Hi hữu: Ngậm tăm cả khi ngủ, người đàn ông nuốt vào bụng, thủng tá tràng

Nam bệnh nhân đột ngột xuất hiện triệu chứng đau bụng, đi khám được các bác sĩ chỉ định phẫu thuật cấp cứu phát hiện cây tăm dài 5 cm, đ.âm t.hủng tá tràng tạo thành ổ viêm lớn.

Mới đây, anh N.T.T. (42 t.uổi, trú tại xã Xuân Du, huyện Như Thanh, Thanh Hóa) có t.iền sử khỏe mạnh, trước vào viện 1 ngày, xuất hiện đau bụng vùng quanh rốn và hố chậu phải, cơn đau tăng dần, không rõ nguyên nhân được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa điều trị.

hi huu ngam tam ca khi ngu nguoi dan ong nuot vao bung thung ta trang 92a 7073252

Hình ảnh dị vật que tăm dài 5 cm đ.âm t.hủng tá tràng của bệnh nhân.

Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp 1 đã thăm khám lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm thăm dò gồm siêu âm, chụp cắt lớp ổ bụng cho thấy hình ảnh thủng tá tràng D3, phản ứng viêm phúc mạc, kèm biểu hiện bụng chướng, đau bụng tăng dần. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã chỉ định mổ cấp cứu xử trí tổn thương.

Quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện ổ bụng có mủ tập trung vùng dưới gan và vùng quanh D3 tá tràng, kiểm tra D3 tá tràng phát hiện khối tổn thương dạng áp xe bên trong có dị vật là tăm tre dài 5cm đ.âm t.hủng tạo thành ổ viêm. Các bác sĩ tiến hành làm sạch ổ áp xe, lấy dị vật, xử trí tổn thương, lấy mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm giải phẫu bệnh, kết quả cho thấy viêm loét niêm mạc tá tràng mạn tính loạn sản độ thấp.

Sau phẫu thuật 1 ngày, sức khỏe bệnh nhân ổn định, phục hồi tốt, tình trạng n.hiễm t.rùng đã cải thiện, người bệnh có thể dậy đi lại và tập ăn được.

hi huu ngam tam ca khi ngu nguoi dan ong nuot vao bung thung ta trang ca2 7073252

BSCKII Lê Thanh Hoài thăm khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật.

BCSKII. Lê Thanh Hoài, Phó trưởng khoa Ngoại Tổng hợp 1, Trưởng kíp phẫu thuật cho biết, bệnh nhân T. có thói quen xỉa răng sau khi ăn cơm nhưng ngủ quên nên vô tình nuốt tăm vào bụng, tăm đ.âm t.hủng tá tràng và lâu ngày gây nên ổ áp xe nguy hiểm.

“Thủng tá tràng D3 do nuốt phải dị vật của bệnh nhân T. rất hiếm gặp. Việc xử trí tổn thương ở vùng này cũng rất khó khăn. Tá tràng D3 là vùng tập trung rất nhiều dịch mật như dịch ruột, dịch dạ dày, dịch tụy vậy nên biến chứng rò mật sau mổ rất lớn. Hơn nữa, dù đã chụp cắt lớp ổ bụng nhưng cũng không xác định được nguyên nhân thủng tá tràng do không nhìn thấy dị vật que tăm trên phim chụp”, BCSKII. Lê Thanh Hoài nói.

Qua ca bệnh nuốt phải tăm tre, bác sĩ khuyến cáo, người dân nên hết sức cẩn thận khi sử dụng tăm hàng ngày, không ngậm tăm đặc biệt là trước khi đi ngủ để tránh dẫn đến những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Mảnh xương đ.âm t.hủng ruột non bé 27 tháng t.uổi

Cháu bé 27 tháng xuất hiện đau bụng từng cơn vùng rốn, không bị nôn, sốt hay bí trung đại tiện.

Sau khi chụp vi tính cho thấy, cháu bé bị thủng ruột non do dị vật nhọn, dài 2,5cm, xuyên thủng thành đoạn cuối ruột non.

Đại diện Bệnh viện T.rẻ e.m Hải Phòng cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận, bệnh nhân nhi 27 tháng t.uổi được gia đình đưa vào cấp cứu. Qua chẩn đoán xác định, bệnh nhi bị thủng ruột do dị vật đường tiêu hóa.

Khai thác từ gia đình bệnh nhân được biết, cháu bé xuất hiện đau bụng từng cơn vùng rốn từ đêm 14/10, nhưng không bị nôn, sốt hay bí trung đại tiện. Sau đó gia đình đưa bệnh nhi đến khám tại Bệnh viện T.rẻ e.m Hải Phòng.

Qua thăm khám lâm sàng cho thấy bụng không chướng, nhưng khi nắn vùng hố chậu phải có phản ứng thành bụng, trên phim chụp X quang bụng không chuẩn bị không thấy hình ảnh cản quang bất thường. Nhận định đây có thể là trường hợp bụng ngoại khoa, nên trẻ được chỉ định chụp cắt lớp vi tính ổ bụng. Kết quả chụp vi tính cho thấy, cháu bé bị thủng ruột non do dị vật nhọn, dài 2,5cm, xuyên thủng thành đoạn cuối ruột non.

manh xuong dam thung ruot non be 27 thang tuoi f8a 7016237

Hình ảnh mảnh xương đ.âm t.hủng ruột non cháu bé 27 tháng t.uổi.

Trước tình trạng khẩn cấp, các bác sĩ Bệnh viện T.rẻ e.m Hải Phòng chỉ định mổ cấp cứu nội soi lấy dị vật và xử lý lỗ thủng ruột. Trong quá trình phẫu thuật, kíp mổ quan sát qua màn hình máy nội soi thấy dị vật là một mảnh xương chọc thủng qua thành ruột non đoạn cuối. Sau đó, kíp mổ tiến hành lấy dị vật ra khỏi thành ruột và khâu lại thành ruột bằng nội soi. Hiện tại, sau phẫu thuật, sức khỏe của bệnh nhi đã hồi phục, tiêu hóa lưu thông tốt.

Theo BS CKI Nguyễn Mạnh Toàn-Phó trưởng khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện T.rẻ e.m Hải Phòng: Hàng năm, khoa tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp bệnh nhân bị dị vật đường tiêu hoá là vật sắc nhọn gây thủng đường tiêu hóa, dẫn đến tình trạng viêm phúc mạc ổ bụng; trong đó thường gặp là thủng ruột non, thủng đại tràng, túi thừa Meckel và ruột thừa. Dị vật thường gặp gây thủng ruột là do tăm tre, xương cá, xương gà, đinh vít…

Trước sự việc trên, bác sĩ Bệnh viện T.rẻ e.m Hải Phòng khuyến cáo, mọi người cần cẩn trọng trong chăm sóc trẻ, nhất là khi cho bé ăn những thức ăn có xương; không cho trẻ ngậm các dị vật nguy hiểm như: tăm, vít, đồng xu, pin cúc. Trường hợp không may bị hóc, nuốt phải xương hoặc dị vật, người bệnh cần được đưa đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra, tư vấn, theo dõi và điều trị kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *