Theo Bộ Y tế, nhân viên y tế, người chăm sóc F0 tại nhà cần sử dụng một số đồ phòng hộ cá nhân như găng tay, khẩu trang, áo choàng chống dịch che kín người.
Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 4159/QĐ-BYT hướng dẫn lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch Covid-19. Các phương tiện phòng hộ tối thiểu được lựa chọn và sử dụng gồm:
– Găng tay: Gồm găng tay y tế (găng tay sạch hoặc vô khuẩn) tùy vào mức độ tiếp xúc với F0 hoặc F1, F2…, và găng tay vệ sinh.
– Khẩu trang: Khẩu trang y tế thông thường hoặc phòng nhiễm khuẩn và khẩu trang hiệu suất lọc cao (N95).
– Bộ trang phục phòng hộ cá nhân: Quần áo liền (có mũ) hoặc rời hoặc áo choàng chống dịch, dài che kín người. Bộ trang phục này phải được sản xuất từ vải không dệt, chống thấm, có khả năng bảo vệ chống vi sinh vật xâm nhập theo đường dịch, dễ sử dụng, thoáng mát.
– Tạp dề bán thấm: Vật liệu chống thấm, buộc dây hoặc đeo quanh cổ.
– Mũ: Che kín đầu, tóc, tai.
– Ủng bảo hộ: Dài quá bắp chân, dùng vật liệu có thể tái sử dụng.
– Bao giầy: Che phủ bàn chân, bắp chân có dây cố định tránh tuột và bao phủ được ống quần mặc bên trong. Bao giầy cũng phải là vật liệu bán thấm hoặc chống thấm.
– Tấm che mặt: Che hoàn toàn được hai bên tai và chiều dài khuôn mặt, làm bằng nhựa dẻo, trong, chống mờ do hơi nước, không làm biến dạng hình ảnh, cung cấp tầm nhìn tốt cho người dùng.
– Kính bảo hộ: Gồm gọng cài tai hoặc dây đeo sau đầu, phải trong suốt, ôm hết khuôn mắt hoặc che phủ hết mắt, hai bên thái dương.
Bài Viết Liên Quan
- Đường thốt nốt giàu dinh dưỡng, được bác sĩ khen hết lời
- Vì sao người từng mắc COVID-19 vẫn cần tiêm vaccine?
- Cây trứng cá và tác dụng chữa bệnh thần kỳ không phải ai cũng biết
Nhân viên y tế tại cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 phải đảm bảo đúng phương tiện phòng hộ. Ảnh minh họa: Chí Hùng .
Những người cần trang bị các vật dụng này gồm tất cả người làm ở các cơ sở khám, chữa bệnh; cơ sở thu dung, điều trị người nhiễm; cơ sở cách ly theo dõi người nhiễm hoặc nghi ngờ; theo dõi chăm sóc người nhiễm, nghi nhiễm tại nhà; các chốt trong khu vực cách ly, tổ Covid-19, khu vực lấy mẫu xét nghiệm, tiêm vaccine tại cộng đồng; khu vực nhập/xuất cảnh người, hàng hóa; vận chuyển người nhiễm, nghi ngờ nhiễm và liên quan trực tiếp người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm trong các hoạt động phòng, chống dịch khác.
Bộ Y tế cũng lưu ý phương tiện phòng hộ cá nhân chỉ hiệu quả khi áp dụng cùng với những biện pháp phòng ngừa lây nhiễm và kiểm soát nhiễm khuẩn khác.
Cơ quan này yêu cầu luôn có sẵn phương tiện phòng hộ cá nhân và được bảo quản đúng quy định. Kiểm tra số lượng hàng ngày để bảo đảm không thiếu phương tiện phòng hộ ngay cả trong tình huống khẩn cấp.
Nhân viên y tế phải được đào tạo kỹ về sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trước khi làm việc. Lựa chọn đúng chủng loại phương tiện theo từng tình huống công việc, kích cỡ phù hợp với người sử dụng.
Người sử dụng cần tuân thủ tuyệt đối quy trình mang và tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân. Tuyệt đối không mặc bộ trang phục phòng hộ khi ngủ, nghỉ, sinh hoạt, ăn uống. Không phun hóa chất khử khuẩn lên bề mặt trang phục trong bất kỳ tình huống nào và không tái sử dụng.
Không mặc bộ trang phục phụ cho người bệnh, người nhà bệnh nhân trong bất kỳ tình huống nào.
Đặc biệt, phương tiện phòng hộ cá nhân sau sử dụng là chất thải lây nhiễm, phải được thu gom và xử lý như chất thải lây nhiễm.
Bộ trang phục dạng liền, rời hoặc áo choàng chống dịch chỉ sử dụng một lần, thải bỏ ngay khi không còn làm việc hoặc ra khỏi khu vực có nguy cơ lây nhiễm. Khu vực mang và tháo bỏ phương tiện phòng hộ là riêng biệt. Xử lý tập trung bộ quần áo mặc trong bộ trang phục.
Làm thế nào để bảo vệ người cao t.uổi, mắc bệnh nền trong mùa dịch? Do nguy cơ diễn biến nặng của nhóm người này rất cao, gia đình cần đặc biệt lưu tâm bảo vệ họ và giữ liên lạc với nhân viên y tế.
Người dân đến điểm tiêm chủng vắc xin COVID-19 theo giờ hẹn để đảm bảo giãn cách
Tâm lý quá suốt ruột khiến nhiều người dân “quên” đi việc thực hiện 5K theo hướng dẫn của Bộ Y tế khi đi tiêm chủng điều này dẫn tới một số rủi ro, tiềm ẩn nguy cơ dễ làm lây lan và bùng phát dịch COVID-19 .
