấp rất nặng.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cho hay, đang điều trị bệnh nhân nam (66 t.uổi) nhập viện trong tình trạng suy hô hấp rất nặng. Trước đó, bệnh nhân bị sốt, ho, sau 3 ngày bệnh không đỡ đã được gia đình đưa đến bệnh viện thăm khám. Tại Khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân được xét nghiệm cho kết quả mắc cả cúm A và Covid-19. Do có bệnh nền tiểu đường nên bệnh nhân diễn biến nặng rất nhanh khi cùng lúc mắc cả hai bệnh truyền nhiễm.
BS Phạm Văn Phúc – Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương) cho biết: Hiện nay đang có sự kết hợp giữa các loại virus, như trường hợp bệnh nhân nói trên là sự kết hợp giữa SARS-CoV-2 và cúm A. Hay nói cách khác, bệnh nhân đồng nhiễm cả 2 loại virus này. Đây là một yếu tố thúc đẩy khiến tình trạng của bệnh nhân diễn biến rất nhanh, bệnh nhân nguy kịch chỉ sau 2 ngày. Hơn nữa, hai loại virus này đều tấn công vào đường hô hấp khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Hiện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 20 bệnh nhân cúm A nặng, phải thở máy; trong đó, có 8 bệnh nhân có bệnh lý nền.
Thực tế, dù không thường gặp, tuy nhiên, trên thế giới đã ghi nhận và có những nghiên cứu về tình trạng bệnh nhân đồng nhiễm cúm và SARS-CoV-2.
Trước đó, một nhóm chuyên gia các trường Đại học Edinburgh, Đại học Liverpool, Imperial College London và Đại học Leiden ở Hà Lan đã tiến hành xem xét dữ liệu của hơn 305.000 người điều trị tại bệnh viện ở Anh sau khi mắc Covid-19 từ tháng 2/2020 đến tháng 12/2021.
Kết quả xét nghiệm cho thấy, có 6.965 bệnh nhân mắc Covid-19 đồng nhiễm virus đường hô hấp. Trong đó 227 người nhiễm cùng lúc virus SARS-CoV-2 và virus cúm bị bệnh nghiêm trọng hơn so với nhóm còn lại. Cụ thể, người mắc đồng thời Covid-19 và cúm có nguy cơ bị bệnh nặng phải thở máy cao gấp 4 lần và nguy cơ t.ử v.ong cao gấp 2,4 lần so với người chỉ bị nhiễm một trong hai loại virus.
Đáng báo động hơn, trong bối cảnh hiện nay khi tại Việt Nam vẫn ghi nhận các ca bệnh mắc Covid-19, bên cạnh đó, số mắc cúm A cũng ghi nhận nhiều hơn.
PGS.TS Phạm Quang Thái – Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương) nêu thực trạng: Hiện hầu hết người dân nếu mắc Covid-19 cũng đều tự điều trị. Tuy nhiên, hậu quả Covid-19 vẫn rất đáng ngại với người cao t.uổi, người có bệnh nền, nhất là sau một thời gian đủ dài làm giảm hiệu quả bảo vệ của vaccine Covid-19. Trong khi đó, với các yếu tố gây bệnh cùng xuất hiện đồng thời thì nguy cơ đồng nhiễm là hiện hữu. Khi bị đồng nhiễm, tình trạng bệnh thường nặng hơn, khó điều trị hơn bởi cùng lúc chịu nhiều tác nhân gây bệnh. Điều này không chỉ xảy ra khi đồng mắc Covid-19 với cúm, mà còn cả với bệnh khác như sốt xuất huyết hay Adenovirus.
Để phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, trong đó có Covid-19 và cúm A, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, người dân không được chủ quan, lơ là và cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân như đeo khẩu trang tại các cơ sở y tế, trên các phương tiện công cộng và tại các địa điểm tập trung đông người; Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; súc miệng, họng bằng nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, giữ ấm cơ thể, tập luyện thể dục, thể thao, nâng cao thể trạng; Thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo an toàn thực phẩm trong g.iết mổ gia súc, gia cầm và chế biến các sản phẩm từ gia súc, gia cầm.
