Sức đề kháng được ví như “thành trì vững chắc” của cơ thể giúp phòng vệ và chống lại các tác nhân gây hại cho sức khỏe như virus, vi khuẩn.
Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện nên việc duy trì và nâng cao sức đề kháng cho trẻ là rất quan trọng.
Hiểu về tầm quan trọng của sức đề kháng đối với trẻ nhỏ
Sức đề kháng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình phát triển thể chất của trẻ, là “vũ khí” chống lại các virus, vi khuẩn hoặc tác nhân gây bệnh khác nhau giúp trẻ chống lại bệnh tật và khỏe mạnh hơn. Khi cơ thể bị virus tấn công, các tế bào miễn dịch như những người lính đi khắp cơ thể “tìm và t.iêu d.iệt” các tác nhân ngoại lai như là virus, vi khuẩn gây bệnh, đồng thời tạo ghi nhớ miễn dịch và kháng thể đặc hiệu để phòng ngừa tái nhiễm lần sau. Đề kháng khỏe cũng giúp trẻ phục hồi nhanh chóng sức khỏe nếu không may bị lây nhiễm bệnh.
Mặc dù vậy, không phải mẹ nào cũng biết cách để tăng sức đề kháng cho con đơn giản mà hiệu quả. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây và áp dụng ngay 4 nguyên tắc vàng được chuyên gia tư vấn để bé có sức đề kháng tốt, khỏe mạnh an toàn trong suốt mùa dịch.
Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch
Bài Viết Liên Quan
- Thích trộm “đồ trong” của cô gái hàng xóm, Phó Chủ tịch xã ở Sóc Trăng mắc bệnh gì?
- Ăn nhiều thịt, khả năng ‘yêu’ giảm
- Ngày hè nắng nóng, trẻ uống nước bao nhiêu là đủ?
Tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là biện pháp khoa học và phổ biến nhất để trẻ chủ động phòng bệnh hiệu quả bằng cách tạo ra kháng thể miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.
Khoảng 85%-95% trẻ được tiêm phòng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh. Để phòng bệnh, trẻ cần phải được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch, nếu trẻ không được tiêm phòng, tiêm không đầy đủ hoặc tiêm muộn sẽ rất nguy hiểm dẫn đến trẻ có nguy cơ cao bị mắc bệnh do không có miễn dịch bảo vệ.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, vitamin thiết yếu và lối sống lành mạnh
Chế độ dinh dưỡng và hệ miễn dịch của trẻ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Để bảo vệ và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ trong mùa dịch Covid-19, các bậc phụ huynh cần cho trẻ ăn uống lành mạnh, đa dạng các nhóm thực phẩm và đầy đủ theo nhu cầu khuyến nghị.
Trẻ sơ sinh nên được bú sữa mẹ hoàn toàn, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất và đầy đủ nhất cho trẻ. Đối với trẻ trên 6 tháng, cần bổ sung cho trẻ đầy đủ tinh bột, chất đạm, chất béo, các vitamin như vitamin A, C, D, E, vitamin nhóm B và các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, selen, magie và probiotics.
Ba mẹ cũng cần tập cho bé một lối sống lành mạnh: đảm bảo cho bé ngủ đủ giấc, đúng giờ; rèn luyện cơ thể thường xuyên; tắm nắng để hấp thụ vitamin D,…
Giữ vệ sinh sạch sẽ hàng ngày
Ba mẹ cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh trẻ, tiệt trùng và lau chùi thường xuyên vật dụng, đồ chơi của bé, những vị trí nhiều người chạm vào như tay nắm cửa,… bằng cồn hoặc dung dịch sát khuẩn để loại bỏ tối đa các loại virus, vi khuẩn bám vào. Đồng thời, nhắc nhở bé rửa tay thường xuyên, cho bé súc miệng bằng nước muối để làm sạch cổ họng.
Bổ sung các chất tăng cường miễn dịch
Bên cạnh đó, ba mẹ nên bổ sung các chất tăng cường miễn dịch cho con. Theo bác sĩ Nhi khoa Phí Văn Công: “Bổ sung cho trẻ các chất tăng cường hệ miễn dịch sẽ giúp tác động trực tiếp lên hệ thống miễn dịch của cơ thể bao gồm các tế bào miễn dịch và kháng thể. Trong nhóm này, Beta glucan được coi là nhóm chất có hiệu quả tăng cường miễn dịch mạnh nhất được biết đến hiện nay. Khi Beta glucan vào cơ thể sẽ làm gia tăng nhanh chóng số lượng của các tế bào miễn dịch đặc biệt và kích hoạt hệ thống kháng thể của hệ miễn dịch, đảm bảo cho chúng hoạt động tốt”.
