F0 quản lý tại nhà cần tự theo dõi sức khỏe hằng ngày, nếu thấy khó thở, thở nhanh, đau tức ngực thường xuyên, đau tăng khi hít sâu, mệt lả…
cần báo cơ quan y tế ngay để được cấp cứu, chuyển viện.
Trường hợp mắc Covid-19 nào sẽ được quản lý tại nhà?
Theo hướng dẫn tạm thời về quản lý bệnh nhân Covid-19 tại nhà Bộ Y tế vừa ban hành, để được quản lý tại nhà, bệnh nhân Covid-19 cần thỏa mãn 3 điều kiện sau.
Thứ nhất là người nhiễm không có triệu chứng lâm sàng, hoặc có song ở mức độ nhẹ: như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi.
Thứ 2, người bệnh không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu oxy, nhịp thở 20 lần/phút, SpO2 96% khi thở khí trời; không có thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào.
Thứ 3, cần đáp ứng tối thiểu một trong 2 tiêu chí sau:
– Đã tiêm đủ 2 mũi hoặc một mũi vắc xin phòng Covid-19 sau 14 ngày.
– Có đủ 3 yếu tố sau: T.rẻ e.m trên một t.uổi, người lớn
Bài Viết Liên Quan
- Quyết định ngoạn mục của bác sĩ giúp người phụ nữ thoát c.hết trước Tết
- Những nơi có nhiều vi khuẩn nhất trong nhà
- B.é g.ái 10 t.uổi sốc phản vệ độ 2 sau khi uống thuốc Augmentin
Ảnh minh họa: Mạnh Quân.
Những trường hợp này cũng cần có khả năng tự chăm sóc bản thân như ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh…; có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát và khi có tình trạng cấp cứu; có khả năng giao tiếp và sẵn có phương tiện liên lạc như điện thoại, máy tính…
Trường hợp người nhiễm COVID-19 không có khả năng tự chăm sóc, gia đình phải có người chăm sóc đáp ứng các tiêu chí của mục a, b ở trên. Nếu người nhiễm không tự chăm sóc, thì gia đình phải có người chăm sóc song cũng phải đáp ứng các tiêu chí trên.
Hướng dẫn F0 tự theo dõi sức khỏe, chế độ ăn uống, sinh hoạt
Cơ sở quản lý người bệnh Covid-19 tại nhà sẽ hướng dẫn người bệnh cách tự theo dõi sức khỏe, chế độ ăn uống, sinh hoạt, cách thực hiện cách ly y tế tại nhà.
Cụ thể:
Người bệnh sẽ được hướng dẫn tự theo dõi sức khỏe và điền thông tin vào phiếu theo dõi sức khỏe, 2 lần/ngày vào sáng và chiều hoặc khi có các dấu hiệu, triệu chứng cần chuyển viện cấp cứu, điều trị.
Người bệnh cần theo dõi các chỉ số về nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 (nếu có thể) và huyết áp (nếu có thể); các triệu chứng: mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài); ho ra m.áu, thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo. Các triệu chứng khác cũng cần lưu ý là đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ…
Hướng dẫn này cũng đưa ra 11 dấu hiệu người bệnh cần được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời. Khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây, người bệnh cần phải báo cáo ngay với cơ sở quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà; trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu,…
Cụ thể:
1. Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở t.rẻ e.m có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.
2. Nhịp thở
Người lớn: nhịp thở 21 lần/phút.
Trẻ từ một đến dưới 5 t.uổi: nhịp thở: 40 lần/phút.
Trẻ từ 5 đến dưới 12 t.uổi: nhịp thở: 30 lần/phút.
Lưu ý ở t.rẻ e.m: đếm đủ nhịp thở trong một phút khi trẻ nằm yên không khóc.
3. SpO2 95% (nếu có thể đo), khi phát hiện bất thường đo lại lần 2 sau 30 giây đến một phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo.
4. Mạch nhanh> 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút.
5. Huyết áp thấp: huyết áp tối đa
6. Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.
7. Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đ.ánh thức, co giật.
8. Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.
9. Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn (ở t.rẻ e.m). Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban…
10. Mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng…
11. Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người nhiễm Covid-19 mà thấy cần báo cơ sở y tế.
Về chế độ ăn uống, sinh hoạt ; người bệnh nên nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe); tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày; uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước; không bỏ bữa; tăng cường dinh dưỡng: ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả… và suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái.