Theo BS Phạm Văn Phúc – Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương), hai đối tượng có nguy cơ cao diễn biến nặng khi mắc cúm A là t.rẻ e.m và người cao t.uổi có bệnh nền. Hiện chưa có bằng chứng khoa học về việc người đã mắc Covid-19, sau đó khi mắc cúm A sẽ gây ra triệu chứng nặng hơn; tuy nhiên nếu cùng thời điểm mắc cả hai bệnh là Covid- 19 và cúm A thì sẽ có nguy cơ tiến triển nặng.
Thói quen ăn thịt tái khiến người đàn ông nhiễm sán lợn
Người đàn ông 40 t.uổi ở Hà Nội có thói quen ăn thịt lợn luộc tái, tới lúc đi khám mới phát biện bị nhiễm sán lợn.
Bác sĩ Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, người đàn ông này có sở thích ăn đồ sống, tái, đặc biệt thịt lợn luộc lúc nào cũng phải còn màu hồng ở bên trong. Anh cho rằng, luộc thịt như vậy mới ngon, ngọt và giữ lại tối đa dưỡng chất.
Mới đây, người đàn ông xuất hiện dấu hiệu đau bụng âm ỉ vùng quanh rốn, kèm cảm giác châm chích, khó chịu ở vùng h.ậu m.ôn.
Người này đến bệnh viện thăm khám, kết quả kiểm tra cho thấy bị nhiễm sán dây lợn (sán lợn) trưởng thành.
Khi luộc thịt cần kiểm tra kỹ, đảm bảo thịt chín đều, không còn màu hồng. (Ảnh minh họa)
Theo bác sĩ Lê Văn Thiệu, thời gian vừa qua có nhiều bệnh nhân tới thăm khám vì nhiễm giun sán. Đáng chú ý, hầu hết các trường hợp này tự “rước bệnh vào người” vì thói quen thích ăn đồ sống, tái, không đảm bảo vệ sinh.
Thịt lợn luộc là một món ăn ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, nó có thể gây nguy cơ nhiễm sán nếu chưa được nấu chín hoàn toàn.
Sán lợn (hay còn gọi là sán heo, sán toán) là một loại sán trong họ Fasciolidae, phần lớn sống trong gan của lợn hoặc các loài động vật khác như gia súc.
Khi thịt lợn còn tái, nghĩa là chưa được nấu chín hoàn toàn, các dạng trứng và nang của sán lợn có thể vẫn tồn tại và lây lan vào cơ thể con người thông qua ăn uống.
Sán dây lợn là loại ký sinh trùng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Khi sán lợn xâm nhập vào cơ thể con người, chúng có thể di chuyển và sinh sống trong gan và túi mật, gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: viêm gan, viêm túi mật, sưng gan và giảm chức năng gan.
Các triệu chứng người bệnh khi nhiễm sán lợn như: mệt mỏi, đau thắt ngực, ăn không tiêu, và giảm cân đột ngột. Việc tiếp xúc với sán lợn còn có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa. Thậm chí sán lợn sẽ lặn xuống ruột non và gây ra viêm ruột, tiêu chảy và đau bụng nếu không được điều trị kịp thời.
Chuyên gia khuyến cáo, ngoài món thịt lợn luộc tái, nhiều món ăn khác như phở bò tái, bò tái nhúng lẩu, bò bít tết, nem chua đều tiềm ẩn nguy cơ.
Để phòng bệnh, người dân cần tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi. Với thịt lợn, khi luộc cần kiểm tra kỹ, đảm bảo chín đều, không còn màu hồng, mua sản phẩm từ nguồn đáng tin cậy, đã được kiểm tra và chứng nhận an toàn.