Siro Kan ( tên cũ là siro Imunoglukan P4H) – sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng nhập khẩu từ châu Âu là sản lựa chọn hoàn hảo cho bé với thành phần chứa hàm lượng cao Beta (1.3/1.6) – D – Glucan từ nấm sò tự nhiên kết hợp vitamin C. Sản phẩm có 55 nghiên cứu lâm sàng trên 1491 trẻ nhỏ và được công bố trên 31 ấn phẩm chứng minh hiệu quả: Hỗ trợ tăng cường miễn dịch trực tiếp giúp tăng sức đề kháng trẻ nhỏ, giảm tới 50% các bệnh về đường hô hấp, tăng khả năng phòng bệnh, giảm số lần ốm và phục hồi nhanh chóng sức khỏe trẻ đang ốm. Siro Kan được phân phối và tin dùng tại hơn 20 quốc gia trên thế giới như Anh, Pháp, Đức,…
Bảo vệ con toàn diện với nền tảng đề kháng vững vàng cùng 4 phương pháp vàng, đừng quên áp dụng ngay ba mẹ nhé!
Loại chuối nào là lựa chọn hàng đầu cho người mắc bệnh gan?
Mỗi cơ quan, bộ phận trong cơ thể đều có một vai trò nhất định nhưng nếu tìm cơ quan phải làm việc vất vả bậc nhất phải kể tới gan.
Không chỉ có chức năng thanh lọc và thải độc cơ thể, gan còn tiêu hóa chất béo và lưu trữ khoáng chất, vitamin thiết yếu. Có thể thấy rằng, gan là một trong những cơ quan hoạt động tích cực nhất.
Tuy nhiên, sức khỏe của gan bị đe dọa bởi các yếu tố như:
– Ô nhiễm môi trường.
– Thực phẩm bẩn, có chứa hóa chất độc hại.
– Sử dụng rượu bia, chất kích thích.
– Viêm gan virus…
Gan là cơ quan thải độc nhưng nó lại dễ bị nhiễm độc dẫn tới tổn thương gan gây suy giảm chức năng gan và ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể nói chung. Bảo vệ gan hoạt động hiệu quả thực ra không hề khó. Bạn chỉ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng và lối sống hàng ngày.
Chế độ ăn bổ sung nhiều trái cây và rau củ được xem là phương pháp dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đặc biệt chế độ ăn uống cân bằng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong điều trị các bệnh về gan.
Chuối tiêu là một thức ăn thích hợp với mọi người, mọi lứa t.uổi, một loại quả ngon có nhiều chất dinh dưỡng rất cần thiết cho t.rẻ e.m, người cao t.uổi và những người bị bệnh gan.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong 100g chuối tiêu chín có: 74g nước, 1,5g protid, 0,4g axit hữu cơ, 22,4g glucid, 0,8g xenluloza, cung cấp được 100 calo, vượt xa các loại quả ngọt khác về cung cấp năng lượng. Ngoài ra, chuối chín còn có nhiều muối khoáng (canxi, photpho, sắt, đặc biệt là kali) và các vitamin (0,12mg caroten, 0,04mg vitamin B1, 0,05mg vitamin B2, 0,7mg vitamin P6, 6mg vitamin C,…) là những chất cần thiết cho cơ thể.
Đối với người mắc bệnh gan, chuối tiêu là một thức ăn rất thích hợp vì bệnh nhân rất cần chất glucid, đặc biệt là loại glucid dễ hấp thu để tăng cường dự trữ glycogen trong gan, bảo vệ gan chống lại các yếu tố gây nhiễm độc gan và ngăn cản sự thâm nhiễm mỡ ở gan.
Những nghiên cứu gần đây còn cho biết, chuối chín có vị trí quan trọng trong các chế độ ăn ít lipid, ăn kiêng muối và cho những người mắc gan nhiễm mỡ, có cholesterol cao trong m.áu, những người bị táo bón, tiêu hóa kém…
Tuy nhiên khi ăn chuối cũng cần chú ý rằng, calo bạn ăn từ chuối chín có nguồn gốc từ đường. Tiêu thụ quá mức khiến cơ thể khó kiểm soát lượng đường trong m.áu hơn.
Những người mắc các bệnh như t.iền tiểu đường và tiểu đường không nên ăn chuối chín quá mức. Những tình trạng này đòi hỏi người bệnh phải điều chỉnh lượng đường trong m.áu để tránh bệnh phát triển thành các tình trạng nguy hiểm đến tính mạng như đột quỵ, bệnh tim và thậm chí t.ử v.ong.
Lượng chuối được khuyến nghị hàng ngày là 1-3 quả chuối cỡ vừa. Đây được coi là một lượng vừa phải đối với hầu hết những người khỏe mạnh.