Nhân viên của cơ sở quản lý người bệnh Covid-19 tại nhà có nhiệm vụ đến nhà người bệnh để hỗ trợ trực tiếp khi người bệnh có tình trạng cấp cứu hoặc khi không nhận được báo cáo về tình trạng sức khỏe của người bệnh và không liên lạc được với người bệnh hoặc người chăm sóc.
Đồng thời, họ cũng sẽ là người khám bệnh, kê đơn điều trị tại nhà; lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 (cho bệnh nhân vào ngày thứ 14 để chuẩn bị kết thúc thời gian cách ly tại nhà và cho người ở cùng nhà, người chăm sóc, có thể làm PCR hoặc test nhanh kháng nguyên), xử trí cấp cứu, chuyển viện. Theo đó, ngoài kê đơn cấp phát thuốc điều trị ngoại trú, họ cũng sẽ kê đơn, cấp phát thuốc điều trị triệu chứng sốt, ho.
Chẳng hạn, người lớn sốt> 38,5 độ C hoặc đau đầu, đau người nhiều thì uống mỗi lần một viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5g, có thể lặp lại mỗi 4-6h, ngày không quá 4 viên, uống oresol nếu uống kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước. T.rẻ e.m nếu sốt> 38,5 độ C cũng uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10- 15mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6h, ngày không quá 4 lần.
Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, đề nghị thông báo ngay cho cơ sở quản lý người bệnh Covid-19 tại nhà để phối hợp xử lý.
Có nên dùng máy theo dõi SpO2 tại nhà?
Máy theo dõi SpO2 cầm tay tiện dụng, nhỏ gọn, chỉ cần kẹp vào đầu ngón tay hoặc ngón chân là có thể đọc được kết quả tại nhà.
Tiến sĩ Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, cho biết chỉ số sinh tồn là dấu hiệu để nhận biết trạng thái sống còn của cơ thể con người. Ngoài 4 dấu hiệu là mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở luôn được theo dõi liên tục qua máy theo dõi người bệnh (monitor) thì dấu hiệu oxy hóa m.áu ngoại vi (SpO2) cũng được coi là một chỉ số sinh tồn quan trọng.
Thông thường, các máy theo dõi ở khác khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực, các Đơn vị chăm sóc đặc biệt có thể theo dõi được nhiều chỉ số sinh tồn nhưng đắt t.iền, khó vận chuyển, đòi hỏi nguồn điện ổn định nên không phù hợp cho các tuyến y tế cơ sở, các bệnh viện dã chiến, trên đường vận chuyển bệnh nhân hoặc sàng lọc bệnh nhân nặng trọng cộng đồng.
“Lúc này, máy theo dõi SpO2 cầm tay sẽ phát huy tác dụng”, bác sĩ nói.
Máy tiện dụng, nhỏ gọn, chạy bằng pin, chỉ cần kẹp vào đầu ngón tay hoặc ngón chân là có thể đọc được kết quả. Đầu dò SpO2 kẹp ở đầu ngón tay với bộ phận cảm biến ở mặt dưới đồng hồ để tính toán chỉ số SpO2 (%).
Các F0 không triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ được theo dõi tại nhà có thể sử dụng máy đo nồng độ oxy trong m.áu để theo dõi.
“SpO2 là chỉ số sống cơ bản đầu tiên trong theo dõi bệnh nhân nặng, nguy kịch, đặc biệt là các trường hợp suy hô hấp phải thở máy. Khi theo dõi các bệnh nhân mắc các bệnh lý hô hấp, đặc biệt là Covid-19, chỉ số SpO2 giúp bác sĩ tiên lượng mức độ nặng để xử trí hoặc chuyển người bệnh kịp thời đến đơn vị hồi sức”, bác sĩ Hoàng Công Tình nói.
Nếu chỉ số SpO2 thấp hơn 92%, bệnh nhân cần được hỗ trợ hô hấp, phải nhập viện và theo dõi sát diễn tiến tình trạng suy hô hấp. Trong trường hợp chỉ số SpO2 của bệnh nhân lớn hơn 92% nhưng có các biểu hiện suy hô hấp như khó thở nhiều, người lớn thở nhanh> 30 lần/phút, thở co kéo các cơ hô hấp phụ nhiều, vẫn cần được nhập viện để theo dõi và điều trị.
Một người khỏe mạnh bình thường, độ bão hòa oxy m.áu dao động trong khoảng 95-100%.