Hiện nay, tiêm vắc xin phòng COVID-19 được xác định là giải pháp căn cơ nhất để tạo miễn dịch trong cộng đồng góp phần đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.
Chính vì vậy, việc đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin COVID-19 để đảm bảo an toàn cho người dân là chủ trương và mong muốn của Chính phủ và toàn ngành y tế cũng như mong mỏi của người dân. Tuy nhiên, tâm lý quá suốt ruột khiến nhiều người dân “quên” đi việc thực hiện 5K theo hướng dẫn của Bộ Y tế khi đi tiêm chủng điều này dẫn tới một số rủi ro, tiềm ẩn nguy cơ dễ làm lây lan và bùng phát dịch
Huy động mọi nguồn lực để đẩy nhanh tiêm chủng
Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 lớn nhất trong lịch sử với mục tiêu sẽ tiêm 150 triệu mũi cho hơn 70% dân số Việt Nam đã chính thức được phát động vào ngày 10/7. Người dân có thể đăng ký tiêm vắc xin thông qua ứng dụng Sổ sức khoẻ điện tử của Bộ Thông tin – Truyền thông.
Người dân thực hiện đăng ký tiêm chủng vắc xin COVID-19
Chiến dịch tiêm chủng tổ chức tại các các cơ sở tiêm chủng đủ điều kiện ở tất cả các tuyến (tại các điểm tiêm chủng cố định và tiêm chủng lưu động). Để đáp ứng nhu cầu tiêm vắc xin phòng COVID-19 của người dân, nhiều đơn vị cũng đã được huy động tổng lực để thực hiện chiến dịch tiêm chủng. Cho tới nay, về cơ bản công tác tiêm chủng đang được thực hiện tốt, bài bản tại nhiều cơ sở.
Tại bệnh viện E, theo GS Lê Ngọc Thành – Giám đốc bệnh viện cho biết, việc triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 đã được bệnh viện này thực hiện từ ngày 13/05/2021 theo chủ trương của Bộ Y tế. Qua hơn 2 tháng triển khai, bệnh viện E đã thực hiện tiêm cho hàng chục ngàn người, công tác tổ chức triển khai tiêm đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc phòng chống dịch của Chính Phủ và yêu cầu của Bộ Y tế.
Đến thời điểm hiện tại, Bệnh viện E đã hoàn thành tốt yêu cầu triển khai đăng ký tiêm qua ứng dụng hồ điện tử App Hồ sơ sức khoẻ. Theo đó, 100% đối tượng được tiêm phải thực hiện khai báo thông tin tiêm chủng trước khi đến cơ sở y tế.
Người dân khi có lịch hẹn đăng ký tiêm sẽ phải thực hiện khai báo y tế bắt buộc trước khi lên phòng tiêm, đây là việc làm cần thiết để kịp thời phát hiện và sàng lọc các trường hợp không đủ điều kiện để tiêm ( F1, F2, người mới từ vùng dịch về…..), hạn chế tối đa việc lây nhiễm và dễ dàng khoanh vùng đối tượng nếu có phát sinh F1.
Cần sự phối hợp, hỗ trợ từ chính người dân
Dù vậy, do đây là lần đầu tổ chức chiến dịch tiêm chủng lớn nhất, cộng với tâm lý muốn tiêm nhanh của người dân nên vẫn còn tình trạng chen lấn ngoài ý muốn.
Do dịch bệnh COVID-19 đang lan truyền với tốc độ nhanh tại TP.Hồ Chí Minh và một số khu vực dẫn đến tâm lý lo lắng của nhiều người dân. Số lượng người dân có nhu cầu và đăng ký tiêm những ngày gần đây ngày càng gia tăng. Dù các bệnh viện cũng đã có kế hoạch chuẩn bị, sắp xếp, bố trí, vận dụng tối đa nguồn lực, nhân lực để phục vụ công tác tiêm vacxin cho người dân.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều sự khó khăn như ý thức người dân với tâm lý muốn đến sớm để tiêm mà không theo thời gian thông báo hay việc nhiều người hạn chế trong việc sử dụng QR để khai báo y tế dẫn đến việc phải hướng dẫn, giải quyết tại chỗ, gây ùn tắc tại khu vực Khai báo y tế bắt buộc.
Tại Bệnh viện E, rút kinh nghiệm từ sự việc nêu trên, GS Lê Ngọc Thành cho biết, Ban lãnh đạo bệnh viện đã họp khẩn để bổ sung 1 số giải pháp tăng cường cho chiến dịch tiêm chủng tại bệnh viện như: thực hiện phân luồng, bố trí khoa học hơn khu vực đón tiếp khai báo y tế, thuê thêm nhân viên bảo vệ giữ trật tự và điều tiết giãn cách phù hợp.
Để có thể cùng Chính phủ và cả nước thực hiện thành công chiến dịch tiêm chủng này giữa lúc dịch bệnh đang căng thẳng, nhiều chuyên gia ngành y tế khuyến cáo người dân bình tĩnh, nghiêm túc chấp hành, thực hiện khai báo chính xác thông tin, hướng dẫn của Bộ Y tế về việc đăng ký tiêm qua ứng dụng hồ điện tử App Hồ sơ sức khoẻ.
Khám sàng lọc cho người tiêm chủng để đảm bảo “tiêm đến đâu an toàn đến đó”
Đặc biệt đến bệnh viện theo đúng thời gian hẹn, phối hợp đúng theo hướng dẫn phân luồng của nhân viên y tế để công tác tiếp đón, triển khai tiêm được diễn ra hiệu quả, đảm bảo an toàn cộng đồng.
Sáng 24/7, Bộ Y tế cho biết trong ngày 23/7 có có 67.173 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 4.478.757 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 4.125.156 liều, tiêm mũi 2 là 353.601 liều.